MẶN TỈNH BẠC LIÊU
Khởi hành từ THIÊN QUANG AM lúc 5
giờ ngày 15/4/2016, xuôi về Long Xuyên vượt qua thị trấn Thới Lai ,
thành phố Vị Thanh (Hậu Giang), qua vùng tỉnh Sóc Trăng, xuôi về tỉnh
Bạc Liêu, ven đường nhìn một đám ruộng bị cháy khô và nguyên một
cánh đồng xa biển, ruộng cày trắng đất, mọi người như chờ đợi từng
giờ từng phút nước ngọt về, nghèo giàu đủ thiếu nông dân cũng chạy
lo giống vốn chuẩn bị mưa trên đồng hay nước ngọt trở vào kênh rạch
là ra tay.
Gần 4 tháng Trời không mưa nước mặn
rược vào những tuyến kênh ngang dọc. Vụ trước có một số ruộng sạ
trễ bị biển mặn bức tử, muốn có liền vụ sau để gở nợ mà Trời
đất cứ như vầy vụ sau biết đến bao giờ ? Nông dân chịu khổ, đồng khô
cỏ cháy đến nay đã lâu mà vùng đây vẫn còn nước mặn xâm nhập nên bà
con chưa làm vụ lại.
Miền Tây Nam nước Việt xưa nay dùng
ruộng làm kinh tế chính mà giờ gặp phải hạn hán, nước mặn xâm
đồng, đất bị bỏ lâu, mất trọn một mùa mà nhìn về tương lai vẫn còn
mờ mịt. Chúng tôi dừng xe bên đám ruộng màu luốt cháy chụp vài tấm
hình ghi nhớ.
Trời chiều, không thể nghỉ đêm ở
thành phố Bạc Liêu chúng tôi cho xe về hướng tỉnh Cà Mau, cách thành
phố Bạc Liêu 47 cây số, Tìm được một nhà quen xin ở trọ qua đêm là
lúc 4 giờ chiều.
Nghe tin tôi đến một số đồng đạo
lân cận tới chào mừng, vui chuyện, quý vị hỏi chúng tôi mục đích
của chuyến đi xa nầy là gì? Tôi trả lời rằng vì muốn hâm nóng lại
dấu tích của Đức Thầy ở xứ Bạc Liêu có ba kỳ công đáng nhớ nên
phải chịu đi xa:
1, Lúc đi dạo lục châu có đến tỉnh
Bạc Liêu bằng những câu:
“Lìa xa đô thị một khi,
Thuyền loan trực chỉ đến thì Bạc
Liêu”.
2, Trong tiếng kêu bi thương của lúc
“Năm năm trường xa cách, cái chánh sách áp bức tôn giáo gắt gao của người Pháp
làm cho tôi không được gần gũi các người hầu giải bày tường tận tôn chỉ hành
đạo của tôi”. Đức Thầy bị chánh quyền thuộc địa dời Ngài về tỉnh
Bạc Liêu, để mỗi sáng thứ hai là phải đến bót cò trình báo:
“Việc chi mà phải đi trình Báo?
Mỗi tháng bốn kỳ nhọc cẳng Ông.
Đời máy huyền cơ xây đến mức,
Tính xong cuộc thế lại non bồng”.
3, Đi khuyến nông các tỉnh miền Tây,
tháng 6 năm 1945 Ngài thuyết giảng ở ngôi đình thần Tân Hưng trong đô
thị Bạc Liêu.
Ba lần đến tỉnh Bạc Liêu tôi cho
rằng lần “khuyến nông” là quan trọng nhứt. Dạo lục châu Ngài dùng thần
thông huyền diệu chúng ta chỉ nghe nói chứ không thấy, còn trong
khoảng thời gian “năm năm trường xa cách…” Ngài đến Bạc Liêu vì bị lưu
đày, ở đâu một chỗ mà còn mỗi tuần phải đến bót cò trình diện.
Chỉ có đến với lần khuyến nông là đường đường chính chính thuyết
giảng công khai với lượng khán giả đi xem nghe đông ngoài sức tưởng
tượng. Các nơi tổ chức lập đài ở sân vận động hoặc sân đình mới
chứa khách hâm mộ.
“Khuyến nông” chính danh là tên tựa
của bài thuyết, bài viết:
“ Hỡi đồng bào! Hỡi đồng bào!
Thần chết đã tràn vào trung bắc
…
Tại vị lũ Tây Vi bày kế,
Phá hoại nền kinh tế nước ta
….
Năm rồi miền bắc tan hoang còn gì.
Chỉ có sứ Nam kỳ béo bở,
Cơ hội nầy bỏ dở sao xong.
Cả kêu điền chủ phu nông,
Đứng lên đừng để ruộng đồng bỏ
hoang.”
Từ lúc Đức Thầy kêu gọi sức đoàn
kết của giới nông dân hãy “Nắm tay trở lại cánh đồng” thì những
miếng ruộng bỏ hoang được cày cấy lại, trúng mùa, đưa đất nước lên
phồn thịnh trong khu vực đông nam á.
Dấu xưa roi tích 3 lần Đức Thầy
đến Bạc Liêu, dù nơi đây là xứ ven biển nhưng cũng có vùng xa biển
không bị ảnh hưởng nước mặn vẫn trồng được lúa, vườn cây ăn trái vì
thế Đức Thầy mới chọn điểm thuyết pháp khuyến nông. Nhưng nay, mấy
tháng qua báo, đài đã đưa tin nước mặn tràn vào vùng ruộng lúa làm
bức tử mùa màng tôi cảm nghe lòng đau sót vì di tích “khuyến nông”
của Đức Thầy, sợ tái diễn cảnh “ruộng đồng bỏ hoang” nhằm lúc Đức
Thầy đi xa chưa trở lại, có còn ai đâu khuyến khích nhân dân “nắm tay
trở lại cánh đồng…cả kêu điền chủ phu nông, đứng lên đừng để ruộng
đồng bỏ hoang”. Chúng tôi dò dấu đến Bạc Liêu, nhìn cảnh đồng khô cỏ
cháy chỉ biết thở than và cầu nguyện Đức Thầy sớm trở gót.
Tôi trình bày xong mục đích của
chuyến đi xa nầy và yều cầu đồng đạo hướng dẫn đoàn đến những nơi
ruộng có bị ảnh hưởng mặn xâm nhập. Đồng đạo nghe tôi phân tích và
yêu cầu, tất cả đều hài lòng liền đó có bốn vị hứa sáng sớm ngày
mai dẫn đường cho cho đoàn đi xuống tỉnh Cà Mau.
Chương trình ngày mai dự tính xong
chúng tôi hỏi thăm và trao nhau đạo đức. Chư ờng
trình trao đổi giáo lý kéo dài, sau cùng có một nam đồng đạo mới
phát tâm kể cho mọi người nghe câu chuyện về chú như sau:
Hồi đó, tôi có nghe người ta nhắc
nhớ nhiều về đạo Phật Giáo Hòa Hảo và những di tích lịch sử Đức
Thầy đã nhiều lần đến xứ Bạc Liêu nầy. Nhưng tôi chưa có một chút
cảm tình để tìm hiểu sơ về PGHH. Tôi được một Ông anh tặng cho quyển
giảng của Đức Thầy; tặng thì lấy cho vừa lòng Ông anh chứ không xem
trong đó Đức Thầy dạy những gì. Thỉnh thoảng tôi có đi chùa lạy
Phật tam bảo khi giúp tiền, lúc làm chút công quả; cứ tu kiểu vậy
và tôi thấy hài lòng. Chợt lần nọ, có người phật tử dạng uy tín đi
quyên tiền cất chùa và nhờ tôi vận động nối rộng vòng tay đến bà
con trong xóm. Theo bản vẽ thì ngôi chùa định xây cất kiểu tân, độ
khoảng bảy hay tám tỷ. Nghe tính số tiền rất lớn mà nhìn quanh vùng
đây bà con lắm người chưa có nhà ở lành lẽ, cơm ăn thiếu hụt, cất
chùa tốn như vậy là quá phí, ăn nói làm sao với Phật trong khi nhân
dân quá nghèo thiếu còn phải đóng góp tiền cất chùa lịch sự hơn
nhà giàu cho Phật ở. Tôi nghĩ Phật có lòng từ bi thương sót chúng
sanh sẽ không đồng ý cất chùa như vậy đâu.
Tôi không giúp tiền cũng không ủng
hộ việc nhờ nối rộng vòng tay nhiều người. Thương dân nghèo khổ còn
Phật là nơi để cho mình kính nể. Sự thương cần giúp tiền của chứ
kính nể thuộc về tâm linh, phật dụng lòng không dụng tiền và vật
chất. Tôi nghĩ mình không tham gia là đúng nhưng cần có bậc trên trước
chứng minh mà không biết làm sao. Bấy giờ tôi mới nhớ lại quyển
giảng của Đức Thầy Ông anh cho đã lâu chưa đọc, lòng phát sinh mừng
rỡ. Tôi đọc quyển nhứt với tựa đề “ khuyên người đời tu niệm”, xét
cách dùng chữ không cầu kỳ, dễ đọc, dễ hiểu và dễ cảm thông tâm
trạng khi Đức Thầy đi dạo lục châu thức tỉnh người đời chuyên cần tu
niệm. Lòng sanh cảm kính tôi đọc tiếp quyển nhì “Kệ dân của người
khùng” đến đoạn
“Khùng cả tiếng kêu dân ơi hỡi!
Hãy giúp cho kẻ khó mới nhằm.
Đến loạn ly khổ hạnh khỏi lâm,
Còn hơn đúc chương đồng Phật bự.
Không làm phước lại làm hung dữ,
Rồi vào chùa lại Phật mà trừ.
Phật Tây Phương có lẽ hiểu dư,
Dụng tâm ý chớ không dụng vật”.
“Đúc Phật lớn chùa cao bối rối,
Mà làm cho Phật giáo suy đồi”.
“Phật nào ham tượng cốt phết vàng,
Mà tăng tạo hao tiền bá tánh”.
Đọc đi đọc lại hai lần tâm bệnh
thao thức của tôi đã được chữa khỏi. Tôi nói trong bụng Phật của PGHH
thương người quá không ở chùa chi cho hao tiền bá tánh xây cất. Đó là
một trong những lý do khiến tôi quy y PGHH.
Đêm về khuya chúng tôi kết thúc
chuyện trò đạo đức, giữ sức khõe để tiếp tục cuộc hành trình vào
sáng sớm ngày mai.
23/4/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét