NGHI VẤN 1
BUỔI HỌC THỨ 12
CỦA
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH.
ÁC
SÂN NỘ VÀ MÊ SI
Như thường lệ, sau phần chú giảng
học viên đặt ra những câu hỏi; tôi có giải đáp tại lớp. Vì muốn lợi
ích cho các đồng đạo ở xa thiếu phương tiện đi lại cũng sẽ học được
khi cần nên tôi viết làm tài liệu post lên internet để đáp ứng yêu cầu
cho những tấm lòng mong muốn.
Hỏi: Đức Thầy dạy trừ ác mê si. Việt
Nam
ta hằng năm có tục lệ cúng đưa Ông Táo về Trời. Xin hỏi chuyện Ông
Táo về Trời là thật không? Cúng đưa như vậy là chánh tín hay mê tín?
Tại sao có lễ đưa Ông Táo về Trời mà không đặt ra lễ rước Ông Táo
trở lại?
Đáp: Câu nghi vấn quý vị vừa đặt
dài tới ba vế hỏi, tôi xin giải đáp từng vế theo thứ tự.
1,- Xin hỏi chuyện Ông Táo về Trời
là thật không?
Đáp: Đọc lịch sử chúng ta biết
rằng Việt Nam mình đã bị gần một ngàn năm cai trị bởi giặc Tàu mà
văn học Tàu họ như đề cao, thần thánh hóa dân tộc của họ tới mây
xanh, dựng nhiều tiểu thuyết thần thoại, hoang đường. Nói về sức
mạnh ví dụ: họ đặt ra chuyện Tiết Nhơn Quí cặp nách hai cây gổ to,
nói về thần thoại thì “Tề thiên Đại Thánh bay trên mây nghĩ thầm
rằng”, nói về chuyện hoang đường thì quý vị thấy trong nhiều chuyện
Tàu đề cao phép thuật, rải Ôn Hoàn Sa trận, hoặc niệm một câu chú
là phi đao bay vèo vèo chém đầu địch thủ. Văn học có óc thôn tính,
nếu được truyền sang các nước láng diềng, nhứt là những quốc gia
nhược tiểu, làm cho những người dân yếu bống vía không dám ra trận
khi họ đem quân tấn công cướp nước. Mình đánh bằng tay không hay tầm
vông vạt nhọn trong khi đó quân xâm lăng chỉ cần niệm một câu chú là
phép đánh thay người, điều khiển phi đao, bửu bối, hoặc lập trận mời
thiên binh thiên tướng rầm rộ đến hỏi ai mà dám chứ! Nhưng các tiền
bối nước ta có những vị rất khôn đã thấy được giặc đội lốt chứ
không phải Cọp thiệt, ai dám đánh là thắng. Bằng chứng là trận Bạch
Đằng, Ngô Quyền sóc cọc nhọn, dụ thuyền chiến của Tàu sâu vào trận,
thủy triều lên đầy thì đấp đập ngăn nước, chừng mực nước sông hạ
sát xuống bửa đập cho nước ra, lòi cọc nhọn đăm lủng thuyền chiến
của Tàu tặc, chết vô số kể, cả cái lủ giặc biết trước khi cái
chết sắp đến có ai niệm được câu thần chú nào hóa phép, không có
phi đao phóng lên cũng không có thiên binh thiên tướng tiếp viện. Còn
nữa, nam tử Hán đánh thua đàn bà Việt Nam, Bà Trưng, Bà Triệu xuất
binh quân Tàu thua chạy trối chết và sau cùng họ mới dùng phép, nhưng
không phải liệng phi đao phi kiếm gì gì, hạ tiện thay, cả cái bọn
đàn ông họ cởi truồng cho những phụ nữ anh hùng mắc cỡ không rược
theo nửa, thoát chết.
Tóm lại, người Tàu họ thần thánh
hóa giống dân của họ nên dựng nhiều chuyện thần thoại hoang đường. Họ
có nhiều lệ cúng kiến Khi ta bị đô hộ gần ngàn năm chịu quá nhiều
ảnh hưởng. Những sự thật nên theo hay không ta hãy nghe lời dạy của
Đức Thầy “ Tất cả thiện nam tín nữ trong tôn giáo nhà Phật lúc rảnh
việc nên thường coi kể giảng mà giữ gìn phong hóa nước nhà, giữ
những tục lệ chơn chánh, bỏ tất cả những sự dị đoan mê tín thái
quá mà làm cho đạo đức suy đồi.”
Phong hóa có nghĩa là phong tục và
giáo hóa, phong tục là cách sống tốt thành thói quen của một dân
tộc mà sự giáo hóa rất cần thiết gắn liền. Đức Thầy đặt hai chữ
“nước nhà” liền theo “phong hóa” để hiện rõ quan điểm là phong hóa
của Việt Nam ta thôi, không có phong hóa Tàu Tây nào cả, kế đó là
giữ những tục lệ chơn chánh. Táo quân về Trời chẳng những không nằm
trong viện lịch sử văn hóa nước nhà cũng không được gọi là tục lệ
chơn chánh cần phải giữ. Táo quân mỗi cuối năm lên chầu Thiên Đình,
báo cáo việc trần gian, như ở vào trường hợp Việt Nam ta bây giờ năm
nào dân mình cũng hồ hởi phấn khởi cúng đưa Ông Táo về Trời rùm
beng tâu qua thượng đế mà cái chuyện bất công, đàn áp tôn giáo, dân
mất quyền làm người, đất đai bị chiếm dụng, thưa kiện rần rần, đàn
áp rầm rộ, nhân dân năm nào cũng theo lệ đưa Ông Táo mà trần gian cứ
khổ mãi vậy thôi.
Thưa Ông giảng viên! Thế còn Đức
Thầy viết bài “Trao Lời Cùng Ông Táo” thì sao ạ?
Đức Thầy dựa vào lệ xưa đễ giáo
đạo khuyên tu bá tánh như ta đọc thấy những câu:
“Khuyên bá tánh tâm Tiên rời tục,
Chỉ máy Trời bày tỏ việc về sau.
Gái cùng trai già trẻ bước vào,
Đường trí huệ quy y gìn đạo pháp.”
------
“Hơn năm dư quyết chí duy trì,
Truyền sanh chúng phải kính thờ
Trời, Phật.”
-------
“Thần rán sức ra công khuyến dỗ,
Gìn thuần phong mỹ tục của Rồng
Tiên.
Tập ở ăn theo nết Thánh Hiền,
Lòng tu tỉnh, dòm Phật Tiên nối
chí”.
- Thưa, nếu Không phải phong tục tập
quán Việt, còn có thể là thần thoại hoang đường Đức Thầy dựa vào
đó đặt lý khuyên tu như vậy có tốt không?
Giáo lý của Đạo Phật có Huyền,
Thật, Đốn, Tiệm Đức Thầy dùng huyền để độ, ví dụ cái tệ lệ là
trong cửa thiền môn bày ra những việc cúng kiếng chè xôi, để khuyên
bỏ điều đó Đức Thầy dùng huyền sự:
“Chẳng nên cúng kiếng chè xôi,
Bởi vì tận thế Phật thôi ăn chè”.
Nói như vậy có nghĩa là hồi nguyên
thỉ Phật có dùng chè xôi, nhưng nay đời tận thế Phật lo cứu độ
chúng sanh không dùng chè xôi nữa, đừng có cúng.
2,- Cúng đưa như vậy là chánh tín
hay mê tín?
Đáp: Nếu cúng cùng nghĩa với thờ
cúng thì việc nói trên đối với người tín đồ PGHH là không phù hợp
với chánh tín. Đức Thầy dạy:
“Ngoài sự thờ Phật, Tổ Tiên, Ông
Bà, cha mẹ và những vị anh hùng của đất nước, không nên thờ vị tà
thần nào khác mà mình không rõ căn tích”.
Giá như Táo quân có căn tích nước
Tàu chứ không phải thần thoại hoang đường, và mỗi năm Ông ta có lên
thiên đình thì cũng là chuyện của nước Tàu, không có căn tích trong
nước Việt Nam. Đức Thầy kêu thờ Phật, bởi lòng của Đức Phật không
có biên cương, biên giới, đến đâu Ngài cũng thể hiện tính yêu thương
và bình đẳng các dân tộc, đối thương không đối ghét, giáo dục chứ
không khiển trách, nên Đức Thầy không đặt Ngài ở quốc gia nào, quốc
gia nào cũng là của Ngài.
Nói về thiên chức Táo quân, cõi
trần gian nơi Ông làm việc, dân chúng bị lầm than, áp bức, cúng cho
Ông ăn no về Trời mà không giúp được gì cho dân chúng thì đủ biết không có Ông nào về Trời
kiểu vậy, là dựng chuyện đó. Thế mà người Việt Nam ta mỗi năm nhà
nhà tốn không biết bao nhiêu tiền, giết chết sinh vật làm lễ cúng đưa
cái Ông vô tích sự trong khi đó những vị anh hùng hy sinh vì nước vì
dân, Tàu qua xâm chiếm là đuổi Tàu, Tây đến đuổi Tây những vị anh
hùng quyết chiến với giặc Tàu, Giặc Tây bảo vệ nước non dân tộc mà
vong thân; các vị là ruột rà, ân nhân muôn thuở của mình đáng lẽ
phải nhớ ơn và lễ cúng long trọng lại đi cúng cái tên Tàu hại. Làm
như vậy là sỉ nhục các anh linh tử sĩ của Việt Nam ta.
Ta nói chuyện đời xưa mà quên hiện
tại, Quân Tàu xâm chiếm hải phận Hoàng Sa, Trường Sa, rất đông rất
đông người Tàu vào Việt Nam ở lậu không có giấy tờ gì mà được ở
yên. Tiền bối của họ vào lần trước đã để lại cái hậu quả cho Việt
Nam lãnh lấy chuyện Táo Quân giờ đã ăn sâu vào máu thịt của nòi
Việt, nếu để họ xâm chiếm lần nữa không biết dân tộc ta phải thêm cái
lệ cúng đưa Ông nào?
Hỏi: Tại sao có lễ đưa Táo quân đi mà
không có lễ rước về để chừng về Ông về êm ru ?
Đáp: Tôi nghĩ đó là sự thiếu sót
của người dựng chuyện; hoặc thần Táo được trần gian lo lót đãi cho
ăn, đưa cho đi, tưởng làm được việc ích nước lợi dân, ai ngờ người ta lo
uổng phí thì phải bí mật lội về. Ối, cũng là cái việc trần gian
như người ta kêu treo cờ đâu ai kêu mình cuốn cờ. Cuốn cờ là tự động.
Đến đây nếu vấn chủ không còn hỏi
thêm thì xin cho qua câu khác.
06/4/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét