Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

NGHI VẤN 2
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
BUỔI HỌC THỨ 13
MÔN HỌC CHÁNH KIẾN

Hỏi: có người phụ nữ khách vãng lai mua bán, rất trọng đạo đức, bán tới đâu hễ ngày rằm, ba mươi là nghỉ để đi cúng chùa; vì sống với nghề mua bán, phụ nữ trẻ tuổi thì phục sức mĩ miều một chút, vẫn giữ sự kín đáo chứ không tróng hở, vừa tới cửa chùa bị mấy người khoe mình đạo cao đức trọng hỏi người phụ nữ nói trên một câu nhá lửa:
- Đạo nào mà đi chùa đây?
Cô ấy nghe nhưng xét câu hỏi có tính mắc mỏ, với sự hiểu biết của cô không trả lời được, cô lẳng lặng vào chánh điện nguyện Phật. Thưa, qua cách hành sử như mấy Ông đạo nói trên có chánh kiến không?
- Xin cho tôi hỏi rõ trước khi giải đáp, học viên nghĩ sao khi Ông nầy hỏi câu đạo nào?
- Dạ, theo tôi nghĩ “Đạo nào” không có nghĩa ông ấy muốn loại bỏ người ngoại đạo vào đây mà nhìn cách trang điểm trên người phụ nữ Ông ấy đánh giá là “Đạo quỷ vương” mà đây là cửa chùa, theo ý ông ta không chấp nhận đạo quỷ vương vào.
- Nặng nề Thế sao?
- Dạ.
Tôi không biết gì về chuyện đó chỉ nghe học viên kể lại, vậy tôi dựa vào học viên để trình bài nhứt là cái tên “đạo quỷ vương”, học viên có đồng ý không?
- Dạ đồng ý.
- Như chúng ta biết chùa là nơi tôn nghiêm thanh tịnh cần được bảo vệ tốt nhưng chùa cũng là nơi để bá tánh thập phương đến cầu phước. Bá tánh thập phương là đủ dạng người, ta không thể ngăn bá tánh vào chùa với lý do bá tánh mặc đẹp, mỹ miều. Những huynh đệ mà học viên cho là đạo cao đức trọng họ phân biệt đối sử với người phụ nữ dọn đẹp cũng là có ý tốt cho nơi tôn nghiêm thanh tịnh ta có thể thông cảm được. Nhưng nếu vì bảo vệ nơi tôn nghiêm thanh tịnh mà có ý miệt khinh người của bá tánh thập phương thì bản ngã quá cao, chính bản ngã ấy làm mất chánh kiến.
Người đạo hạnh cao không phải nói cao, nói hay mà là người không chấp thấp và không vào chùa vẫn có thể tự tu được. Bá gia thiện tín bình thường rất cần đến chùa để bái phật tam bảo thỉnh pháp, họ chưa có qui tắc về ăn mặc, miễn là họ có tâm điền thì đến chùa với nguyện vọng cầu phước Phật ban bố, ta không nên đặt điều kiện bắt buộc họ phải mặc đồ giống như mấy người đạo hạnh. Yêu cầu họ chịu niệm Phật hành thiện tránh những tội ác thì đang ở đâu, phục sức ra sao họ cũng là người tu chơn chánh. Ta đừng dựa vào lý do bảo vệ nơi tôn nghiêm mà kỳ thị họ.
Phật Giáo Hòa Hảo với chủ trương tu niệm tại gia Đức Thầy đã giải thích hạng tu tại gia ấy như sau:
“Gồm tất cả đại chúng, tất cả thiện nam tín nữ chưa đủ điều kiện xuất gia” chỉ cách tu là  “ở tại nhà họ phượng thờ Đức Phật, phát nguyện quy y, giữ gìn ít điều giới luật, hằng coi kinh sách, sửa tánh, răn lòng, ủng hộ các sư…”. Còn đối với việc đi chùa, Ngài dạy:
“ Những ngày vía của các Đức Phật, ngày rằm hay ba mươi, mình muốn đi chùa cũng tốt, đặng lễ Phật, dưng hoa, không có cấm. Nếu chùa náo nghèo, hư, rách, mà mình giúp đỡ được càng tốt (có điều mình không nên mua sắm hình tượng cho nhiều).
Khi đến chùa cũng phải tôn trọng sự thờ phượng trong chùa không nên hủy báng”.
Những điều đáng dạy đã dạy đủ, đâu có dạy phải mặc đồ gì mới được phép đến chùa bái Phật.
Về tiền sử của đạo PGHH Đức Thầy đã độ được Ông Trần văn Soái, (người ta thường gọi là Ông năm Lửa). Quý vị cũng biết Ông năm xuất thân từ đâu chứ gì? Ông xuất thân từ dân gậy gộc đứng bến xe, dạng đó hễ nói ra là lời lẽ ít khi nhã nhặn, và lúc đụng chuyện là dùng bạo lực không cần phải trái mà Đức Thầy còn thu phục Ông năm vào cửa đạo để sao nầy ông thành người hữu dụng, sá vì một phụ nữ mặc đồ đời đến chùa và cô ta không có biểu hiện sự tội lỗi với ai.
Cứ hễ gặp người ta quá đời là không chịu, là đuổi ra, là không ưa thì đạo Phật có trên đời nầy để làm gì ?
Đức Thầy viết Sám Giảng quyển tư “Giác Mê Tâm Kệ” mở đầu bằng những câu:
“ Khai ngọn đuốc từ bi chí thiện,
Tìm con lành dắt lại Phật đường.
Thương dân hiền giáo đạo nam phương,
Đặng chỉ ngõ làm lành lánh giữ”.
Đối với người phụ nữ nói trên Đức Thầy không cần tìm con lành dắt lại phật đường với cô ta nữa đâu, cô ấy đã là con lành tự đến Phật đường rồi còn gì, hà khắc làm chi với bộ đồ đời của cô ấy.
Đã có học Phật ít ai không biết câu chuyện Đức Phật tự tìm tới gần để độ một anh chàng thuộc giòng hạ tiện Chiên Đà La, Ông ta gánh phẩn, tự biết lúc nào mình mẩy cũng hôi hám nên cố ý lánh xa cộng đồng, đi đường hè vắng. Đức Phật cao cả, thân Ngài ví như ngọc thể thì anh chàng hạ tiện kia còn sợ  hơn gấp mấy lần nếu đến với người quyền quí khác, nhưng Đức Phật từ bi xuất hiện trước mặt anh làm cho anh không thể tránh được. Anh biết mình là hạng thấp hèn vang xin Đức Phật hãy tránh xa anh nhưng Đức Phật nói “Chiên Đà La à, Như lai đến đây với tình thương phải vì giai cấp. Đừng đặt giai cấp khi con người ai cũng có Phật tánh và có thể tu thành Phật.
Từ sự độ người hạ tiện, dầu những giai cấp quí tộc ở Ấn Độ không đồng tình nhưng từ lần giai cấp ấy cũng được giảm thiểu sau khi Chiên Đà La tu chứng quan A La Hán.
Sẵn đây tôi xin kể cho quý vị nghe chung một câu chuyện. Vào khoảng năm 1982 tôi vào khóa tịnh tu ba năm ở vùng hoang vắng xứ Hang Tra, có đôi vợ chồng trẻ và một đứa con trai nhỏ của họ đến chỗ tôi, tự giới thiệu người của huyện Thốt Nốt chèo ghe Tam Bản nhỏ đi các kênh rạch rang bắp nổ mướn. Chú ấy nói: Nghe đồn nơi đây có người tu tịnh, chúng con biết mình bạc phước nên phải trôi nổi tha phương cầu thực bằng cái nghề không sáng sủa gì, xin được làm chút phước với chú. Nói rồi chú ấy móc ra tờ giấy hai mươi đồng. Tiền thời Việt Nam Cộng Hòa đã được đổi ra tiền nhà nước xã hội chủ nghĩa, hai mươi đồng bấy giờ rất lớn mà tôi gần hai năm qua không xài tiền. Nhìn thấy họ quá bần hàn, ông chồng mặc sà lỏn áo thun rách với không biết bao nhiêu dấu bẩn, người vợ mặc áo bà ba củ nhầy nhụa và cái quần vải lông vịt. Qua xã hội chủ nghĩa mới có vải nầy; hồi may thì đo dài tới mắc cá chân, mặc lâu nó thun lưng lửng gần đầu gối, bé trai ốm gầy mặc tình ngồi dưới đất chơi dơ mà ba mẹ không la.
Thấy họ quá nghèo khổ tôi từ chối nhận tiền bằng cách cầm tiền trao lại tay chủ. Chú ấy buồn rớt nước mắt và nói: Chúng cháu cũng tín đồ PGHH nghèo khổ lo ăn còn chưa đủ lòng đâu nghĩ đến bổn phận của một tín đồ phải làm gì. Tha phương cầu thực lâu lâu mới về, riết nhà hư tan hoang, tiền có một ít dể dành dụm chứ không dám sửa. Lần nọ cháu nằm chiêm bao vía thấy Đức Thầy về Tổ Đình người ta đến rần rần mà cháu thì không có cửa để vô, cháu khóc đến khi thức dậy là ước gối. Cháu nghĩ có lẽ mình bị Trời Phạt vì đã bỏ nhà bỏ cửa hương tàn khói lạnh. Cháu mót mái cất lại căn nhà mời bà con đồng đạo đến thượng lên ba ngôi thờ, cúng nguyện hằng ngày đã làm ăn khá hơn. Chú nhìn vợ chồng cháu nghèo khổ mà thương không nhận tiền chứ gì. Chú ơi chúng cháu khá lên rồi, đi làm nghề nầy thì phải ăn mặc như vậy. Chú nhận cho chúng cháu vui.
Quý vị thấy tấm chân tình trong manh áo rách. Đừng nhìn cách ăn mặc của người ta mà đánh giá thanh cao hay trần tục làm mất chánh kiến nơi mình.
21/4/2016



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét