MANG TÂM
SỰ VỀ NHÀ
Chuyến cứu trợ bà con Việt Kiều Cam Pu Chia ở tỉnh
Tây Ninh vừa qua vào ngày 4 tháng 3 - 2018 lưu lại trong lòng tôi những ưu tư
rai rức về cảnh khổ của những người tha phương cầu thực trở về cố quốc mà sự
bất hạnh đã dồn họ vào con đường không có lối thoát. Thật ra nói về cuộc sống,
những hồi ức không hay thì nên xả bỏ cho tâm hồn thanh thản đón nhận tương lai
tốt đẹp đang chờ, nhưng hồi ức đã vào ký ức muốn bỏ cũng không phải dễ trừ phi
ai đó ra tay giải quyết những điều bất hạnh trở thanh hân hạnh cho Việt Kiều
nói trên nhẹ bớt sự khổ. Ký ức mà tôi muốn đề cập đến là những sinh hoạt rất
cần thiết phải có ở mỗi con người và gia đinh của họ. Thiếu nhà ở đàng hoàn,
thiếu cơm gạo, tiền xài quý bà con đây bất lực vì không có giấy chứng minh nhân
dân là công dân Việt Nam không thể vào công ty, nhà máy, xí nghiệp làm mướn cho
ai được, tạm thời sống nhờ hảo tâm của mọi người mà chờ chánh quyền khai ân cho
nhập cư, để tự mình cố gắng giương lên, qua nhiều năm tháng mới mong chảy gở
xúc sự nghèo đói. Nhưng nếu họ không được nhập cư thì không thể có an cư lạc
nghiệp, muốn cố gắng giương lên chảy gở xúc sự nghèo đói, gặp phải trăm cái
khó.
Kế bên sự nghèo đói thì vấn đề vệ sinh của họ là
điều quan trọng không kém. Tôi thấy bà con ở đây một số hộ xài nước sinh hoạt
trong nhà không có lu hay thùng chứa, họ gói tròn tấm mủ hình thể giống cái lu,
làm sườn vòng ngoài cho kìm cứng, trông rất là bần, tội nghiệp quá! Một số khác
có lu thùng chứa nhưng đồ dùng không gọn gàng sạch sẽ theo đúng nhu cầu. Nước
đâu để quý bà con bất hạnh nầy dùng là một câu hỏi mở màn cho bao câu hỏi kế
tiếp. Cái chỗ ở túm húm còn chưa yên với ông bà chủ đất hay đến đòi, nhà không
hộ khẩu làm gì có chuyện chủ nhà máy tốt bụng cấp nước sạch cho dùng. Vậy họ
lấy nước dùng từ đâu? Dưới sông ư? Các người có thiện tâm tự hỏi đi! họ lấy
nước ở đâu?
Rảo qua nhiều nhà chòi hỏi thăm sức khõe bà con, chợt
nghe trong mình mắc tiểu, tôi đi kiếm chỗ nhưng ngó đâu cũng thấy người ta, dòm
chỗ nào cũng tróng lỏng. Hết cách, tôi đành ra sông bãi cát lài… đáng sợ thiệt!
thấy trong cỏ hay ngoài đất tróng những đống phân người cũ mới khít nhau, ghê
quá tôi định nhanh ra hối đoàn đi về sớm nhưng nghĩ lại công chuyện tìm hiểu
chưa vào đâu bỏ cuộc là không đành. Ở thêm lâu mà nín tiểu, hỏi kỷ sức chịu
đựng trong người còn được bao lâu. Biết là không còn có khả năng nín lâu được, thôi
thì rán sổ tiểu cho xong để tâm tư không bị hối thúc. Tôi vén cao óng quần dài,
chen dép thật kỷ vượt qua hàng hàng lớp lớp, có khi phải nhón gót đặng tránh
dính, ngồi xuống trong cỏ cho khuất và ngước mặt lên Trời để tránh đỡ cái mùi
muốn ói chết.
Tiểu xong tôi trở lại thăm và hỏi chuyện tiếp tục ở
những chòi khác. Vừa chứng kiến cái cảnh phân người nằm bầy bầy muốn ụa khi
nảy, tôi đành phải đặt câu hỏi không liên quan đến cơm gạo bạc tiền mà hỏi về
chuyện đi tiêu của quý bà con đây, một người trả lời rằng: Ai mắc đi tiêu,
người lớn bơi xuồng ra sông xa xả xuống, còn trẻ em và những người già yếu coi
chỗ nào được thì ỉa thí lên.
Tôi nghĩ, đời sống không được bảo quản vệ sinh tốt
con người dễ sanh bệnh và khi có người bệnh rất dễ lây lan qua người khác nhứt
là chỗ đông dân cư ở vùng ẩm thấp như đây. Tôi thấy được một số tấm ảnh chụp ở
đây vào mùa nước lên… dơ dái đáng sợ. Ôi! Sinh mạng bà con nghèo nầy giờ rất
rẻ, khi phát bệnh tiền đâu đi bác sĩ, nhập viện hoặc tìm thầy hay dược giỏi cứu
bệnh nan y. Ta giúp bà con mình an toàn một phần nào về vệ sinh, ngoài sự gánh
bớt cái khổ cho họ ta còn có thể cản được những mầm móng bệnh và sự lây bệnh
qua người khác. Thấy cái lu nước xài còn chưa có, gói mủ làm lu chứa thì khỏi
hỏi ta cũng biết lấy nước xài từ đâu? Bãi sông phẩn nằm bầy bầy lớp lớp, dưới
nước thì có người bơi xuồng ra ỉa thí xuống… nước xài… Cao Sanh ơi! Xin các Đức
Ngài khiến tấm lòng thương dân của chánh quyền địa phương, sớm hoàn tất thủ tục
nhập cư cho bà con được chỗ ở yên ổn, hoặc khiến chánh quyền địa phương dễ hơn
một chút, cho các tổ chức từ thiện đến tận nơi họ ở, phát quà, hỏi thăm, an ủi
khuyến khích họ mà cuộc sống bớt cô đơn, để họ biết rằng, bên họ còn có chúng
ta là chánh quyền, là đồng bào tương thân tương trợ nghĩa cử từ thiện đối với
họ, chia sẻ nỗi bất hạnh của họ. Từ đó họ an tâm sống hết đời còn lại của mình
bằng niềm vui trong lòng lịch sử dân tộc, tạm sống qua ngày, chờ chánh quyền
hoàn tất thủ tục nhập cư. Có giấy chứng minh nhân dân người ta tự đi làm kiếm
sống. Thêm nữa Cao Sanh ơi! khiến tấm lòng của các mạnh thường quân, những nhà
giàu sang phú quí giúp cho bà con Việt Kiều Cam Pu Chia về Tây Ninh cuộc sống
tốt hơn, chung tay chung sức với 3 điều cần làm gấp:
1, Phát thí thùng hay lu chứa nước cho bà con nghèo
sinh hoạt những công việc cần nước hằng ngày.
2, Khoan cho bà con một hoặc hai cái giếng nước để
họ lấy nước sạch dưới lòng đất mà dùng.
3, Giúp bà con hai dãy nhà cầu vệ sinh để tránh đi
tình trạng ô uế phân người nằm bầy bầy dưới bãi sông.
Ba điều quan trọng nêu trên tôi biết là không dễ
làm bởi bà con nghèo chưa hợp pháp về chỗ ở, chủ đất có thể xua đuổi bất cứ lúc
nào thì đất ở đâu cho mà khoan giếng, cất cầu? Nhưng đời, mười người chắc sẽ có
một hai người thiện, nếu có ai đứng ra vận động thương thuyết số ít người thiện
trong ác có cơ hội tăng lên. Các nhà tôn giáo đi vận động tình thương và sự tu
học đâu phải vận động qua một lần rồi thôi, phải kiên nhẫn tới khuyên hoài
hoài. Các nguyên thủ quốc gia vận động cho chiến tranh trở thành hòa bình không
phải đi chỉ một lần thôi là đạt kết quả. Thấy sức tàn phá của chiến tranh và sự
ích lợi của nền hòa bình, đi vào hiệp hội có khi bỏ ra hằng chục năm liền tốn
biết bao nhiêu là tiền bạc, công sức để đổi lấy hòa bình mà chưa đạt kết quả
người ta cũng quyết không bỏ cuộc.
Chúng ta vì đời, làm việc thiện phải có thiện tâm
thiện chí. Thiện tâm để trong khi làm việc thiện là làm hết mình, không bị danh,
lợi, tình sai khiến. Thiện chí để không thối bước trước những nghịch cảnh như
đụng chuyện khó khăn, vượt khó đi qua đi qua. Làm từ thiện mà có thiện tâm
thiện chí tôi tin tưởng Trời, Phật, Thánh, Thần sẽ ủng hộ. Vì vậy, trong khi
làm việc thiện hãy nhớ rằng bên ta luôn có các Ngài, nguyện các Ngài chứng dám,
hộ độ.
Cuối dòng tâm sự mang về nhà, tôi xin trích đăng
một đoạn trong Sám Giảng của Đức Thầy nhằm kêu gọi những thiện tâm:
“Khuyên những kẻ giàu sang có của,
Hãy mở lòng thương xót dân nghèo.
Cảnh vinh hoa lại quá cheo leo,
Nhà giàu có mang nhiều tai ách.”
“Kẻ nghèo khó hụt tiền thiếu gạo
Mở lòng nhơn tiếp rước mới là”.
“Hiếm những kẻ không nhà không đất,
Mà sang giàu chẳng xót thương giùm.
Có lỡ lầm chưởi mắng um sùm
Thêm đánh đập khác nào con vật.”
10/3/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét