THẦN HỘ PHÁP
Tín đồ
nhà Phật hoặc những ai có niềm tin bất khả xâm phạm về các đấng vô hình phù hộ,
bản thân xảy ra điều không lành hoặc về tín ngưỡng, những chuyện xui xẻo như bị
kẻ ác phá hại chùa chiền am thất hoặc hành hung những vị tu hành chẳng hạn, người
ta nghĩ rằng vị Thần Hộ Pháp, cũng có khi gọi là Đức Hộ Pháp sẽ bảo trì che chở
tín ngưỡng của tín đồ, người lương thiện.
Thường
thì ta thấy trong mỗi chùa có thượng lên ngôi thờ Thần Hộ Pháp, nhủ ý giám sát
những người có hành động như ma quỷ đến quấy phá chùa, hoặc kẻ ác vô lễ với các
ngôi thờ tôn nghiêm. Người ta cho tạc tượng hoặc hình vẽ vị Thần Hộ Pháp hình
thể như một võ tướng, có khi tay cầm gươm, có khi cầm chày Kim Cang với tư thế
sẵn sàng, nếu có ác ma đến chùa phá Phật hại Tăng thì Thần đây xông ra bảo vệ.
Có người
hỏi tôi: Xin cho biết tôn danh của Thần Hộ Pháp để phòng khi gặp kẻ phá chùa
hại đạo, hung hiếp kẻ tu hành kêu thẳng tôn danh quí tánh của vị ấy cứu ngay
cho kịp. Tôi trả lời là chưa tìm thấy quyển Kinh Sách nào đặt nhiệm tên của vị
Thần Hộ Pháp mà Hộ Pháp là một hình thức biểu trưng những người nặng nợ với
đạo, bảo vệ chánh pháp tồn tại mãi mãi ở thế gian cho đến khi cõi hồng trần nầy
không còn chúng sanh nào luân hồi nữa. Tất cả những người tu Phật đều có vai
trò Hộ Pháp. Trước khi đắc đạo, Đức Phật còn là một nhà tu thì đã tự Hộ Pháp
chánh, cho pháp chánh thường trụ trong lòng để tẩy độc những tà pháp. Sau khi
Đức Phật đắc đạo Ngài liền chuyển pháp luân xuống chốn nhân gian độ đời như Đức
Huỳnh Giáo Chủ nói:
“Thương quá sức bắt cuồng tâm não
Quyết cứu người dùng đạo phổ thông.”
“Thương quá sức nên ta bịn rịn,
Quyết độ đời cho đến chung thân.
Nếu thế gian còn chốn mê tân,
Thì ta chẳng an vui Cực Lạc.”
Người ta
nghe được giáo pháp lòng sanh kính trọng phát nguyện quy y. Trong Kinh Niết Bàn
Phật cũng dạy:
“ Thuở
xưa ta nhờ nhân duyên Hộ Pháp mà nay thành tựu đặng cái thân Kim Cang nầy,
thường trụ chẳng hoại…”
Đức Phật
đi từ quá khứ xuyên qua hiện tại đến vị lai lúc nào cũng là Hộ Pháp, chúng sanh
nhờ Pháp của Phật quy y tu hành, lòng luôn kính trọng bảo vệ chánh Pháp. Sự
kính trọng, Hộ Pháp tạm kể có hai dạng: Đối nội và đối ngoại.
Đối
ngoại: a, Hộ Pháp là truyền bá rộng khắp lời của Phật thuyết ra để nhân sanh có cơ hội tích phước tùng thiện,
theo sáng bỏ tối, làm điều chơn chánh, tẩy rửa muội mê… b, Che chở, ngăn cản,
đối trị những kẻ ác ôn, tà sư ngoại đạo có hành động xâm hại giáo hội, tín
ngưỡng tôn giáo như phá chùa, hành xử lổ mảng đối với các vị tu hành, mỉa mai
bày bác giáo lý tôn giáo. Điều nầy thường hay xảy ra ở những quốc gia bị kẻ
ngoại địch xâm lăng thống trị, hoặc chánh quyền của dân nhưng nền chánh trị độc
tài, không ưa tôn giáo… khiến các vị Hộ Pháp quá nhiều vất vả.
Đối nội:
Hộ Pháp là hành giả đối với chính mình. Cách Hộ Pháp thiết yếu hữu hiệu nhứt
là, Phật đã trao giáo Pháp, giáo điều đến ta thì ta bảo vệ hành sử đúng theo.
Đức Phật dạy rất nhiều Pháp để chúng sanh tùy tâm tính mà chọn lựa vừa lòng.
Nhiều Pháp như thế nhưng chung quy cũng gom về một nền tảng Giới, Định, Huệ.
Nếu người tu hành không tôn giới luật làm trọng sẽ không dễ được Định, không có
Định mãi mãi không phát Huệ và như thế chính mình là người không Hộ Pháp. Đạo
không có người hành đạo mà chỉ lo bảo vệ đạo khi có kẻ khác quấy rầy. Bảo vệ
đạo cho người khác tu nhưng không có người khác nào tu, chuyện như giữ đạo
ngoài da mà ruột không có, chỉ phô trương cái vỏ bề ngoài rốt lại được gì. Hành
giả không tự hộ Pháp bằng thực hành Giới, Định, Huệ thì những người Hộ Pháp ở
dạng đối ngoại, các vị hy sinh bảo vệ sự bình an, giữ gìn giáo hội, chùa am…
chẳng hóa ra mất ý nghĩa sao?
Ngoài kia
đầy sóng gió người ta bỏ công làm rào cảng sóng gió cho ông đạo yên ổn lo tu mà
ông không chịu tu, người ta quí trọng chùa, tôn giáo và giáo Pháp, có khi đụng
chuyện phải hy sinh để bảo vệ chùa tôn giáo và giáo Pháp cho ông yên tịnh tu
hành, chỉ cần ông Hộ Pháp bằng cách đừng để quên mất Phật Pháp trong lòng. Không
đủ khả năng của người làm rào cảng sóng gió thì thôi đừng lo chống đối ai, việc
đó để Thần Hộ Pháp đối ngoại có bản lĩnh, ông lo mà chống đối với giặc phiền
não, những tên giặc làm cho ông không giữ giới, rối loạn tinh thần và mất đi sự
sáng suốt. Nếu ông Hộ Pháp chỉ là học thuộc giáo lý nhiều, đi giảng thuyết mong
người ta hành theo mà mình không hành theo lời Phật dạy, với thái độ nghịch lý
đó, chỉ giảng thuyết thôi mà tự đề cao mình là người truyền bá, Hộ Pháp sao?
Người ta nghe xong ngộ được lý, hành theo để từ giáo lý đạt đến chân lý, mà ta
chỉ đứng ở cuối ranh giới giáo lý không bước qua chân lý, là chờ vòng quay luân
hồi đến dẫn đi sao ?
Cất chùa
là khó bởi sự tốn hao tiền của công sức, nhưng chùa vốn có hình tướng, vật
chất, dù khó khăn thiện tín vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ. Cất được chùa rồi,
kiếm một người xứng đáng lên làm chủ chùa là chuyện khó. Ăn cơm chùa, mặc áo
nhà chùa thì mỗi mỗi hành động, tư tưởng, ngôn ngữ phải hạnh cách đạo đức.
Hôm nay
gặp gở nhau, huynh đệ chúng ta đều là người kính trọng Phật Pháp, muốn bảo vệ điều
ta hiểu về Phật Pháp đem san sẽ người khác hiểu và khuyến khích họ tu, căn bản
đi từ Giới, Định, Huệ. Nhưng ta không tu thì vấn đề tôn kính Phật Pháp của ta
tuy không nói là vô nghĩa, nhưng sự ích lợi ở độ giữa chừng. Lộ trình dẫn tới
mục tiêu ta đi mới giữa chừng ngừng lại chờ chết, hết một kiếp, kiếp sau đi lại
từ đầu… có lẽ chúng ta cũng vì nhiều kiếp đi mới giữa chừng ngừng lại chờ chết
để giờ hội tụ lên kiếp chót nầy (Kiếp chót của chu kỳ lý Tam Nguơn) nếu lần nầy
không đi tới mục tiêu mà dừng lại giữa chừng như những kiếp qua, kiếp sau sanh
lên Đời Thường Nguơn tái diễn một chu kỳ mới phải mất hơn mười ngàn năm nữa mới
đầu thai lên được như Đức Thầy dạy:
“Chớ mong Yến Thử ẩm hà
Mười ngàn năm lẻ cửa nhà đâu con.”
Biên soạn
tác phẩm “Đời Thượng Nguơn” ông Vương Kim đã nghiên cứu qua nhiều quyển Sấm
Truyền, xác định đời Thượng Ngươn sống tuổi dư muôn. Nếu vậy lần chót nầy ta
không đi thẳng đến mục tiêu mà ngưng nghỉ giữa chừng đợi chết đến như hồi lần
thì phải chịu chờ tới hơn mười ngàn năm nữa mới đầu thai lên cõi nhân gian
thượng nguơn.
Tóm lại,
mỗi đồng đạo chúng ta đều có tinh thần và bổn phận phải Hộ Pháp, gìn giữ giáo
pháp, giáo hội, chùa am cho khách thiền môn thuận duyên an nhàn tu niệm là một
điều hay rất đáng trân trọng, khuyến khích; nhưng giữ yên sóng gió cho người ta
tu mà mình không tu thì rất là thiệt thòi. Hộ pháp bằng không cho mất sở hửu
vật chất của giáo hội mà mất đi đạo tâm Giới, Định, Huệ trong mỗi hành giả thì
rất là tiếc lắm.
02/3/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét