TRỒNG
CÂY
Kính thưa chư đồng đạo! Hôm nay ta
bàn việc “Trồng cây” nhá! Quý vị có ngạc nhiên lắm không khi nghe tôi
đưa đề như thế? Đức Thầy có dạy cách trồng cây trong bài nào quý vị
có nhớ chưa ? là bài “An ủi một tín đồ” đó! Bài nầy Ngài sáng tác
năm vào năm 1943 tại Sài Gòn, thể thượng lục hạ bát, dài 14 câu, có
hai câu thế nầy:
“Trồng cây mà chẳng rấp rào
Để cho gió lại tạt vào gốc lay”.
Trong ý thơ dường thể trách người
trồng cây không có qui tắc về trồng trọt, dạy rấp rào kỷ lưởng mà
không nghe lời để cho gió mạnh có cơ hội làm lung lay gốc. Theo tôi,
việc trồng cây có ba qui tắc mang tính quyết định:
- Trước hết là chọn đất thích hợp với loại cây trồng, xong
rồi dọn cỏ, tạo màu mở đất cho vùng trồng cây. Nếu đất không
thích hợp với loại cây trồng thì cây sẽ không phát triển. Ví dụ
như đem Cam Quít trồng trên đất phèn, mặn, hoặc loại rất thích
nước mà trồng trên đồi cao như cây Sen chẳng hạng, hoặc những cây thích
ở nơi cao ráo mà đem trồng dưới vùng ẩm ước là không thích hợp.
- Chọn được đất thích hợp đặt cây xuống đâu phải như vậy
là xong việc rồi tự nó tươi tốt, tự nó ra bông trái được, người
trồng cây còn phải tiếp tục chăm sóc. Đức Thầy, nhà dạy cách
trồng đã đặt sự quan trọng ở chỗ “Rấp Rào” kỷ lưỡng. Nếu không
làm như thế là thiếu trách nhiệm bảo quản. Rấp là đậy kín, ngăn
chận sự xâm hại, ví dụ như rấp đường là không cho bất cứ ai
người và vật đi qua con đường nầy. Rào là sự bao bọc chung quanh;
người ta nói nhà có hàng rào chung quanh thì trồng trọt và sự
sống sẽ được an toàn hơn. Đạo Phật lấy giới luật làm hàng rào,
bờ bao chắc chắn. Rấp rào có cùng một ý nghĩa là ngăn chận
các sự phá phách của người và thú vật như Trâu Bò Heo Chó Gà…
người không vào được mà trộm cây trái hay lấy của quí, những
súc vật nói trên không vào được để chúng bươi ủi. Thường là
thế, nhưng Đức Thầy nhấn mạnh tính bảo quản cây trồng là đừng
để tác hại của gió “Tạc vào gốc lai”, làm hại cây mới trồng.
- Chăm sóc: làm cỏ, tưới nước, bón phân… Cây thiếu nước sẽ
bị héo xào lá, tình trạng quên chăm sóc để cây thiếu nước lâu
ngày hết sức chịu đựng cây sẽ chết còn nếu chịu đựng được thì
cũng co rút hình dạng. Bằng như tưới nước đầy đũ mà thiếu phân
thì tới mùa bông trái cũng bị thất thu.
Chúng ta suy ra, cây mới trồng rất
cần sự đứng vững, không động gốc thì rễ mới bén đất, nếu không làm
rào che chắn gió, gió được nước thổi quần quật suốt ngày suốt
tháng tự động nhớm gốc riết rễ không ra nổi, cầm cự không lâu cây
trồng sẽ chết. Nhờ rấp rào gió và các thứ không lay động gốc, cây
tưới nước bón phân đầy đũ thì chắc chắn mùa vụ sẽ đạt hiệu quả
cao.
Kính thưa chư đồng đạo! Vừa rồi
chúng ta bàn qua nghĩa đen của việc trồng cây giờ chúng ta nên mở
rộng đề tài tìm nghĩa bóng để biết Đức Thầy dạy trồng cây là ý
gì. Đức Thầy dùng nhân cách hóa viêc trồng cây để nói rằng tín đồ
của Ngài trồng cây đạo hạnh, hưởng quả Bồ Đề trường thọ. Cũng
giống như trồng cây hoa kiểng hay những loại cây ăn trái, hãy đem tất
cả sự bảo vệ chăm bón cây kiểng để chăm bón cây đạo hạnh mà sự rấp
rào là giới luật gắn bó chặc chịa, từ bên trong Ý Nghiệp, rấp
những tham lam sân nộ mê si không cho nó phát sinh động đậy gốc rễ cây
đạo hạnh. Đồng thời với việc rấp ba món độc hại của ý nghiệp, thì
Lục căn cũng có thể là nguyên nhân đáng sợ bức phá cây đạo hạnh,
Đức Thầy có câu:
“Trong sắc thân giám thị Lục Căn,
Đừng cho chúng tính lăng quằng”
Mắt, tai, mủi, lưởi, thân, ý nó
nằm dính trong người nên nói là “trong sắc thân”. Dù đã biết bấy nay
nó làm tội làm tình, Đức Thầy không dạy cách cắt bỏ chúng ra khỏi
thân để không chịu ảnh hưởng xấu những việc chúng làm mà dạy “Giám
Thị” chúng bất cứ lúc nào. Giám Thị, Giám: trông coi xem xét, Thị:
mắt thấy. Giám Thị: trông coi công việc bằng quan sát kỷ lưởng, mắt
thấy tận tường những hành động lăng quằng của sáu tên muốn làm giặc
trong thân căn, giám thị phải có phương pháp giáo dục, không được thì
dùng biện pháp kỷ luật. Nếu công việc bên trong đã dược giám thị
dàn sếp yên ổn, không còn tên nào lăng quằng nữa, bây giờ chỉ còn lo
mặt giặc ngoài tràn vào nên phải” Ngoài thì chấp thủ mà ngăn lục
trần”. Căn và trần là thế giặc ngoài hô trong ứng, không được thì
ngoài ứng trong hô; nếu bên trong ta chế ngự được sáu căn không ứng
không hô vì nữa, phía ngoài dầu có ứng có hô chỉ là thứ tình yêu
đơn phương chẳng gây được chiến công. Chấp thủ, Chấp: nhận chịu, Thủ:
tay. Chấp thủ, nhận sự khiêu chiến của sáu tên giặc, bỏ bộ thủ tay
đánh tan quân xâm nhập.
Giải quyết xong sự rấp rào từ
trong ý nghiệp, lục căn, bây giờ còn lại là gió “tạt vào gốc lay”.
Gió gì mà làm lay động gốc cây trồng? Nhà Phật nói đến “Bát Phong”
tức tám ngọn gió độc. Theo sự giải thích của Phật Học Từ Điển của
cụ Đoàn Trung Còn, tám ngọn gió có tên là: Lợi, Ai, Hủy, Dư, Xưng,
Cơ, Khổ, Lạc. Lợi hưởng, thấy lợi là ham, Ai: vừa lòng thì thích
thú, thương cảm, không vừa lòng thì Hủy: nói xấu, Dư: tự khen mình,
Xưng: khen tặng người khác, Cơ: khinh
chê, Khổ: hoạn nạn buồn rầu, Lạc: vui sướng. Bị tám thứ này
làm động tâm hồn thì cây đạo hạnh cứ bị lung lay nhớm gốc; ví dù
cây không lật gốc chết đi cũng không phát triển nổi. Đạo hạnh không
phát triển công đức giải thoát, hết kiếp bị húc vào vòng luân hồi
cho sanh tử nối tiếp, thay vì học đạo là để “Thoát mê đồ dứt cuộc
luân hồi”.
Kính thưa chư đồng đạo! Vừa qua
chúng ta bàn về cách trồng cây đạo hạnh căn cứ theo lời dạy của Đức
Thầy; ta thấy việc trồng cây ở thế rấp rào là tối quan trọng, rấp
rào để ngăn chận sự xâm hại của người và các thú vật. Cây mới
trồng hay trồng lâu ngày mà rễ chưa bén đất rất sợ gió động mạnh
cũng như người mới tu hay tu lâu mà gốc tâm chưa vững rể đạo chưa ăn
sâu, rể bạ lên trên gặp gió mạnh thổi tới không có sức bấu díu, chịu
không nổi phải đổ ngả.
Xin lỗi quý đồng đạo mình đây nhá!
Chúng ta trồng cây đạo hạnh, có người mới trồng, có người trồng lâu.
Những ai mới trồng mà rấp rào đúng cách tám gió không làm lay động
gốc rễ và tám “ Lời Khuyên Bổn Đạo” của Đức Thầy giữ gìn chặc
chịa dù đường tu chưa dài mà kết quả thật đáng lấy làm khuyến
khích cho những người bê bối. Ai biết mình tu lâu năm, hãy coi cây đạo
hạnh của mình có to lớn tốt tươi hay đèo đẹt ủ rủ? Để đáp số cho
bài toán đúng hay sai chỉ cần ta áp dụng câu “Đường đạo đức bước đi
từ nấc” của Đức Thậy dạy là biết ngay thôi. Lúc mới vào đạo ta đi
từ nấc nào? tới nay qua mấy năm mà còn ở y một nấc thì quá là
“lối củ”. Lúc mới tu, tính còn bồng bột, sự ham muốn, nóng nảy, mê
si nhứt thời không bỏ được, nay đã qua ba hay bốn năm tu mà sự bồng
bột nóng nảy… của lúc xưa không giảm thì có bước thêm nấc nào đâu?
là “tu theo lối củ” mãi đó.
Quý vị tu độc thân gì muốn giữ
riêng thân nầy cống hiến làm ích lợi cho đạo, gánh vác những công
việc đạo cần, nên giữ thân nầy cho trong sạch, thơm tho thì sự cống
hiến mới có giá trị; của cho là của có chất lượng không phải là
của ế. Tục ngữ có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, đương tu
tập ta hãy nên gần đèn để tiếp hơi từ ánh sáng của đèn mà đi đúng
đường, làm đúng công việc. Gương sáng không nhứt thiết phải là người
tu lâu. Ông Thanh Sĩ nói:
“ Tu lâu mà chẳng chùi lau
Sao bằng kẻ mới bước vào siêng
năng”.
Đức Thầy dùng lời khuyên gói gọn
hơn:
“Chữ tu hãy rán miệt mài,
Đừng kể vắn dài đừng nệ mau lâu”.
Mới tu hay tu lâu không cần biết, yêu
cầu miệt mài tu hành là được. Tiếp theo sự dẫn dụ của Đức Thầy
còn thấm thía hơn:
“ Chim khôn thì uống nước trong
Người khôn mau sớm rửa lòng bợn
nhơ”
So sánh loài chim mà khôn, nước đục
thà chịu chết khát chớ không uống. Con chim còn muốn sự sống được
trong sạch như vậy thì lẽ nào người cho mình là khôn ngoan mà không
chịu sớm rửa cái lòng bợn nhơ của mình đi! Trong đêm, đèn có thắp
lên mà không diệt được bống tối không phải lỗi do đèn mà lỗi ở ta
không siêng năng lau chùi khói nám; dở bỏ chiếc óng khói rấp rào ra
ư? Không được đâu, dở bỏ thì gió thổi tắt liền, ta chỉ dở ra chùi
lau khói và chuẩn bị áng gió trước khi dở óng khói ra lau, việc làm
nhanh nhẹn. Khi lau sạch khói nám thì ánh sáng của ngọn đèn sẽ tủa
ra ngay. Đêm có đèn sáng sự sinh hoạt cũng như ban ngày.
Lúc nảy tôi kêu gọi quý huynh đệ
mình hãy gần đèn không nên gần mực, tôi thấy kiểu cách của một vài
vị tỏ dấu băn khoăn ý nói cũng nên gần mực để chờ cơ hội cứu độ
bống đen. Đúng vậy, gần mực để cứu độ bống đen là hay, nhưng phải
tỏ rõ phong cách đèn sáng của mình trước và ngay khi đến gần mực.
Không tỏ rõ phong cách đèn sáng, tối đen vẫn còn bao trùm lên cuộc
đời đó là cách nói của người ô nhiễm mà giỏi lý luận bào chữa,
không phải cứu độ bống đen mà đến để cho mình đen thêm. Vị nam tu độc
thân mà nói đi độ tu cho một nữ tu độc thân thì hãy coi lại chính
mình. Trong khi biết mình có bệnh thì xúc tiến công việc trị bệnh,
trong thời gian trị bệnh, gặp thứ bị nhiễm nặng thì phải cách ly
hoàn toàn thời gian điều trị, thuốc hay thầy giỏi là một lẽ mà
bệnh nhân nếu biết kiêng cữ nữa thì thuốc sẽ dẫn hiệu quả nhanh.
8/7/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét