ĐẠO TÂM,
ĐẠO HIỆU
Trong một cuộc gặp gở tình cờ, có người hỏi tôi: Đi
đâu tôi cũng nghe quý huynh, chú nói nhiều về Đạo Tâm, khuyến khích nhau thực
dụng hữu hiệu nhưng tôi chưa hiểu chính xác Đạo Tâm là gì và đối ngược với Đạo
Tâm là thế nào?
Tôi đáp: Tôi không có chuyên môn nghiệp vụ trả lời
nghi vấn nhưng nếu câu hỏi như muốn trao đổi để cùng hiểu biết với bàn đồng
hành, không gây khó dễ thì tôi xin phép gởi dòng tâm sự:
ĐẠO TÂM: là đạo đức được nuôi sống trong tâm, không
chú trọng hình thức bên ngoài. Vì thế các vị đạo tâm ít khi đòi hỏi chỗ ở được
thế nầy thế khác, ăn mặc thế nọ thế kia. Thời giờ công phu là hướng nội tuyệt
đối, dầu sự hướng nội có bửa bị thất thoát bởi một sở hở nào đó mà phiền não
chen vào. Nhờ chuyên chú hướng nội nên hễ lúc nào hay phiền não chen vào phát
hiện không quá muộn. Người có đạo tâm không đem thời giờ quy nạp vào những
chuyện không đâu vô bổ cho tiến trình giác ngộ. Chuyện không đâu tôi nói không
phải mỗi thứ đổ trúc lên những điều vấn vương trần tục mà còn làm trong sạch cửa
thiền những tranh cải, cao thấp, dù là Phật Pháp, nếu không làm sáng tỏ đạo tâm
đều là vô bổ cho bản thân hành giả, cố duy trì tài năng và giành cái đúng về
mình đều là hình thức mà ở lập trường chuyên tu ta không muốn có sự thành công
nầy. Người theo đuổi tiêu hướng tu hành của Đạo Phật nhứt là Phật Giáo Hòa Hảo
hẳng sẽ thấy một bài dạy với nội dung sâu sắc mang đến cho mỗi hành giả:
“Hãy rán tu tâm dưỡng tánh lành,
Đừng cho mà nghiệp vọng tâm sanh.
Quay về cội phúc đường chân đạo,
Phật Pháp thiền na dốc thực hành.”
Mỹ cảm của đạo Phật là thắc chặc sự chung thủy cứu
độ chúng sanh, khi ta đã học hạnh từ, bi, hỉ, xả thì phải lập hạnh từ bi hỉ xả
và luôn thăm dò trình độ từ bi hỉ xả của mình xem sự lập hạnh của ta có đúng
bài bản chưa. Ví như Hành giả của pháp môn Niệm Phật lúc lập hạnh giúp đời, ở
gần thế sự ta có còn niệm tưởng Phật nữa không? Ta niệm cái gì nhiều? Đồng ý là
đi làm từ thiện niệm Phật không nhiều như lúc ta ở trong cử khóa công phu, tịnh
thất. Đồng ý đây không có nghĩa là dựa vào công tác từ thiện giúp đời ta không
giữ chặc chịa đạo tâm nhưng ít ra cũng trụ trong chánh pháp, chánh tư duy mà
làm việc, đạo tâm còn đó trong Bát Chánh Đạo hơn là để mặc tình cho tà tâm vọng
tưởng lu bu.
ĐẠO HIỆU: trái lại, chú trọng vẻ bề ngoài. Làm việc
vì hay hoặc ơn ích cho đời muốn nhiều người biết mình có công, tích cực với
việc làm xã hội từ thiện, thậm chí đối với điều Phật dạy cách tu hành, tịnh tọa
ngày mấy cử mỗi cử mấy giờ cũng đem khoe với người khác cho họ biết cái đạo
hiệu của mình là vậy đó, tiếng tăm nổi bật.
Người có đạo, chuyên tu phải dựa vào đạo đức bản
thân phát huy tinh thần xã hội từ thiện hay truyền bá Phật pháp cải thiện lòng
người, làm từ thiện cũng là một cách tu vượt lên trên chỗ khó tu. Không nên dựa
vào danh dự cá nhân của mình hay của người thân mình và muốn đạt thành tích mà
bất chấp giới luật. Hành giả bị tổn hại tinh thần mà nói vì lợi ích của đạo có
thể là sự tính toán sai. Hạng Đạo Hiệu nầy Đức Thầy PGHH đã viết lời cảnh tỉnh:
“Chớ giả dối mà mang sắc áo,
Mượn Bồ-Đề chuỗi hột lòe người.
Làm cho dân khinh dể ngạo cười,
Tội lỗi ấy luật nào dung thứ.
Tu con ham chay to đám bự,
Đặng thế gian dưng cúng bạc tiền.
Dối rằng lo tu bổ chùa chiền,
Mà làm của xài riêng cho thỏa.
Bảo làm sao dân không sa ngả,
Nghe lời rù tông nọ phái kia…”
Xưa có một vị quan thanh liêm tên là Tây Môn Báo hết lòng phò vua giúp nước ông được vua Văn
Hầu nước Ngụy sai đi làm quan đất Nghiệp. Tây
Môn Báo lấy sự liêm chính trị dân nên được dân quí kính, nhưng trong hoàng cung
quan tả hữu hầu cận vua, muốn Ông Báo biết điều một chút, lo lót để giữ chức.
Nhưng vị quan thanh liêm nầy không làm được điều đó nên đã tới tai nhà vua
nhiều điều bất lợi chốn quan trường. Ông bị vua cắt chức và đòi trả lại ấn tín.
Bấy giờ Tây Môn Báo biết rõ sự tình tâu lên vua rằng:Thần trước đây chưa thông
phép làm quan, nay trong chóc lác đã học được. xin bệ hạ cho phục chức thần hứa
sẽ trị dân làm vừa lòng bệ hạ, nếu chẳng được y lời hứa thần chịu tội gia hình.
Vua Vă n Hầu
chuẩn y giao ấn tín lại cho Tây Môn Báo. Ông
quan nầy thử không thanh liêm một lần cho biết: ép dân, đánh thuế cao, dân tình
oán than, cho rằng mới về triều trở lại thì ông đã đổi tánh, không thương dân
nữa. Có tiền ông đem lo lót quan hầu nhà vua, quan hầu được tiền tự khắc tâu
lên vua rằng Tây Môn Báo giờ giỏi việc trị dân.
Vua rất mừng triệu ông đến ban thưởng. Ở trước vua nghe lời khen ngợi về mình
ông cảm thấy thật hổ thẹn, không thể nhịn được nữa, nói với vua: Tâu bệ hạ,
ngày trước thần hết lòng vì nước vì bệ hạ mà trị dân một cách công bằng, liêm
chính, thu phục nhân tâm giúp cho bệ hạ giữ vững ngai vàng thì bệ hạ bắt tội
cắt chức thần, kêu giao lại ấn tín. Nay thần trị dân không vì vua vì nước mà vì
quan hầu của bệ hạ, đút tiền lo lót cho hắn thì hắn bẩm báo thần lập được nhiều
thành tích, bệ hạ kêu khen thưởng. Làm việc quan không vì dân vì nước mà vì chỗ
mua quan bán chức thôi để Báo tôi từ chức cho xong. Nói xong ông trình giao lại
ấn tín.
Qua câu chuyện trên một người vì nước vì dân không
vì danh lợi đối với mình hay người thân mình mà làm việc, ngay đến ông vua
người làm chủ một đất nước làm sai cũng phải cải sửa. Đất nước muôn đời của dân
tộc còn làm chủ một đất nước thì chỉ có thời gian dài ngắn cũng sẽ giao quyền
làm chủ cho người khác. Khi lên nhận chức chủ một đất nước từ người tiền nhiệm
thì đất nước rất phú cường, nhân dân an cư lạc nghiệp mà khi trả thì trả một
đất nước nghèo nàn lạc hậu nhứt vùng. Tây Môn
Báo tâm vì nước vì vua làm việc hết sức mình ngưỡng mong đất nước thái bình,
nhân dân an cư lạc nghiệp, hành động không vì lợi ích của bản thân hay của quan
chức khác làm hiệu thương nước để rồi hành động gây tổn hại cho dân nước. Bất
cứ ai, hễ phạm luật pháp là gây tổn hại ít nhiều sự phát triển của đất nước.
Trong một quốc gia tự hào là văn minh, hùng mạnh mà chỉ có vua và quan chức
giàu sang sung sướng còn dân thì nghèo sát gốc nống, sống cực khổ như trâu bò…
dân chúng oán than, khi quốc gia hữu sự dấy động can qua, dân hết tin tưởng vai
trò làm chủ đất nước của vua, ghét không ra sức, chỉ còn vua quan mấy người ra
giành bom đạn với quân dị chủng xâm lăng.
Người quy y vào đạo không phải để chứng minh mình
có đạo mà theo đạo là để tu hành, cải ác tùng thiện, sùng chánh truất tà, bỏ
tối ra sáng. Học tập điều nầy như nhận một lệnh truyền bất khả xâm phạm, không
có bất kỳ lý do nào làm ác theo tà mà tự hào là vì đạo, vì Thầy. Không vì lợi
ích của một người hay một số ít người quen thân tự nới giãn giới luật của đạo
để dược cùng họ vui vầy trong khi ta biết rõ ràng giữa ta và họ không cùng một
tiêu hướng.
Tóm lại: Đạo tâm là đạo phát sinh từ trong tâm, khi
trong tâm có đạo, làm việc vì lợi ích của tha nhân chính là lúc công quả cho
nhà thiền. Đạo Hiệu: chỉ thể hiện đạo đức bên ngoài, thích hình tướng, nhản
hiệu, vì hình tướng, nhản hiệu mà làm việc ích lợi với tha nhân. Đạo Tâm không
phải mặc nhiên chống bán hình tướng mà hành động việc gì không bị hình tướng
làm mê hoặc.
19/3/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét