NGẠI
DÙNG TỪ TU SĨ
- Thưa chú tư! Tiếp chuyện với chú con cảm
nhận có sự thoải mái về lý lẽ đạo đức, nhưng có điều con không
hiểu, chú dùng từ tu độc thân thì nhiều không nghe chú đề cập đến
danh từ tu sĩ ?
- Cháu nghi đúng lắm! Vì giáo lý, giáo điều
của PGHH chưa thấy có câu nào đề tu sĩ, toàn thể trong đạo với chỉ
dấu chung là “tại gia cư sĩ” do đó mà tôi ngại dùng. Ngại dùng chứ
không phải tuyệt đối không dùng, cẩn
thận để không lầm khi người tu độc thân chưa đũ chứng minh là một tu
sĩ.
Vấn đề nầy cần nhiều bàn bạc, chúng ta để
nó phần sau cuộc trò chuyện nếu có thể được, hoặc dịp khác vậy.
Trước hết, muốn bàn về tên gọi tu sĩ ta nên hiểu nghĩa tu sĩ là gì.
Tu: sửa, sĩ: người có học thức, học sĩ. Tu
Sĩ là những người có sự nghiệp chuyên tu học. Theo cách nhìn của tôn
giáo, tu sĩ là người học để sửa mình, sửa người. Xưa lúc Đức Phật
Tích Ca chưa thành đạo, Ngài có tên là Cồ Đàm, người ta gọi ngài là
tu sĩ Cồ Đàm. Qua sáu năm khổ hạnh trong núi tuyết là để sửa mình
(tự độ), thành công trong việc sửa mình thì mới đi sửa người (độ
tha), những người Ngài sửa trước hết là nhóm Kiều Trần Như. Sau nầy
các đệ tử của Ngài cũng được gọi là tu sĩ.
Trước xa, PGHH các vị lão thành trong giới tu
độc thân như những Ông Lê văn Khuyên (hai Khuyên) Nguyễn văn Dứt (bảy
Dứt) Nguyễn Anh Kiệt ( út Kiệt, Như Quang) Võ văn Sanh (hai Như Sanh)
Thái văn Tường (tám Tường) Bùi văn Ưởng (bảy Ưởng)… những vị xứng
đáng, tôi có kêu các vị là tu sĩ hoài hoài cũng không ngại.
Danh từ tu sĩ có trong Phật Giáo Hòa Hảo từ
lúc nào?
Trước kia trung ương giáo hội PGHH không đồng ý
có tu sĩ bởi căn cứ theo cụm từ “Toàn thể trong đạo” nó thuộc về
tất cả không có ngoại trừ đều là “tại gia cư sĩ Học Phật Tu Nhân”, nhưng
sau nầy do tình thế đã đến lúc cần có tu sĩ trong tôn giáo và các
vị lãnh đạo trung ương giáo hội muốn cho PGHH phát triển vượt lên cần
phải đề ra hạng mục tu sĩ để tích cực công tác giáo sự, nhứt là
công tác truyền bá giáo lý. Sau nầy nhà nước Việt Nam Cộng Hòa có
cho phép các tôn giáo thành lập ban tuyên úy, nối hệ thống hàng dọc
với nha tuyên úy nhà nước. Ban nầy chăm sóc người có đạo, nhà tu
hành bị đi quân dịch nằm trong hàng ngũ quân đội thì được làm công
việc đạo trong quân đội. Những chức sắc nhà tu hành trong tôn giáo
còn là công dân tự do thì nha tuyên úy chờ danh sách của trung ương
giáo hội gởi đến, những tu sĩ cốt cán trong guồng máy giáo hội sẽ
được thiếu tướng giám đốc Nha Động Viên Ông Bùi đình Đạm cấp giấy
hoãn, miễn quân dịch cho đương sự có tên vì lý do tôn giáo. Lúc nầy
tôi cũng có giấy hoãn dịch do trung ương giáo hội PGHH cấp tạm, chứng
minh sau khi đã nộp danh sách xin hoãn dịch đến Nha Động Viên. Từ đó
giáo hội, những hạng tu độc thân sinh hoạt từ trung ương đến hạ tầng
cơ sở mới được hưởng cái tên gọi tu sĩ một cách danh chánh ngôn
thuận.
Hiện nay, người tu độc thân trong PGHH rất
nhiều và mỗi lúc mỗi phát triển số nhơn. Phần đông có hạnh đức của
tu sĩ nhưng cũng một phần không ít khác ở độ tuổi trẻ, không qua đào
tạo học và tu, bề dày hành đạo cũng không, hạnh nết chưa nghiêm, nói
năng đổ tháo, ứng sử vì mình hơn vì người khác mà kêu là tu sĩ thì
là quá nhẹ thể các chú các bác như đã kể. Có cháu dùng chay kết
duyên làm đạo không bao lâu mà đi đâu cũng khoe là tu sĩ. Tưởng sao,
chưa đầy một năm leo núi thì lại xuống núi.
Nói tóm lại, sự cân nhắc, cẩn
thận của tôi bởi Đức Thầy không đặt để trong đạo của Ngài có hàng
tu sĩ.
- Nếu vậy, thưa chú, giáo hội tự
đặt ra hạng mục Tu Sĩ trong PGHH là bày vẽ thêm thắc, mất đi tính
nguyên thỉ của đạo có phạm lỗi không?
- Điều lo ngại của cháu là đúng
nhưng các Ông huynh ta ở địa vị trung ương giáo hội dám làm vậy tôi
chắc người ta tính ra rồi. Họ cũng cẩn thận lắm chớ không buông lung
đâu.
- Vấn đề không có làm cho có mà
nói cẩn thận thì cháu xin lỗi chú cho cháu nói một câu: chỉ là lý
luận biện hộ cho suôn chuyện. Cháu cần gì đó để chứng minh một cách
cụ thể; theo như chú thì chú nói gì trong khi cháu cần cụ thể?
- Tôi nói với cháu các vị ấy cẩn
thận không phải để biện hộ cho các vị trong ban trị sự trung ương về
chuyện không có làm cho có. Còn hỏi tôi chứng minh cụ thể hả, trong
bài viết “LỜI ỦY NHIỆM CHO CÁC BAN TRỊ SỰ TỈNH BỘ” được gởi đi từ
Sài Gòn ngày 21 tháng 4- 1945 dl, tổng cộng có 16 điều, điều thứ 12
nói như vầy “ Kẻ nào xét coi những việc gì có ích lợi chung trong
đạo, mà không có trái với luật nhà nước, không náo động nhơn tâm, cả
ban trị sự đồng ý, thì được tùy tiện bổ cứu thi hành”.
Tạm thời ta khoan hãy nói “Những
việc gì có lợi ích chung trong đạo mà bàn vế kế tiếp: Có trái với
luật nhà nước hiện hành không? Có làm náo động nhơm tâm không? Cả ban
trị sự đồng ý là chắc. Nếu không trái luật nhà nước, không náo
động nhơm tâm mà ban trị sự lại đồng ý thì “Tùy tiện bố cứu thi
hành” là đúng.
- Cám ơn chú đã đọc cho cháu nghe
những lời trích dẫn, và xin lỗi chú về sự biện luận của cháu khi
nảy.
- Không có gì! Như cháu biết, điều nầy cũng
không phải là giới cấm thì ta có thể dùng được nhưng dùng đâu thì
phải ăn chắc đó.
- Cháu đồng ý lời nói của chú: điều nầy
không phải là giới cấm thì ta có thể dùng được, nhưng dùng đâu thì
phải chắc ăn đó, nó không chỉ cẩn thận thôi mà còn hết sức là kỷ
lưởng nhưng nếu chú có lời giải thích nữa thì hay hơn.
- Lại Yêu cầu giải thích?
- Vâng!
Ví như con cái trong nhà mà hiếu thảo, những
điều cha mẹ cấm là tuyệt đối không làm, những điều không cấm không
bảo thì ta có thể tùy trường hợp và so đo sự tốt xấu mà đi đến
quyết định làm hay không làm. Không cấm những điều có thể dẫn đến
ảnh hưởng xấu mà ta tự cấm để không phạm xấu là không trái ý Đức
Thầy, không bảo làm điều phải nào đó mà tự ta làm phải dẫn đến
ảnh hưởng tốt, Đức Thầy sẽ khen chớ không chê trách: sao Thầy không
dạy mà con làm? Điều nầy ta có thể tự hào khi đọc qua lời dạy của
Đức Thầy:
“ Ai biết tri việc phải cứ làm,
Sau mới biết ai phàm ai thánh thánh”.
Lúc nảy tôi nói người trẻ tuổi độc thân chưa
đầy một năm tu mà xưng là tu sĩ, không phải tôi có ý so đo người mới
tu không bằng người tu lâu. Tôi muốn nói là học hạnh và sự nhạy cảm
của phương diện tình cảm, độ nhại cảm của tuổi trẻ sanh ra đã có
sẵn giống từ kiếp trước, lớn lên chưa được thay đổi bởi chánh tư duy
hay chánh niệm thì tà tư duy hay là tà niệm vẫn còn có cơ hội làm
chủ lâu. Tuổi trẻ con đường hôn nhân còn dài lắm mà nói là tu sĩ
liệu có quá sớm không? Hãy đọc kỷ lời Đức Thầy đễ chiêm nghiệm:
“ Trần với thế nó hay kiêu ngạo
Các nhà sư hãy rán sửa mình.
Nếu xuất gia ngũ giới rán gìn,
Tu chơn chánh mới không hổ tiếng”.
Nhà sư cũng là tu sĩ, khi đã là tu sĩ thì
rán sửa mình “Tu chơn chánh mới không hổ tiếng”. Hổ tiếng tức là hổ
mang tiếng không chơn chánh. Bởi lý do đó mà tôi rất ngại dùng từ tu
sĩ đối với các em cháu tuổi trẻ tu hành. Các cháu đây cũng tuổi
trẻ, gặp phải sự cẩn thận ngại ngùng của tôi mong được các cháu
thông cảm. Nói thật lòng, tôi thèm kêu các em cháu là tu sĩ lắm, bởi
trong tôn giáo mà nhiều tu sĩ tất nhiên nhiều người cốt cán có khả
năng về học Phật, đức hạnh sẽ tự giới thiệu là một tôn giáo có
tiêu chuẩn cao về sự tự độ và tha độ.
Những em cháu chưa bước qua cửa điều ngự dục
vọng, kiểm soát cái tâm, hãy chậm làm tu sĩ một tý đi! Thật tu mới tự cứu chớ danh tu thôi là không cứu
được mình; mình không cứu được thì đừng trông cứu ai. Các em
cháu tìm đến đây học hỏi đạo, nói thật tuổi tác tôi giờ cũng gần
thất thập cổ lai hy, nhưng nếu có ai kêu tôi là tu sĩ, dù không từ
chối nhưng cũng thẹn đỏ mặt. Bởi trong ý
thức của tôi, tu sĩ không phải là danh từ để chuốc ngót, gọi vui chơi
mà nó là biểu hiện chính xác sự cao đẹp của tôn giáo.
Dựa vào câu “tu chơn chánh mới không hổ tiếng”.
Hổ tiếng mà Đức Thầy đem dùng ở đây theo tôi nghĩ, chỉ vào người đã
mang tiếng là nhà tu mà hành sử không đúng tiêu hướng Phật Giáo,
không trong sạch hóa bản thân và tấm lòng thì ngầu đục trước bao sự
lối cuốn cảm nhiễm dại tà. Chỉ đặt trước vấn đề diệt vọng trừ ác
cho chính bản thân còn có khi thắng khi thua, muốn niệm Phật đúng
phép để cầu sanh Tịnh Độ mà độ thắng thua còn phân hai thì lúc ta
thua liệu các thứ vọng động có cho ta dễ dàng Niệm Phật đúng phép
không? Có những đồng đạo bệnh đến độ mùi mẩn, thấy cái chết kế
một bên sợ quên niệm Phật mà đi là uổng kiếp, thân nhân mới nhắc nhở
niệm Phật mà vì bấy lâu tu, vọng không diệt, ác không trừ bây giờ nó
đã bành trướng ra đó, nhắc niệm Phật là bổn phận chớ không dễ dầu
vì niệm được với bọn bành trướng ấy đâu.
Tôi nói đây là thắng với thua ở độ phân hai,
ngang cơ còn hiểm nghèo như vậy, huống gặp người tu kém hành đạo, hồi nào giờ vọng động cứ để y thinh, làm ác cũng
để y thinh, là quá dưới cơ với quân phiền não, đạo thấp thiệt là
thấp, vọng niệm chúng sanh lúc nào cũng phủ chụp mất tầng số niệm
Phật, lúc ăn thua chớp nhoáng mà ở đó rà đài sao? Hãy để y tầng số
niệm Phật đừng vặn trịch đâu, tắt thì thôi mở ra là có liền Nam Mô A
Di Đà Phật không phải đợi rà đài lâu mới vô được.
Với người tu sĩ xứng tiếng, diệt vọng trừ
ác là bước khởi đầu, mục tiêu phải đi tới là “Xóa tan các làn sóng
thị dục lôi cuốn vào những nẽo tà, tâm ta chẳng còn xao động, trí ta
tỏ rạng như trăng rằm, một màu sáng suốt không nhiễm ô cảnh ngoại…”
Đức Thầy khuyến dạy:
“Mình vàng thái tử ngôi còn bỏ,
Vóc ngọc đông cung tước phế liền.
Xem đó hỡi người mau lập chí
Tu hành khá
nhớ giữ cho nguyên”
Nếu ai nhìn vào tấm gương của thái tử Sĩ
Đạt Ta lập chí tu theo đó, xuất gia hay tại gia cũng được, tuy ta không
có “vóc ngọc đông cung” để mà phế bỏ nhưng ta chịu bỏ danh lợi tình,
tham sân si của mình là được và khi đã tu hành thì giữ nguyên vẹn sự
tu, đúng là một tu sĩ.
2/7/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét