TỈNH CÀ MAU và MỘ PHẦN ÔNG KÝ GIỎI.
Dự tính của tối hôm qua Không có
gì thay đổi 6 giờ sáng ngày 16/4/2016 được một sồ đồng đạo tỉnh Bạc
Liêu hưởng dẫn chúng tôi thẳng về thành Phố cà Mau là một tỉnh ở
cùng Trời cuối đất.
Theo quyển sách nhan đề “Đức Huỳnh
Giáo Chủ” do cụ Vương Kim biên soạn, ghi lại cuộc hành trình “Khuyến
Nông” của Đức Thầy tháng 6 năm 1945 thì Đức Thầy có đi Hòa Bình, Giá
Rai và đến tỉnh Cà Mau. Còn theo Sám Giảng quyển nhứt “Khuyên người
đời tu niệm” kể về cuộc đi dạo lục châu Đức Thầy có đoạn:
“Đi cùng thành thị ráo trơn,
Cà Mau đến đó thiệt hơn tỏ bày.
Cho trong nam nữ chợ nầy,
Rõ việc dẫy đầy lao lý về sau.”
Lời thơ bổng trầm đã dạo lên từ
năm 1939, âm ba của tiếng kêu thương “lao lý về sau” đã nhắc nhở xứ Cà
Mau dân ở chợ cẩn thận hơn về cuộc sống. Thành phố Cà Mau chúng tôi
đi qua với một buổi sáng đẹp trời, đường phố chưa nhộn nhịp lắm, chúng
tôi tiếp tục tiến đến huyện Trần Văn Thời tham quan những đồng ruộng.
Gần như huyện nầy có nhiều đất ruộng nhưng nó đang độ đồng khô cỏ
cháy. Theo một số nông dân đây cho biết, làm lúa đợt qua nước mặn xâm
nhập bị hư, có vùng ruộng nửa mùa có ruộng còn non hơn và cũng chỗ
lúa nhiều tuổi hơn mà bị nước mặn đến thìn lình là hoàn toàn bỏ
của. Từ ấy, những kênh trong vùng đều cho đắp đập chận mặn. Chận
đến khô cả những con kênh mà nước ngọt chưa trở lại, nông dân phải
đợi không biết chừng nào.
Khám mặn những điểm cần thiết xong
chúng tôi trở về chỗ hôm rồi thì bống trời gần đúng đỉnh đầu. Dùng
cơm xong xem lại đồng hồ đã chỉ 1 giờ chiều, chúng tôi hối nhau thu
dọn hành lý trở ra thành phố Bạc Liêu viếng mộ phần của vị cao đồ
PGHH Võ văn Giỏi, nhà 5 cô và nghỉ đêm ở nhà trọ để sáng mai gần
đường về tỉnh Sóc Trăng, nhưng đồng đạo nơi đây muốn chúng tôi ở lại
đêm nữa để chuyện trò nên yêu cầu Ông Thái thanh Hùng (Bé Năm) cho tài
xế đem xe du lịch 7 chỗ đưa đi thăm viếng và rước chúng tôi về. Bây
giờ thì khõe rồi, không ngồi trên yên xe hai bánh với hai cập đồ ép
xát người mệt mỏi suốt đường xa. Xe 7 chỗ nhưng chúng tôi chen lên xe
11 người. Chủ xe Thái Thanh Hùng tiếc rằng Ông có một chiếc xe 16 chỗ
nhưng tài xế về nhà, chỉ còn tài xế xe 7 chỗ không được phép lái xe
16 chỗ nên quý đồng đạo phải chịu ngồi chật. Tôi được mời ngồi ngăn
trước với tài xế; nói theo người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu “Khõe re
như con bò kéo xe”.
Một vùng mộ qua màu thời gian xem
xưa thật là xưa, nhà mồ mốc thếch đồng đạo Lê Đức Nghĩa người hướng
dẫn tham quan nói với chúng tôi: năm 2014, tôi cùng Ông Thái Thanh Hùng
với một số đồng đạo khác sau khi dò hỏi biết nơi nầy là mộ phần
của tộc họ nhà Ông Ký Giỏi, chúng tôi cho phát quang rừng rậm, cỏ
cây mọc lúc đầu người, nhứt là cây điêng điểng, làm hì hục mấy
ngày, dọn bỏ một số vật uế nhơ. Vì là nơi vắng vẻ sầm uất, những
tên gian hồ phiu bạt nghiện ngập đã bỏ đầy trên nền nhà mồ những
óng kim chít, chiếu chăn bẩn thiểu. Đồng đạo Thái Thanh Hùng nhìn
cảnh mộ hoang dơ bẩn ức lòng không chịu nổi đã đi gặp chánh quyền
tỉnh Bạc Liêu xin phép nâng cấp các ngôi mộ trong khu vực nhà mồ có
Ông Ký nằm, chờ đợi mãi đến nay 2016 chưa có tin tức vì về phía
chánh quyền.
Lê Đức Nghĩa tóm tắt xong câu
chuyện, chúng tôi đi qua đi lại nhiều ngôi mộ. Có tấm bia đề Nguyễn
văn Giỏi tôi biết vì bất cẩn người ta để lệch họ Ông thôi. Gì sao tôi
dám nghĩ như thế ? Cứ nhìn bia ký của mộ, ngoài họ Võ thành họ
Nguyễn thì ngày tháng năm sanh năm tử đều đúng sách vở; còn nữa,
cập bên có vuông mộ chưa chôn đã quá củ mà gia tộc của Ông ký giành
phần cho bà Ký, đâu hiểu rằng theo tiên tri của Đức Thầy bà Ký sau
nầy chết không được chôn đây. Trong đời không thể có hai câu chuyện
trùng hợp vào lời tiên tri của Đức Thầy.
Xưa lúc Đức Thầy ở nhà Ông ký
Giỏi có cô sáu Nguyễn Thị Nhạn, em gái bà năm Cò (Cò Nhạn) và Đức
Thầy có viết tặng bà một thi phẩm thất ngôn bát cú đường luật. Cô
Sáu từ Sài Gòn vào viếng Đức Thầy, Đức Thầy nói với cô sáu: sau
nầy nhờ cô chăm sóc bà Ký.
Thầy ơi con ở Sài Gòn vào _ cô sáu
có ý từ chối _ có phải người của xứ đây đâu Thầy kêu con chăm sóc cô
Ký.
Việc đó Tôi biết _ Đức Thầy xác
định với cô sáu.
Ông ký mất vào năm quý tỵ 1953,
chôn cất Ông Ký, gia tộc đã tạo sẵn chỗ cho bà kề cận bên chồng
nhưng bà không theo đó và đã qua đời năm 1987 hưởng thọ 90 tuổi mộ
phần nay ở tỉnh Bình Dương. Ta thấy lời tiên tri của Đức Thầy bảo cô
sáu Nhạn chăm sóc bà Ký đã đúng. Thật vậy, có lệnh chăm sóc nên cô
sáu phải chịu mãn phúc sau bà ký 4 năm đủ để lo việc mồ yên mả ấm
cô sáu mới ra đi ngày 22/4/1991. Cái vuông cận phần mộ Ông
Ký chịu để tróng mãi mãi.
Nói là đi viếng mộ Ông
Ký một vị tín đồ có tên tuổi trong PGHH cũng là vị ân nhân của thể
xác Đức Thầy. Tính theo lộ lớn từ ngoài đi vô thì mộ Ông
Ký nằm sát vách phía trong, đi trải qua nhiều ngôi mộ mới tới, chủ
nhà mồ là Ông Triệu Vạng Tượng, nếu không được giải thích Ông nầy
là ai có dính líu gì với gia tộc Ông Ký chắc lòng tôi khó chịu lâu.
Viếng xong vùng mộ, Lê Đức Nghĩa dẫn chúng tôi đến nhà bà Lại thị
Lan năm nay 81 tuổi cháu kêu bà Ký bằng dì, tôi hỏi về Ông Triệu Vạng
Tượng Bà Lan Nói:
Triệu vạng Tượng là Ông của tôi và
là nhạc phụ của Ông Ký Giỏi, Dì hai tôi (
bà Ký) tên họ là Triệu thị Vạng, con gái của Triệu Vạng Tượng; Ông
tôi sanh năm 1863 mất năm 1925, gia tộc lập nhà mồ 1926.
Bây giờ thì tôi đã hiểu, khu vùng
mộ và xây cất nhà mồ 27 năm sau, 1953 mộ phần Ông ký mới có.
Qua những chuyện dẫn trên, dù tôi
không kể Ông ký và 3 người bạn học thức có du học Pháp quốc đã
cùng làm lễ quy y với Đức Thầy tại nhà Ông sau khi Đức Thầy giải
thích tính khoa học về cây quạt máy, Ông ký cũng đủ để có cái danh
dự là cao đồ của Đức Thầy, PGHH.
Thọ lễ quy y xong, Ông ký dạng tín
đồ mẩu mực “quy y thì phải làm y” từ đó chuyên cần hành đạo. Ông
tạo một phòng riêng trong nhà, vào đó giữ cái yên lặng mà tu tâm
dưỡng tánh. Ít khi ra khỏi phòng, bởi vì thường tu nên Ông mặc áo
choàng dà suốt, tiếp khách đến bất ngờ Ông cũng nghiêm trang đạo
phục như thế.
Được Đức Phật A Di Đà hiện đến
thọ ký vãng sanh, Ông đem chuyện báo cho người trong nhà biết để theo
dõi. Trong khi sức khõe Ông rất tốt, không có dấu hiệu bệnh hoạn.
Chiều ngày mùng 5 tháng 9 năm quý tỵ 1953 Ông tự tắm rửa sạch sẽ
thì tối đến rạng 26 Ông được Đức Phật Di Đà rước về cõi Tây Phương,
hưởng thọ 61 tuổi.
Còn nhớ, khi chúng tôi đi viếng mộ
Ông ký, thấy chung quanh tường rào nhà mồ, nhiều cây bồ đề mọc lên,
có cây mọc rễ dưới nền xi măng có cây mọc khơi khơi trên chót vót
hàng rào tường. Trong Phật Giáo có ai không biết chuyện cây bồ đề đã
đi trong lịch sử đạo Phật mấy ngàn năm qua, đi từ Phật Thích Ca ngồi
thiền định dưới cội bồ đề mà đắc đạo và Kinh Phật cũng đã bảo
trì tính bồ đề với danh xưng Đạo Vô Thượng Bồ Đề.
Rời khỏi nhà bà Lại thị Lan Lê
Đức Nghĩa hướng dẫn chúng tôi đến Nhà Năm Cô cũng trong thành phố
Bạc Liêu. Năm cô đây là 5 cô gái chị em ruột sống độc thân, nghề
nghiệp nhà giáo. Các vị cũng khá lớn tuổi. Theo lời Lê Đức Nghĩa
và chú tài xế thì nhà năm cô Ông cụ trước kia đã có quy y với Đức
Thầy và được Đức Thầy trao cho vật kỷ niệm. Chúng tôi đến, sau lời
chào nhau tôi hỏi xin xem bảo vật của Đức Thầy cho. Nhà chỉ có 3 cô nói
chuyện với chúng tôi, một trong 3 cô tiếp chuyện, thấy già tôi tưởng
là chị cả, cô trả lời những bảo vật ấy vì sợ mà bà cụ (mẹ)đã
đem giấu, đến khi bà cụ qua đời giờ không còn ai trong nhà biết những
tín vật đó ở đâu.
Nghe tiếng “Bà cụ giấu mất” tôi
tiếc nhưng còn dễ chịu, lác sau có một cô trong buồng đi ra, gương mặt
già hơn, tôi nghĩ sộ, đúng đây là chị cả, cô nói một câu tôi nghe muốn xây xẳm mặt mày:
Cha tôi không có quy y với Phật Giáo
Hòa Hảo, chỉ thích là đem hình Đức Thầy về nhà, không có vật kỷ
niệm gì cả.
Người em nhận có gìn giữ vật kỷ
niệm với Đức Thầy, nhưng mẹ sợ quá đã đem giấu mất tích; chị lại
phủ nhận sự thật về đồ vật còn nói cha tôi không có quy y PGHH,
chúng ta tin ai?
Có lẽ vì nhìn mặt chúng tôi xa lạ
quý cô sợ mà không dám nói thật. Cũng có thể đồ vật kỷ niệm ấy
còn để trong nhà. Muốn bảo quản vật kỷ niệm, của còn nói mất nghe
cũng được đi. Đàng nầy phụ thân của cô có quy y không thì tôi chưa hỏi,
cô lại đoán mò vội vàng phủ nhận. Đáng tiếc thay câu: Cha tôi không
có quy y với Phật Giáo Hòa Hảo. Nếu Ông cụ đã quy y với Đức Thầy,
con Ông phủ nhận như vậy thì quá là tội nghiệp cho Ông.
Rời khỏi nhà năm cô, trên đường về
chúng tôi có ghé viếng tượng đài Quán thế Âm.
27/4/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét