MẶC
AI
Rất là thông thả, thoải mái khi
đọc qua lời dạy của Đức Thầy “ Lòng hiền giữ vẹn sớm chiều, xem
kinh niệm Phật mỹ miều mặc ai”… “mặc ai” coi như phủi hết các sự
đời, thanh nhàn biết bao!
Những lúc quá tính toán, suy nghĩ
chuyện làm ăn, chuyện giàu nghèo, đẹp xấu, thương ghét… bị đắm chìm
trong muôn ngàn cái khổ đến ăn không ngon, ngủ không yên, thân hình tìu
tụy mà ai đã thức tỉnh nhớ câu “Lòng hiền giữ vẹn sớm chiều, xem
kinh niệm Phật mỹ miều mặc ai”, đọc một lần là thấy sự trằn trọc
được xoa diệu, mà đọc lại nhiều lần cọng với suy nghĩ sẽ tỉnh hẳng
ra nhẹ bổng bồng bông sự đắm chìm, nổi lên trên bể khổ cuộc đời.
Những từ ngữ chứa đựng trong hai
câu giảng nói trên cần nên tìm hiểu để làm sáng nghĩa tựa đề “ Mặc
Ai”
Lòng Hiền: Theo sự hiểu biết của
tôi, nó khác hơn những câu có chữ “ hiền” như hiền nhơn hay người hiền rất nhiều trong Sấm Giảng Thi Văn
Toàn Bộ. Nói về người hiền, hiền nhơn là ta thấy người đó có đạo
đức, hiền lành, không se sua, cạnh tranh hơn thua; đoán cái vẻ bề
ngoài ấy ta cho là người hiền cũng phải, nhưng để ổn định cuộc sống
an lạc cho chính bản thân người hiền đó thì bên trong của họ là tấm
lòng cũng phải hiền nữa mới được. Có những lúc cái thân vẫn làm
đạo mà tâm không có chút đạo nào. Người bề ngoài thấy hiền nhưng
lòng không hiền. Đã qua rồi nhiều câu Đức Thầy khuyên làm hiền nhơn,
mà đây, Ngài dùng “lòng Hiền” tức gạn kỷ cái hiền phải ở trong tâm
nữa thì sự tu hành mới đạt kết quả tốt.
Nhan Hồi là đệ tử của Khổng Tử
học hiểu thông minh, nhanh nhẹn ứng dụng, biết Vua của nước Vệ tàn
ác với dân, nghĩ rằng sự thông minh của Ông có thể thuyết phục Vua
Vệ, thưa với Thầy để Ông đến làm công tác ích lợi đó. Khổng Tử nói:
muốn thì ta cho nhưng ta e ngươi đi không có kết quả. Nghe nói như vậy
Nhan Hồi lòng buồn bực vì Thầy không tin vào khả năng của mình. Thấy
vẻ không vui của người học trò Khổng Tử nói: Trước muốn đến đó hãy
về trai giới vài ngày rồi hãy làm. Nhan Hồi đáp rằng: Cuộc sống con
nghèo nên từ trước đến giờ không uống rượu, không ăn những đồ tanh hôi
thì đã trai giới rồi còn gì. Khổng Tử nói: đó chỉ là trai giới
cửa miệng thôi, phải trai giới trong lòng nữa mới được. Nhan Hồi hỏi:
Trai Giới trong lòng là gì ạ? Khổng Tử đáp: Trước hết ngươi hãy quên
đi sự khéo léo của ngươi, những thứ mà ngươi tự đắc hay ho thì lòng
ngươi tróng trải, sáng suốt, mới cảm ứng đến người khác. Nếu làm
được như thế quỷ thần cũng sẽ cảm ứng nói chi là con người.
Giữ Vẹn: Giữ: để cất và bảo quản,
nói có lý có sự đời và đạo, về sự, ví dụ như bảo quản của cải,
tài sản, sự nghiệp; về lý: bảo quản ý thức ban đầu. Ý thức ban
đầu là gì? Người mới phát tâm tu, quyết tu cho được vãng sanh hay đắc
đạo nhưng nếu ý thức ban đầu đó không được nuôi dưỡng tốt, để phát
sinh nhiều nghịch cảnh mà không hay, lâu ngày hết sức phấn đấu đánh
rơi ý thức ban đầu, chấp nối qua ý thức khác; đường thẳng thành đường
công, thêm ngả rẻ. Tu đáng lẽ tu lên, chấp nối không phải để nâng cấp
mà lại hạ cấp. Vẹn: Đủ, tròn đầy, vẹn toàn. Giữ Vẹn tức gìn giữ
chu toàn không còn có chỗ nào sai sót, mất mát của cải hay sự tu
hành.
Sớm Chiều: Sớm cũng có nghĩa như
sáng, buổi sáng buổi chiều. Mỗi ngày có hai buổi sớm chiều, vậy
nói sớm chiều là nói trọn cả ngày, rồi thì mỗi ngày tiếp nối giữ
cho được lòng hiền. Còn nữa, người tín đồ PGHH có hai thời công phu
cúng nguyện mỗi ngày sáng và chiều như những câu:
“ Sớm với chiều gắng chí nguyện
cầu,
Thì sẽ được tòa chương dựa kế”
Và:
“Sớm chiều bình đẳng chớ lơi,
Thường hành như vậy nhớ lời đừng
sai”.
Có công phu cúng nguyện mỗi ngày
hai thời và khi cúng nguyện phải giữ cho được lòng hiền, thiết tha
riết sẽ phủi sạch được lợi danh:
“ Sớm chiều phủi sạch lợi danh,
Tầm nơi chánh giác cõi thanh được
về”.
Xem Kinh: Xem, đọc hay xem cùng một
ý nghĩa. Kinh: Lời của Phật thuyết ra, các đệ tử của Ngài ghi lại
đề tựa là Kinh. Thời Đức Phật Thích Ca trụ thế, nước Ấn Độ chưa có
tạo chữ để viết, thành ra Đức Phật chỉ thuyết pháp chứ không có tự
tay viết dạy. Sau Đức Phật nhập Niết Bàn, chư Tăng đệ tử đương thời
mới triệu tập một phiên hợp để nhắc nhớ cho nhau những lời Phật
thuyết và thuyết ở đâu. Sau nầy Ấn Độ có tạo chữ, các đệ tử mới
viết thành Kinh. Đức Huỳnh Giáo Chủ, chúng ta gọi Ngài là Đức Thầy
bởi vì Ngài là Ông Thầy dạy đạo cho chúng ta chứ Ngài là cổ Phật
lâm phàm, như câu “ Thiên Trước tòa sen có chỗ ngồi” giống như Chư Tăng Ni gọi Đức Thật Thích Ca là Đức Từ Phụ
vậy. Đức Thầy là Phật lâm phàm dạy đạo thì lời dạy của Ngài cũng
gọi là Kinh được. Với lại, chữ “Sám Giảng” mà Ngài dùng, chữ Sám
theo từ điển cũng có nghĩa là Kinh của Thầy Tu học. Như thế, người
tín đồ PGHH xem Kinh Phật xưa là một lẽ mà xem Sám Giảng của Đức
Thầy cũng gọi là xem kinh Phật, bởi Đức Thầy là Phật. Tưởng cũng
nên bàn thêm rằng, Đức Thầy lâm phàm tại Việt Nam, sự dạy đạo nhắm
vào tại gia cư sĩ nên những từ ngữ Phật Học từ gốc Phạn, Hán cần
nên Việt Hóa cho người Việt dễ hiểu. Thay vì chữ Kinh Đức Thầy viết là Giảng. Hơn nữa chữ Kinh vốn không phải tựa đề do Đức
Phật viết mà là chư tăng viết, Đức Thầy là Phật lâm phàm tự tay
viết dạy đặt tựa là Sám Giảng tức là Kinh Giảng, từ nầy rất gần
gủi chúng ta: Giảng viên, giảng huấn, giảng sư, giảng đạo, giảng bài…
nghe là biết liền.
Niệm Phật: Phật có hằng hà sa số,
dầu Đức Thầy không chỉ niệm Danh hiệu Phật nào trong hằng hà sa số
Phật nhưng ta biết Ngài dạy niệm Danh hiệu Đức Phật A Di Đà, vì các
Đức Phật chỉ có Đức Phật A Di Đà phát 48 lời thệ nguyện độ những
chúng sanh nào niệm danh hiệu của Ngài. Thêm vào đó, Đức Thầy ở nơi
“Thiên Trước tòa sen có chỗ ngồi, xuống trần chẳng dụng chốn cao
ngôi”, lâm phàm dạy đạo lãnh sứ mạng từ Đức Phật A Di Đà như Ngài
nói:
“Đức Di Đà truyền mở đạo lành
Bở vì Ngài thương sót chúng sanh
Ra sắc lịnh bảo ta truyền dạy”.
Hoặc:
“A Di Đà nhìn xem khắp cõi
Đặng trông chờ mong mỏi chúng sanh.
Hiện hào quang ngũ sắc hiền lành,
Đặng tìm kiếm những người hiền
đức.”
Do đó, dầu không được Đức Thầy dạy
niệm danh hiệu Phật nào, nhưng tín đồ thì phải đọc qua Sám Giảng
giáo lý sẽ hiểu biết câu “Lời truyền Sám như bài toán đố, ai biết
tầm thì đặng hưởng nhờ” ta đáp số ngay bài toán đố đó.
Mỹ Miều: Dáng vẻ đẹp bên ngoài.
Nghĩa rộng, nói những người vui theo cảnh đời, chuộng đẹp ham sang,
mót bòn danh lợi. Đức Thầy có câu:
“ Vinh hoa dường thể Cúc Mai,
Cuối mùa tàn rụi lâu dài đặng đâu”
Và câu:
“ Ta Bà thật cảnh ưu phiền,
Duyên trần cấu kết oan khiên báo
đền.
Thiều quang thắm thoát dường tên,
Mắc vòng sanh tử có bền được đâu
Chi bằng theo học đạo mầu
Sớm qua khổ hải theo hầu Phật Tiên.
Tham chi giả tạm của tiền
Như chim vào lưới xích xiềng trói
thân”
Mặc Ai: Không cần, không thích, mặc
kệ ai chuộng đẹp ham sang, mặc kệ ai có lời lẽ khen chê, nói thương
nói ghét. Ôi ! các thứ đồ ưu phiền, nợ oan khiên, kệ nó, phần ta cứ
lo học đạo mầu, niệm Phật, xem kinh thôi.
Đời người ngắn ngủi, trẻ đó lay
quay lại già rồi tử đó. Thấy rõ đây là chốn trần gian giả tạm, cái
thân ta yêu quí vô cùng mà cũng giả thì còn có cái gì trong thế gian
không giả chứ ? Sống trong mê, nhận giả làm thiệt thì khổ đau chồng chất
suốt đời. Đức Phật chỉ nơi thoát mê khổ bằng vào kiên quyết tu hành.
Muốn tu trước thể hiện tư cách đạo sự, phát tấm lòng hiền lương nhơn
đức thao diễn suốt sớm chiều: cúng nguyện, xem kinh, niệm Phật; mặc
kệ ai làm gì làm, mặc kệ ai treo sắc khoe hương, mặc ai câu nhử vinh
hoa phú quí, còn ta cứ mà:
“chấp tay niệm Phật Di Đà,
lòng ta ta biết, ai mà mặc ai”.
“mặc ai tranh luận đấu tài,
Khuyên dân hãy rán miệt mài chữ tu”
23/7/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét