Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

NGHI VẤN 4
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
BUỔI HỌC THỨ 14
ĐỀ HỌC: CHÁNH TƯ DUY


Hỏi : Thưa Ông giảng viên! Đức Thầy dạy “Đạo chồng vợ thuận hòa cho đến thác”, ví như trong một gia đình chồng tu vợ không tu hoặc ngược lại thế là người vui với đạo, kẻ vui theo đời; có những yêu cầu không đáp ứng được sanh ra giận hờn, cải vả. Như vậy có bị vi phạm vào lời dạy “đạo chồng vợ thuận hòa cho đến thác” không? Do tu mà có cải vả như vậy là bỏ tu sao? Nếu tu tiếp tục, ém miệng không cải lý cải sự với nhau nhưng tâm vẫn động ầm ầm về việc nghịch lý của vợ chồng có bị rơi vào phần tà không?
Đáp : Một câu có ba vấn đề hỏi, tôi lần lược trình bày:
1, Vợ chồng êm thắm từ ngày trong hai có một người phát tâm tu mà nhà sanh cải vả như vậy có bị vi phạm vào lời dạy đạo chồng vợ thuận hòa cho đến thác không?
Đạo làm người kêu thuận hòa mà mình cải vả thì đã vi phạm trắng trợn rồi còn gì. Người phát tâm tu là người giác ngộ, hãy tự sử đừng để sanh ra cải cọ, và nếu người không tu phát sinh nóng nảy chưởi mắng nặng lời nếu không thể giải thích để có sự hòa thuận thì ta cứ âm thầm mà chịu và Nam Mô A Di Đà Phật trong tâm đi, sao lại bỏ Phật ra mà rước sự nóng nảy vào trong khi mình đã giác ngộ trước hơn người bạn đời mình một bước. Người có học không thể hành sự như người vô học.
Nếu chỉ cần mình không giận không cải cọ cứ tiếp tục ta đi đường ta, là tiếp tục nghịch ý với người nhà mãi như vậy có được không?
Thưa chư đồng đạo hiện diện, tạm thời tôi chưa nói tiếp tục tu, tiếp tục nghịch ý với người nhà là được hay không được. Yêu cầu người tu tại gia còn có trách nhiệm với gia đình vợ chồng con cái, không để mặc chúng nghèo đói lang thang, không đổ trút trách nhiệm cho người không tu phải lo hết mọi thứ trong nhà còn mình thì vừa tu vừa nhịp cẳng rung đùi, kiểu trốn nợ là không xong. Hãy tu thiệt tâm và tu riết sẽ giảm chướng ngại chứ bỏ cuộc là không nên. Ta không tranh cải lý luận bào chữa khi người bạn đời chỉ có một yêu cầu duy nhứt, nhẫn nhịn chớ không nên giải thích để cho phần phải về mình. Xưa có anh chàng bực mình về cái chuyện người ta gọi anh là Ông Gàn. Bực mình nhưng cũng rán dằn và sự rán chịu ấy coi như thành công. Chọc anh không được người ta lấn lướt kêu thêm vợ anh là bà Gàn. Vợ anh chịu không nổi sự chế giễu quá độ, chị ta cải ngoài cho đã rồi lại về nhà cải với chồng:
Anh ăn ở sao người ta gọi anh là Ông Gàn, giờ gọi tới tôi là bà Gàn?
Người ta gọi chớ tôi đâu có gọi.
Thật tôi không chịu nổi anh.
Ra ngoài đường bị người ta trêu chọc, về nhà bị bà xã mắng nhiếc. Buồn quá anh lên núi đi lang thang bổng gặp một cụ già râu tóc bạc phơ đẹp như Tiên Ông giáng trần, hỏi kẻ lang thang:
- Anh từ đâu đến mà mặt mày trông buồn bả thế ?
- Thưa cụ người ta kêu chọc cháu là Ông Gàn, thấy cháu không quan tâm về sự trêu ghẹo của họ, họ lấn lướt kêu thêm vợ cháu là Bà Gàn. Bà tức quá, la hét sỉ nhục cháu ăn ở sao để người ta cười cợt quá mức.
- Thế anh làm gì họ?_ Cụ râu tóc bạc hỏi
- Cháu không biết.
- Có hay nói chuyện ngay thẳng chính đáng không?
- Dạ có ạ.
- Thế là một tội gàn.
- Sao thế?
- Vì chỗ người ta không ngay thẳng, bất chính mà anh nói ngược lại họ là “gàn” chứ còn gì nữa. Thế anh có khuyên người ta làm lành lánh dữ không ?
Dạ thư có.
Thế anh hai tội gàn. Chỗ người ta gian ác để tạo sự sống mà anh cứ đem thiện lại khuyên. Hỏi ra bấy nhiêu đủ biết anh có nhiều tội gàn. Anh sợ làm Ông gàn thôi thì bán nó cho lão.
Thưa cụ! Những tưởng gàn là làm quấy thì cháu mới sợ chứ như nói lành làm lành cũng bị mang tiếng Ông Gàn thì cháu không sợ đâu, cụ mua bao nhiều tiền cháu cũng không bán.
Thế anh đã thức tỉnh thì về nhà mà vui lên !
Kính thưa quý vị, chuyện trên cho ta thấy, khi hành giả đi đúng đường, làm đúng việc, đừng quá sợ mất tình cảm đem bán cái “làm đúng việc” của mình đi. Chúng ta có trách nhiệm của người con, làm chồng, làm cha,… gánh vác tiếp nhau vấn đề cơm ăn áo mặc; có cơm ăn, áo mặc nhà cửa rồi họ không chịu dừng những ham muốn đòi thêm, ta có quyền không đáp ứng.
Tóm lại Tu Nhân chung với học Phật nó không vỏn vẹn trong đạo làm người mà đặt nói tà dâm hay chánh dâm; tu nhân là tu với con người. Các sư vào chùa tu hành có chuyện giảng qua lại cũng là Sư với Sư, tất cả phục tùng giới luật, tinh thần Lục Hòa. Tại gia cư sĩ người tu với người không tu sống chung, họ không chịu khép mình trong giới luật, ta phải rất vất vả để được tu bên người không tu gọi là Tu Nhân trong giáo lý “Học Phật Tu Nhân”.
Ém miệng để không cải vả cho ỷ ngôn, ác khẩu lừng lên có hay ho cũng một chút thôi và nếu không đè được cái tâm dục khởi ém miệng không thể lâu dài.
24/5/2016





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét