HỌC
ĐẠO ĐỂ TU
Mục đích của sự học Phật là để
tu, nhưng nếu có ai hỏi qua cách tu hành mà mình có tu qua biết
được nên chia sẻ cho
người khác cảm nhận hưởng ứng nhân rộng sự tu đến khắp cùng thiên
hạ. Trái lại, học không tu cứ lo o bế kiến thức, nghệ thuật nói
chuyện cho linh động, hay giỏi, để người ta nghe hiểu mà tu được thì
người nghe hay hơn người nói, còn nếu sắm tuồng hơn thua, cao thấp với
nhau, cái tuồng nầy giáo lý nhà Phật cũng như PGHH đều không có. Dạy
người ta diệt phiền não của sự nóng giận, còn lên án tánh nóng
giận sẽ thiêu đốt muôn công đức mà mình, hễ ai động tới thì nóng
đến độ lửa cháy mày.
Thưa chư huynh đệ! Tôi có ý nầy,
nói ra nếu như không vừa lòng xin quý vị thông cảm lượng thứ: Học
đạo chưa tu thì khoan hãy tính chuyện đi nói pháp cho người ta nghe.
Có tu mới biết được ích lợi của sự tu là gì, đừng để người đời
giễu cợt mình là hạng thích nói không thích làm, thích kêu người ta
đánh giặc mà mình bị giặc nó rược từ ngoài đường rược vô nhà, nó
đánh siểng niểng trong Ăn Mặc Ở,
Danh Lợi Tình… không trị chấm dứt giặc từ ngoài vào nó sẽ
rược tới chỗ ta cúng nguyện hay lúc ngồi thẳng lưng niệm Phật. Ông
Thanh Sĩ có câu:
“Giặc nào bằng thứ giặc lòng,
Lúc nào cũng đánh chớ không lúc
ngừng”.
Nên Ông kêu gọi huynh đệ tu hành
phải biết:
“ Ngày đêm phải tự mình suy gẩm
Ngăn gió trần cho lặng sóng tâm”.
Đức Thầy dạy thâm thúy hơn, khi ta
lỡ để giặc vào lòng thì:
“Phải gìn dục vọng lòng tà
Đừng chìu theo nó vậy mà hư thân”
Làm mới có ăn có để, nói không
làm thì hiện tại đói mà tương lai cũng đói. Hành đạo mới đạt mục
đích Đắc Đạo, Vãng Sanh Tây Phương chấm dứt luân hồi sanh tử chịu khổ,
chứ nói hoài tới già chết cũng không được mà làm như vậy chẳng hóa
ra học đạo để nói chơi cho vui sao? Người đời làm ăn tính tới mà làm
tới nữa thì sẽ mau giàu, tính tới làm không tới, đổ vốn ra nhiều
lấy lại không bao nhiêu, tính không tới mà làm tới, may mắn gặp thời
thì đỡ lên, bằng ngược lại, nhờ làm tới không đến đổi nghèo mạt.
Có khờ khạo về giáo lý mà siêng năng hành đạo, đạt đến chỗ sâu kín
trong tâm, không có văn chương chữ nghĩa nhiều, không nói được mà làm
được cũng hay vậy, quá hay nữa là khác.
Ông Nguyễn văn Bưởi độc thân tu
hành, tu hồi còn nhỏ tới lớn. Lúc trẻ nghe ở đâu có mở khóa dạy
đạo là tới xin nhập học, nhờ vậy mà thông minh nhứt xóm, nói chuyện
đạo lý bà con ai nghe cũng thích, người ta hồ hởi tu theo. Ông khuyên,
muốn trở thành người tu học tốt bà con đừng để mắt để tai vào
những chuyện không đâu cho rối trí, vọng duyên trần cảnh nhập tâm lâu
khó gở nó ra. Giống như bệnh cảm lâu ngày không trị thoát nó sẽ
nhập lý là vất vả với nó mà chậm nữa nó sẽ di căn lần lần đến
tử vong. Tu phải chuyên trì cúng nguyện hai buổi sớm chiều mỗi ngày
cho quen việc đạo, Phật Pháp gội rửa lòng phàm đến độ sạch hết cặn
cáo như Đức Thầy nói “Lóng sạch phàm tâm” mới chắc ăn, không chuyên
trì, tu cứ cái kiểu nay lở mai bồi, bồi rồi lại lở nữa, tâm bệnh
lúc đầu đã di căn, gượng không trả áo nhà chùa, vất giả suốt kiếp
mà chết chưa chắc đã siêu.
Ông nói văn vẻ nghe ngọt ngào, trôi
chải nhưng có người để ý thấy Ông bửa cúng bửa không. Hôm nọ một
đồng đạo trong xóm cách vài căn nhà, lúc sáng gặp phải chuyện rắc
rối muốn đến nhờ Ông đạo Bưởi gở rối. Anh cúng chiều sớm hơn mọi
lúc, Trời vừa tối là xong cữ công phu, thả sang nhà Ông Bưởi để hỏi
vài câu. Ông Bưởi cất nhà sâu trong, xa đường, im vắng, thêm Ông trang
trí hoa kiểng trước sân, tối đến là quang cảnh âm u như trong rừng rậm,
chẳng mấy ai tìm tới. Hôm đó đài truyền hình có chiếu phim hay, Ông
lo làm chút công chuyện chưa xong thì tới giờ phim, nôn nả xem phim
không kịp buộc cửa rào sân nhà, tưởng đêm tối không ai vào con đường
hoang vắng nầy, mái hàng ba trước có treo bóng đèn Ca Na áo đỏ, ửng
như cục than đốt, hương khói giờ nầy là giờ cao điểm mà lạnh tanh
lại nghe trong nhà nói chuyện yêu đương tình tứ rộn ràng. Người hàng
xóm đi nhè nhẹ lên chiếc cầu nhà sàn gổ, cửa chính chỉ mở một nửa
đủ để khách thấy trên các ngôi thờ trong nhà không có khói hương mà
Ông Bưởi thì đang ngồi xem phim tình tứ lãng mạng. Thấy rõ ràng anh
hàng xóm lặng lẽ lui ra, nhưng Ông không về nhà, bực tức mà sập sận
trước đường từ nhà anh đến nhà Ông Bưởi, chờ mãn giờ phim lén xem
Ông Bưởi có cúng lệ chiều muộn không. Kết cuộc thấy Ông Bưởi không
mặc áo choàng cúng, có cái quần dài với chiếc áo thun là đốt nhang
được, xá vài xá cậm xuống lư hương, xong.
Chuyện như vậy một người biết đồn
ra cả xóm đều hay. Đồng đạo Bưởi thần tượng hôm nào giờ người ta
không còn hân hoan chào đón Ông nữa. Một số người chưa tin Ông Bưởi bỏ
cúng xem phim là sự thật để họ âm thầm theo dõi do đó mà phát hiện
trong Ông có nhiều bệnh chướng khác. Một hôm tình cờ thôi, có người
thấy cô bán số đuôi từ trong nhà Ông Bưởi đi ra người ấy thấy vậy
chận hỏi: Ông Bưởi đánh con gì với con gì? Cô bán số lòng không nghĩ
ngợi, đáp: Chú đánh tréo con 58 – 85.
Ông Bưởi sau nhà trồng nhiều chuối,
bán có tiền lắm, ăn xài hà tiện dành tiền đánh số. Mấy anh em kiếm
thuốc nam từ xa đến, luồn lách trong các khu vườn cây tạp, vườn cây ăn
trái, thấy vườn chuối của Ông có hai giề hắc sửu dây nhợ to to anh em
ai cũng mừng hô nhau mà guộng sạch. Quý vị thường đi kiếm thuốc thì
biết, hắc sử là cỏ hoang, sợ không có công mà phá chứ ai lại trồng.
Làm một việc nhứt cử lưởng tiện, có thuốc độ bệnh cho bà con mà
vệ sinh sạch vườn người ta mang ơn bưng nước ra cho uống là khác. Ông
Bưởi hay hai dây hắc sửu bị chặt là liền ra vườn, không phải bưng
nước bưng nôi gì cho mà mừng, Ông bưng ra nguyên cái thúng lửa quăng
vãi:
Mấy chú chặt thuốc trong vườn tôi
sao không hỏi tôi một tiếng?
Lần đầu bị vậy nên không ai đoán
trước tìm câu trả lời, người nầy nhìn người kia mà ai cũng ngậm
miệng, Ông Bưởi nói tiếp:
Hai dây Sắc Sửu nầy ra đọt cho tôi hái
luộc chấm nước tương nuôi sống hằng bửa, mấy chú chặt gốc thế nầy
còn đâu… Làm kiểu ngang ngược vậy mà nói đi từ thiện sao?
Dạ, chúng tôi rất tiếc, xin lỗi Ông
anh!
Kết một số chuyện về Ông Bưởi
người ta thấy Ông mắc phải nhược điểm nói hay mà làm dở, Đức Thầy
có câu:
“Nhiều người kinh sử lảu thông
Mà không sửa tánh bởi lòng còn
mê”.
Ở cận xóm có Anh Lê văn Cam trước
đây đi học một khóa đạo cho biết rồi lo hành đạo. Sau ban Phổ Thông
Giáo Lý Trung Ương vì BTS địa phương yêu cầu cho mở khóa dạy đạo tại
địa phương mình, BTS có mời anh vào danh sách học viên, anh Cam từ
chối với lý do là học một khóa trước anh đã nắm được phần căn bản
giáo lý, đủ để tu vậy.
Anh Cam nắm được căn bản giáo lý
là sự thật nhưng kêu dạy lại thì anh nói chuyện nghe tạm được chứ không
văn vẻ, ý nhiều mà lời ít, gói gọn quá nên người ta không lãnh hội
được, chê anh dở hơn Ông Bưởi. Nhưng anh Cam có quyết tâm, học biết thì
phải hành, anh thường tâm sự với đồng đạo: hành mới đưa mình tới
mục tiêu “thoát luân chuyển khỏi đeo khổ tử”. Vào công phu của hai
thời khóa mỗi ngày, mặc chiếc áo choàng dà là tư tưởng châm chú
vào sự cúng nguyện, không để chạy lung tung chuyện nầy chuyện nọ. Anh
tuy có gia đình con vợ nhưng tánh tình cởi mở dễ hay tha thứ nên có
đức mà gia đình đầm ấm. Dạy dỗ là lời khuyên chứ không cấm đoán,
bắt buộc. Anh khuyên vợ con nên tu tâm dưỡng tánh, đi chơi không có ích,
bằng như không tu được, có hát ca nhảy nhót làm ơn tránh giùm hai
thời cúng nguyện sớm chiều. Giờ nầy là giờ Phật ghi công, máy hát
vặn quá lớn tiếng ồn ào chẳng những tôi mà các nhà bên cạnh nghe
người ta động tâm mất chánh niệm thì Phật đâu có ghi công cho, người
làm ồn phải chịu trách nhiệm gián tiếp.
Cách giải thích của anh không dài
dòng, vợ con anh nghe thấm ý không hát xướng những giờ cao điểm đó
nữa. Anh khuyên vợ con đừng chơi cờ bạc, số đuôi, vợ con anh vâng vâng
dạ dạ. Đánh bài thì ngửa mặt quá không dễ dấu được đành phải chấm
dứt, nhưng số đuôi chơi kín đáo hơn, đàng nói đàng ghi tít tắc là
xong, chị ta còn ghiền chơi, lén lút chưa bỏ hẳng.
Thế rồi chị Cam
trúng sổ hai mươi đồng bạc xác, mười đồng trúng bảy trăm, như vậy số
tiền lên đến 140.000. Ở vào thời điểm nầy 1971 tiền trúng số nói
trên gần đủ mua chiếc máy cày SÔ Me Ca 850. Chị Cam nghĩ dại, tưởng
chồng mình sợ thua riết mà nghèo, khuyên đừng chơi số nhưng nay mình
đã ăn lớn, hay được chắc anh ấy cũng mừng, cứ để thầu số đến nhà
chung tự nhiên. Không mừng đâu! Anh Cam hay được, không nói nặng nhẹ vì
bà xã, chỉ nói với bà câu nhỏ nhẹ nầy: Từ nay tiền trúng số bà ăn
sắm gì là tùy ý, chúng ta ở chung nhưng ăn cơm riêng, bà mua ăn cho
bà, đừng mua vì cho tôi. Chị Cam đành phải đi nan nỉ bạn bè thân
thiết của anh ấy đến để chứng kiến từ nay chị thề là không đánh số
nữa nhưng Anh Cam không tin vì chị ta đã vâng vâng dạ dạ mấy lần. Sau
cùng chị phải đem tiền trúng số ra bố thí, làm đường, cất cầu,
giúp đỡ nhà nghèo, những người ăn xin, tàn tật…
Đối bà con trong xóm, Anh Cam nghe ai
có bệnh thì tới thăm, ai đói khổ nghèo ngặt là tìm cách giúp, gở
rối ít nhiều, nhân đó khuyên bà con ăn chay niệm Phật, thường nên
nguyện vái các đấng từ bi gia hộ cho đời sống bớt tội, khổ. Nhà
nhơn lúc rảnh việc đừng tín chuyện vui chơi, lo mà niệm Phật cho kịp
để lỡ thần chết xảy đến bất chừng có Phật trong lòng thì tử thần
cũng không dám dắt xuống âm ty phạt tội.
Có lần nọ, Anh Cam hăng độ thế nào
không biết anh thuyết trình trong bàn tròn qua đề tài tu và học: Sanh
ra và lớn lên không biết đạo thì nên tìm cách học đạo cho mở mang
trí óc. Trí óc mở mang chánh tà đều biết, phải quấy nhận ra giờ lo
tu qua sự học biết của mình, truyền bá chánh Pháp là điều nên
khuyến khích, nhưng người truyền bá phải có căn bản đạo đức nói đi
đôi với làm nữa mới được. Rồi anh kể câu chuyện “Nhà Triết Học Cùng
Anh Lái Đò”
Hôm sáng nọ nhà triết học đến bến
gọi đò sang sông, anh chèo đò vừa nại máy chèo cho thuyền lui bến,
trông dưới đò có vài người khách sang trọng làm nhà triết học cao
hứng buông đại một câu vớ vẩn:
Anh chèo đò ơi! Làm việc chỡ khách
anh có rảnh thời giờ để đọc một quyển nhứt của Kinh Vệ Đà không?
Dạ, tôi sanh ra trong nghèo khổ _ tên
chèo đò nói _ không có đi học để biết chữ nữa lựa là Kinh kệ vì
đó mà Ông hỏi.
Nghe xong nhà triết học buộc miệng:
Thế là anh đã chết một phần ba
của cuộc đời anh rồi.
Anh chèo đò nghe chê cũng mặc kệ
cứ lo mà chèo. Chừng như không nói thì buồn miệng, nhà triết học
hỏi tiếp một câu vớ vẩn hơn nữa:
Không đọc được quyển Kinh Vệ Đà thứ
nhứt, anh có đọc quyển thứ hai không?
Không! _ anh chèo đò trả lời vắn
ngủng
Thế là anh đã chết hai phần ba của
cuộc đời anh rồi.
Thuyền ra giữa sông bổng gió luồn
đưa tới đẩy nước thành lượn sóng to. Những khách đã quen nhìn sóng và
họ là người ở xứ có sông nên ai cũng biết bơi lội giỏi, không lộ vẻ
sợ hải, riêng nhà triết học thì quá sợ hết còn nói năng gì được. Thấy
vẻ hoảng sợ của Ông ta anh lái đò hỏi nhà triết học một câu nhẹ
nhàng thôi:
Anh hỏi tôi hai câu: có đọc được
Kinh Vệ Đà quyển nhứt quyển nhì không và tự chấm điểm phê bình tôi
chết một phần ba hai phần ba cuộc đời, giờ tôi chỉ hỏi anh một câu
thôi: Anh có biết bơi lội không?
Không biết.
Nếu vậy anh sẽ chết hết cuộc đời
của anh đó!
Xét qua hai chuyện kể trên chuyện
về Anh Cam và chuyện Anh Cam kể trong đề thuyết trình, ta thấy đồng đạo
Cam đúng là mẫu người học đạo để tu.
8/10/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét