Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

                                                                   THIẾU NƯỚC SINH HOẠT

Sáng ngày 3 tháng 5- 2016 tôi đi một mình đến tiếp chuyện với vài đồng đạo PGHH châu thành Rạch Giá, trình bày với các vị là tôi muốn biết về những vùng đất nông nghiệp đã bao đời mùa màng tốt nay bị mặn xâm nhập, đất bỏ không. Nghe thế, đồng đạo dẫn tôi đến trại ruộng của anh Ba nằm ngoại vi thành phố hướng về Tân Hội. Chúng tôi ra xem đất, anh nói:
Ăn được mùa thu đông 2015, tới vụ đông xuân nước kênh đã bị mặn xâm nhập, ăn vớt vát một ít trong vụ mùa, cho đến giờ các kênh vẫn còn duy trì nước mặn mà mưa năm nay sao lại về quá muộn, đất nằm phơi nắng suốt. Các anh coi hàng chuối của tôi  vậy đó, thấy dưới kênh nước mênh mông, dòm mấy buội xả chết khô mà không dám múc tưới; thà để cho nó chết từ từ may ra giờ phút cuối Trời có mưa xuống sẽ tươi tỉnh, chứ tưới nước mặn vô là trời cứu không nổi.
Dịp nầy chúng tôi có đến nhà của chú sáu Thuận Sơn _ tay kinh doanh vàng bạc có tiếng ở tỉnh thành Rạch Giá, Ông bà cũng là người gieo trồng phúc đức, mua đất vùng lấn biển với giá rất đắc giúp đặt cơ sở PGHH để chư đồng đạo có nơi sinh hoạt đạo sự _ Ông than về nước sinh hoạt:

Tính đã nửa tháng qua, cơ sở cung cấp nước sạch thành phố đã cho giảm lượng nước xuống quá nhiều đối với các hộ trong địa bàn từ trước đến nay hoạt động tốt, mỗi ngày chỉ mở nước từ 5 giờ sáng cho đến 12 giờ trưa là khóa bít, trong thời gian nhà máy cung cấp nước giọt chảy rất yếu _ Ông chỉ tay về chiếc thùng mủ xanh sức chứa bốn hay năm chục lít nước là cùng _ chiếc thùng nầy chưa chắc đã đầy. Vì thế tôi phải đặt thêm cái mô tưa ghim vào đường chuyền từ đường dây cung cấp nước cho máy rút tiếp vào bồn chứa, dầu vậy mà sức dẫn nước cũng không mạnh lắm, phải làm việc suốt từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Trong việc tu hành tôi tập được thói quen sau mỗi thời cúng lạy là tịnh tọa nối liền nhưng nửa tháng qua bị “nước hành” bỏ cử niệm Phật. Ông nói thêm rằng, đây giờ xài nước tiếc kiệm lắm một thau nước dùng ba lần.

Thế nào là dùng ba lần?_ Tôi hỏi
Ông ấy trả lời:
Đầu tiên rửa rau kế là rửa chén, nồi, chão, sau nữa dùng dội cầu vệ sinh.
Ngồi chung bàn có Thầy giáo về hưu nghe Ông Thuận Sơn nói, liền tiếp lời:
Nước xài ba lần là chuyện thường, tắm rửa đây người ta cho nước vào thau lớn,  ngồi trong thau phát nước lên tắm rồi giữ nguyên nước ấy xài vào cầu tiêu.
Ông cũng nói thêm, người dùng chay tàu hủ là món chính, do thiếu nước sinh hoạt một số lò sản xuất dẹp tiệm nhà cung cấp phải đặt hàng từ xa chỡ tới, tàu hủ lên giá bất thường.
Chủ lò tàu hủ không được dẫn nước từ hệ thống đường chuyền của nhà máy cung cấp nước sao? _ tôi hỏi
Họ làm từ nhiều năm qua _Ông Thuận Sơn đáp _ nay cũng vậy, nhưng mạch nước ngầm vơi dần, trông như tới thời kỳ độ mặn len lỏi đến khiến nước không chất lượng để bảo quản sản phẩm.
Ngành chức năng của thành phố _ tôi hỏi _ có hướng giải quyết cho lượng nước sinh hoạt ổn định lại chưa?
Hiện nay ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá đã cho khoan thêm giếng nước nhưng chuyện nầy nhằm thực hiện kế hoạch lâu dài, với hiện tại nó hơi xa vời; đang đói mà bắt đầu đi cày sạ lúa thì chờ đến chết thôi. Thực tế, có sáu chiếc Sà Lan hoạt động từ thiện mỗi ngày đi chỡ nước ngọt từ xa về bơm lên phông tên dập dập, như vậy mà cũng chưa bù đủ sự thiếu nước.
Sáu chiếc Sà Lan mỗi ngày đi lấy nước ở đâu? _ tôi hỏi
Thầy giáo đáp: họ lấy ở vùng Tân Hội, cống Cây Dương.
Lúc đi tôi đi đường Sóc Xoài chạy ra Rạch Giá, định chừng về cũng theo đường củ nhưng nghe nói Sà Lan lấy nước ở Tân Hội, tôi không quen đường nầy nhưng cũng chọn về để xem chuyện lấy nước thực hư như thế nào. Dài theo trên đường tôi thấy dưới sông có những chiếc Sà Lan chạy ngược chiều vẻ lừ đừ tôi biết là chỡ nước nhưng họ đậy bít nếu mình chụp hình tự nó không giải thích được nên thôi. Đến Tân Hội còn một chiếc Sà Lan đang bơm nước sông lên, mừng quá, tôi liền lấy máy nhiếp ảnh chụp một bôi để chứng minh sự thật.

Bà con ơi! Đồng đạo ơi! Bây giờ đọc giảng của Đức Thầy được hong hả?
“ Trong bổn đạo từ nay kim chỉ
Đói với nghèo sắp đến bây giờ.”

“Nghèo với đói từ đây sẽ biết
Hàng ngoại bang bố thiết ta hoài.
Nên bá gia hãy rán miệt mài,
Dầu rách rưới cũng mau cần kiệm”.
“khuyên đừng xài phí sa hoa
Ăn cần ở kiệm đặng mà lo tu”
“ Hãy cần kiệm sốt sắn lo làm ăn và lo tu hiền chơn chất”
Dạy đạo khuyên tu là xong sao lại phải nói nhiều câu có chữ cần kiệm vậy chứ!
“Những việc lạ kỳ nay có hay chưa?
Chưa là với kẻ chẳng ưa
Chớ người tâm đạo biết thừa tới đâu”
Mấy tháng qua báo đài không ngớt thông báo về nạn nước mặn xâm nhập trên nhiều đồng ruộng vườn cây ăn trái làm tổn thất khá nhiều tiền của mà đất đay đến giờ nầy nhà nông vẫn chưa trồng tỉa được gì. Ngoài đồng ruộng chết khô, trong nhà như ở thành phố Rạch Giá công ty cung cấp nước có giếng khoan, máy lộc, đã chuẩn bị đủ mà giữa chừng bất lực bởi Trời đất oai linh cho cạn mạch ngầm, nước cấp không đủ dùng, đúng vào tiên tri “những việc là kỳ”. Giải thích theo tính khoa học là mới đây còn tiên tri về sự kiện “sơn băng thủy kiệt” đã có lâu rồi.
Còn nữa, Đức Thầy có câu:
“Đến Thân Dậu Thánh Thần náo động
Thãm cho trần nhà tróng ruộng hoang”.
Xét hai câu trên không có dấu hiệu chiến tranh thì không thể nói nhà tróng ruộng hoang là do chiến tranh giặc giả. Xưa có lúc tôi ở vùng chiến tranh, đạn bắn như mưa mình đào lổ trốn, chừng hết tiếng súng cũng trồi lên làm ruộng tiếp chứ bỏ đi đâu mà nhà tróng ruộng hoang? Nhưng bị mặn xâm nhập là có thể đấy bà con đồng đạo à! Nếu mặn ở lâu, ruộng làm không được mà nước tiêu dùng trong nhà hằng ngày cũng không có, ở sao được mà ở…
“cha nọ bồng con vợ khóc òa
Tan nát xóm diềng khổ dữa a.
Nhà không người ở ôi nói trước,
Nếu chẳng tin lời gặp thiết tha.”
Ngặt, nước mặn thiệt là vô tình vô ý, ở dưới biển sao vô đây, lại khởi đầu từ năm “Thân” mới thật “đúng sách vở” và nó sẽ diễn tiến sang năm Dậu. Thân Dậu…”Nhà tróng ruộng hoang”
Tôi trích đọc giảng của Đức Thầy không với dụng ý cho quý bà con mình sợ mà thua buồn chán sống. Sợ để lo ăn cần ở kiệm, tu hành chơn chất, không làm ác đổi lại làm thiện, không nhơ bợn lòng đổi được cái tâm thanh tịnh, sáng suốt, nhờ đó sẽ tránh bớt những khổ não; không ăn xài lảng phí nhứt là đồng tiền đi chơi đó chơi đây, tham quan du lịch. Đức Thầy có câu than:
“ Rất buồn bá tánh biết bao,
Nạn nguy sắp đến mà ngao du hoài”.
không ít quý bà con đồng đạo hao tiền tham quan du lịch mỗi năm rất nhiều, nếu những đồng tiền ấy đem giúp đỡ người bất hạnh nghèo thiếu, áp lực cuộc sống của họ sẽ giảm nhẹ, trên môi họ có lại nụ cười cho ta thấy dễ thương.
7/5/2016






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét