ĐẾN
HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG
Sáng ngày 4/4/2016 chúng tôi hỏi
thăm đường đến huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Theo lời chỉ dẫn
của bà con địa phương chúng tôi cho xe trở ra ngã ba đầu đường dẫn
vào huyện Mỏ Cày mà hôm qua chúng tôi chạy lạc huốc. Ra lộ lớn
chúng tôi đi thẳng về tỉnh Bến Tre, trên đường xứ lạ thành thử chạy
xa xa là dừng lại hỏi thăm để tránh tình trạng đi lạc như bửa trước.
Chúng tôi đến chợ tỉnh Bến Tre, không phải, chỉ chạy ngoài đường phố
chớ không vào trong chợ.
Tính ra, chuyến Đức Thầy đi dạo
lục châu ghé trải qua nhiều thiền thị và thôn quê, nhưng tỉnh Bến Tre
chắc có ưu điểm gì nên được Đức Thầy quan tâm đặc biệt. Đi vào chợ
tỉnh để “Giả chị bán chè” với giọng rao “Rặt tiếng kim thời”. Gánh
chè bán hết liền nói lời tiên tri chuyện khổ sau nầy để thức tỉnh
bá gia lo tu giải khổ. Khuyến tu dân chợ búa xong Đức Thầy “Lìa xa
thiềng thị đến thì thôn quê” cũng thức tỉnh người đời, nhưng rơi rớt
những kẻ tâm trí tối đen, cứng khừ trần tục buông tiếng chưởi thề
còn thêm sỉ nhục Thầy dạy là “Lũ bá vơ”. Lúc đi bộ khi đi ghe mà
“dạo cùng khắp tỉnh Bến Tre” khi nói vè, lúc đọc thơ… dạy đạo.
Được sự giới thiệu của quý đồng
đạo ở thị xã Cây Lậy và cho tôi số phone của một người ở xã Tân
Thành nhờ vị nầy hướng dẫn qua điện thoại. Vì thế, qua cầu rạch
Miểu thuộc tỉnh Tiền Giang, chúng tôi không đi thẳng về Mỹ Tho, vừa
xuống dốc cầu là rẻ phải đi về huyện Gò Công Đông. Hỏi thăm hỏi
thăm, chạy hoài chạy mãi thật là xa trông tới mỏi mấy khúc lòng mới
thấy tấm bảng đề xã Tân Thành. Mừng lắm, tôi gọi điện xin cho người
đến rước nhưng bên kia đầu dây bảo rằng hãy đến ngã tư quẹo phải hai
cây số chúng tôi sẽ được đón trên đường.
Người ra đường đón chúng tôi là
đồng đạo tên Sang, nhờ có cái dáng đạo PGHH với nhau dù chưa một lần
gặp mặt mà chào hỏi rất là vui vẻ, thú vị. Sang mời chúng tôi vào
nhà thì có thêm ba đồng đạo trẻ tuổi nữa đang chuẩn bị bàn trà và
mời vào bàn dùng trà nước. Tưởng như nhà mình, tôi lẹ lẹ đi vào
phòng tắm rửa mặt mới hay ở đây nước mặn cũng xâm nhập nhà vệ sinh,
phòng tắm. Não nề quá!
Tôi nghĩ không nên ở đêm với nước
mặn được nữa, một bộ đồ thay ra không giặt là quá rồi nhá, gia tài
có bộ thay bộ đổi, nếu chịu thêm một bửa không giặt nữa là mệt
xác. Tôi tự lý luận với bản thân nên sau khi dùng cơm xong hối hả quý
đồng đạo địa phương đưa chúng tôi đi thăm những ruộng rẩy, vườn cây ăn
trái bị nhiễm mặn chết rả. Tôi quyết định ênh, khi xong là lên đường
ngay về thị xã Cây Lậy, cách gần trăm cây số, ba hay bốn giờ chiều
về cũng kịp.Qua nhiều đám dưa hấu nhiễm mặn teo
dây trụi lá chết thê thãm. Xưa tôi có làm nghề trồng trọt, nhà vốn
không dư, chỉ cần làm thất một mùa vụ là lâm nợ, lớp chạy ăn, vốn
làm vụ lại … ngặt mình! Làm thất mùa thì cũng còn vớt vát năm mươi
ba mươi phần trăm, gặp nước mặn nó bức tử chết tại chỗ, thua trắng,
vớt xác thì có chứ tiền đâu mà vớt.
Qua nhiều đám dưa hấu nhiễm mặn teo
dây trụi lá chết thê thãm. Xưa tôi có làm nghề trồng trọt, nhà vốn
không dư, chỉ cần làm thất một mùa vụ là lâm nợ, lớp chạy ăn, vốn
làm vụ lại … ngặt mình! Làm thất mùa thì cũng còn vớt vát năm mươi
ba mươi phần trăm, gặp nước mặn nó bức tử chết tại chỗ, thua trắng,
vớt xác thì có chứ tiền đâu mà vớt.
Rời khỏi những đám rẩy dưa hấu
chúng tôi đến vùng ruộng; trông xứ nầy còn ở xưa lắm, chiếc cầu khỉ
gập ghềnh xứ mình đã bỏ lâu thì nay lại gặp ở quê nhiễm mặn. Tuổi
về chiều, đối trước chiếc cầu khỉ xưa mình thường đi, đôi khi còn
cợt nhúng lóc chóc là khác, giờ ngại lắm. Lúa chủ đây theo sự đánh
giá của tôi là chưa nhiễm mặn, nó bị chết khô. Ông chủ ruộng nhà
thấy sự tác hại của những miếng ruộng bơm nước kênh lên đành khép
kín đường nước không cho mặn vào. Thà để ruộng chết khô còn hơn là
chết nước mặn, nghĩ rằng ruộng chết nước mặn tương lai mịt mù lắm,
mặn đã ngấm đất nếu mai sau nước ngọt trở lại thì khó cải thiện.
Điều nầy không biết nông dân những đất đã bị mặn xâm nhập có nghĩ
tới chưa. Còn nữa, những vùng ngăn mặn người ta đã xuống đập, trong
kênh đầy nước mặn, nếu không được tháo rửa, chừng nước ngọt về mở
cống đưa vào trộn lộn hai thứ đưa lên ruộng coi chừng là bỏ của nữa
đấy.
Lúa khô cháy, đất nứt nẻ, nhiều
vườn cây mảng cầu trơ cành, đồng đạo Sang người hướng dẫn nói với
chúng tôi lúc ngừng lại dưới tàng cây bống mát:
Ở đây đi trên đường làng chú ít
thấy nam nữ trẻ tuổi phải không ?
Ừ phải ! sao thế?
Chịu mặn như vậy, họ phải đi tha
phương cầu thực.
Tội nghiệp!
Tham quan nhiều nơi trồng trọt bị
nước biển xâm hại, Sang dẫn chúng tôi đến một tiệm cơm chay từ thiện.
Trước kia cơm chay ở đây hoạt động suốt mỗi ngày hai buổi nhưng có lẽ
đã bị ảnh hưởng của nước mặn mà thiếu sức cung ứng nên tiệm chay
đã thu hình lại còn mỗi tháng 4 ngày. Tôi thấy quang cảnh nơi nầy
cũng khá xinh lịch mở một tiệm chay để làm công việc lá lành đùm
lá rách ngon hỏng chỗ chê. Đem phước đến dân nghèo rồi kề tai khuyên
họ làm lành lánh dữ tu nhân tích đức để không còn chịu quả báo
trong kiếp lai sinh. Đây đồng đạo PGHH chưa đông, cho dù đầy lòng từ
thiện nhưng cũng phải có tiền. Tôi mong hỡi ai, chiếc xe chuyên chỡ
tình thương coi mòi đã đuối, nếu không sớm nhờ sự tiếp tay, xe hết
trớn phải dừng, rất mong có nhiều sức đẩy.
Hôm nay không nhằm ngày đãi chay nên
tiệm ăn không khách đến, chỉ có chúng tôi là khách lỡ đường nhưng
phải giữ lệ, vào thăm viếng chứ không ăn. Tội nghiệp bà con nghèo
thiếu làm không ra tiền những người sống đời bất hạnh, dân đi mót
bộc, xin ăn, hay bán vé số… nếu có mỗi bửa ăn không tốn tiền đỡ một
chút khổ cho đời. Sự cần thiết nầy ước mong có nhiều bàn tay của
mạnh thường quân.
Tỉnh Gò Công xưa giờ đã xuống cấp
còn chức huyện thôi. Nhưng lịch sử xưa đã ghi thành chữ thì không thay
đổi. Cũng trên đường đi dạo lục châu, đang ở tuốt xa tỉnh Cà Mau Đức
Thầy viết:
“Đằng vân đến tỉnh Gò Công
Vì thương dân thứ mới hồng đến đây.
Xư kia bảo lục tỉnh nầy,
Mà sau cảnh khổ xứ nầy nhiều hơn.”
Rất tiếc tỉnh Gò Công không còn
cái tên như lúc trước. Sự thay tên đổi họ đã làm mất mát quá nhiều
dấu dết lịch sử. Thủ đô Sài Gòn của Việt Nam Cộng Hòa giờ là
thành phố Hồ Chí Minh, Thánh Địa Hòa Hảo lúc xưa thì nay thay tên là
xã Phú Mỹ. Thời thế đổi thay nhân dân không chịu cũng phải chịu. Cái
tên ấn tượng lúc Đức Thầy từ tỉnh Cà Mau cái tỉnh ở cùng trời
cuối đất “Đằng vân đến tỉnh Gò Công, vì thương dân thứ mới hồng đến
đây” để nói rằng “Xưa kia bảo lục tỉnh nầy mà sau cảnh khổ xứ nầy
nhiều hơn” chính là lời tiên tri mãi mãi ở chỗ tiên tri. Tôi hỏi quý
huynh đệ trong tiệm chay về nguồn gốc “xưa kia bảo lục”, có đồng đạo
trả lời bằng một câu chuyện dài, tôi tóm tắc:
Theo các cụ qua mấy đời truyền
miệng, năm 1904 có đoàn hát xa về đây làm tuồng hát bội, đào kép đang
diễn xuất rất hay, khán giả thích thú xem đông rần rộ, bất ngờ mây
đen phủ kín trời đất. Tiếng gió từ xa thổi tới xé không gian ồ ạc, dân
lành xem hát bội nghe tiếng gió xé bất chừng là sợ lắm, nghĩ đến một
tai nạn khủng khiếp sắp xảy ra, họ đua nhau mà chạy nhưng không kịp, Mây
đen làm tối cả bầu trời, 3 lượn sóng thần ngẩng cao đùa tới, tất
cả dân đi xem hát, các đào kép đóng tuồng đều chết. Ba lượng sóng
thần đẩy lên rất xa trên bờ đất, thưở ấy những người ở xa luồn bảo
lũ sống sót kiểm kê tác hại của bảo tố đã giết chết năm ngàn nhân
mạng, người ta còn thấy những xiêm y của đào kép hát vươn vấn trên
cây.
Thời gian đã nhắc chừng, tiếc là
không được ở đây lâu để tìm hiểu thêm nhiều sự lạ.
Rời khỏi những đám rẩy dưa hấu
chúng tôi đến vùng ruộng; trông xứ nầy còn ở xưa lắm, chiếc cầu khỉ
gập ghềnh xứ mình đã bỏ lâu thì nay lại gặp ở quê nhiễm mặn. Tuổi
về chiều, đối trước chiếc cầu khỉ xưa mình thường đi, đôi khi còn
cợt nhúng lóc chóc là khác, giờ ngại lắm. Lúa chủ đây theo sự đánh
giá của tôi là chưa nhiễm mặn, nó bị chết khô. Ông chủ ruộng nhà
thấy sự tác hại của những miếng ruộng bơm nước kênh lên đành khép
kín đường nước không cho mặn vào. Thà để ruộng chết khô còn hơn là
chết nước mặn, nghĩ rằng ruộng chết nước mặn tương lai mịt mù lắm,
mặn đã ngấm đất nếu mai sau nước ngọt trở lại thì khó cải thiện.
Điều nầy không biết nông dân những đất đã bị mặn xâm nhập có nghĩ
tới chưa. Còn nữa, những vùng ngăn mặn người ta đã xuống đập, trong
kênh đầy nước mặn, nếu không được tháo rửa, chừng nước ngọt về mở
cống đưa vào trộn lộn hai thứ đưa lên ruộng coi chừng là bỏ của nữa
đấy.
Lúa khô cháy, đất nứt nẻ, nhiều
vườn cây mảng cầu trơ cành, đồng đạo Sang người hướng dẫn nói với
chúng tôi lúc ngừng lại dưới tàng cây bống mát:
Ở đây đi trên đường làng chú ít
thấy nam nữ trẻ tuổi phải không ?
Ừ phải ! sao thế?
Chịu mặn như vậy, họ phải đi tha
phương cầu thực.
Tội nghiệp!
Tham quan nhiều nơi trồng trọt bị
nước biển xâm hại, Sang dẫn chúng tôi đến một tiệm cơm chay từ thiện.
Trước kia cơm chay ở đây hoạt động suốt mỗi ngày hai buổi nhưng có lẽ
đã bị ảnh hưởng của nước mặn mà thiếu sức cung ứng nên tiệm chay
đã thu hình lại còn mỗi tháng 4 ngày. Tôi thấy quang cảnh nơi nầy
cũng khá xinh lịch mở một tiệm chay để làm công việc lá lành đùm
lá rách ngon hỏng chỗ chê. Đem phước đến dân nghèo rồi kề tai khuyên
họ làm lành lánh dữ tu nhân tích đức để không còn chịu quả báo
trong kiếp lai sinh. Đây đồng đạo PGHH chưa đông, cho dù đầy lòng từ
thiện nhưng cũng phải có tiền. Tôi mong hỡi ai, chiếc xe chuyên chỡ
tình thương coi mòi đã đuối, nếu không sớm nhờ sự tiếp tay, xe hết
trớn phải dừng, rất mong có nhiều sức đẩy.
Hôm nay không nhằm ngày đãi chay nên
tiệm ăn không khách đến, chỉ có chúng tôi là khách lỡ đường nhưng
phải giữ lệ, vào thăm viếng chứ không ăn. Tội nghiệp bà con nghèo
thiếu làm không ra tiền những người sống đời bất hạnh, dân đi mót
bộc, xin ăn, hay bán vé số… nếu có mỗi bửa ăn không tốn tiền đỡ một
chút khổ cho đời. Sự cần thiết nầy ước mong có nhiều bàn tay của
mạnh thường quân.
Tỉnh Gò Công xưa giờ đã xuống cấp
còn chức huyện thôi. Nhưng lịch sử xưa đã ghi thành chữ thì không thay
đổi. Cũng trên đường đi dạo lục châu, đang ở tuốt xa tỉnh Cà Mau Đức
Thầy viết:
“Đằng vân đến tỉnh Gò Công
Vì thương dân thứ mới hồng đến đây.
Xư kia bảo lục tỉnh nầy,
Mà sau cảnh khổ xứ nầy nhiều hơn.”
Rất tiếc tỉnh Gò Công không còn
cái tên như lúc trước. Sự thay tên đổi họ đã làm mất mát quá nhiều
dấu dết lịch sử. Thủ đô Sài Gòn của Việt Nam Cộng Hòa giờ là
thành phố Hồ Chí Minh, Thánh Địa Hòa Hảo lúc xưa thì nay thay tên là
xã Phú Mỹ. Thời thế đổi thay nhân dân không chịu cũng phải chịu. Cái
tên ấn tượng lúc Đức Thầy từ tỉnh Cà Mau cái tỉnh ở cùng trời
cuối đất “Đằng vân đến tỉnh Gò Công, vì thương dân thứ mới hồng đến
đây” để nói rằng “Xưa kia bảo lục tỉnh nầy mà sau cảnh khổ xứ nầy
nhiều hơn” chính là lời tiên tri mãi mãi ở chỗ tiên tri. Tôi hỏi quý
huynh đệ trong tiệm chay về nguồn gốc “xưa kia bảo lục”, có đồng đạo
trả lời bằng một câu chuyện dài, tôi tóm tắc:
Theo các cụ qua mấy đời truyền
miệng, năm 1904 có đoàn hát xa về đây làm tuồng hát bội, đào kép đang
diễn xuất rất hay, khán giả thích thú xem đông rần rộ, bất ngờ mây
đen phủ kín trời đất. Tiếng gió từ xa thổi tới xé không gian ồ ạc, dân
lành xem hát bội nghe tiếng gió xé bất chừng là sợ lắm, nghĩ đến một
tai nạn khủng khiếp sắp xảy ra, họ đua nhau mà chạy nhưng không kịp, Mây
đen làm tối cả bầu trời, 3 lượn sóng thần ngẩng cao đùa tới, tất
cả dân đi xem hát, các đào kép đóng tuồng đều chết. Ba lượng sóng
thần đẩy lên rất xa trên bờ đất, thưở ấy những người ở xa luồn bảo
lũ sống sót kiểm kê tác hại của bảo tố đã giết chết năm ngàn nhân
mạng, người ta còn thấy những xiêm y của đào kép hát vươn vấn trên
cây.
Thời gian đã nhắc chừng, tiếc là
không được ở đây lâu để tìm hiểu thêm nhiều sự lạ.
14/4/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét