Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

TÒNG SƠN LƯU TÍCH

Nhân lễ kỷ niệm ngày viện tịch của Đức Phật Thầy Tây An năm 2016 chúng tôi đến Chùa Tòng Sơn d điểm chính lễ, nhưng để nhắc lại những kỷ niệm đã được lưu dẫn sóng động trong cuộc đời hành đạo của Ngài Đoàn Minh Huyên; những ngôi chùa, mộ có dấu tích của Ngài hay những liên quan B S K H đã đi vào lịch sử từ lúc Ngài ra khỏi đình làng Tòng Sơn xưa quận Lấp Vò tỉnh Sa Đéc dài lên cốc Ông Đạo Kiến tổng Định Hòa, Chợ Mới, tỉnh An Giang; ngoài ra còn có hai ngôi cổ tự, chùa Ông Ba “Kim Cổ Tự” chùa Ghe Sáu “Bửu Hương Tự” thuộc hệ phái B S K H chúng tôi đều phải đến lễ bái trong ngày trọng đại nầy.

Chúng tôi nhà ở rải rát gần Kim Cổ Tự nên tôi đề nghị anh em trong đoàn, tập trung lại chùa nầy làm lễ như kính trình trước khi đi những chùa xa: Tòng Sơn chính tích.

căn cứ theo thiệp mời thì nơi đây lúc xưa là chùa Kim Cổ
Quang cảnh lễ chùa Tòng Sơn năm nay 2016 khá tưng bừng, bà con các nơi về dự lễ rất đông khiến nên tỉnh lộ An Giang Sài Gòn, từ chợ Cái Tàu Thượng đến bảng đề đường vào chùa Tòng Sơn chính lễ trên dưới hai ngàn mét xe cộ dập dìu còn từ tấm bảng đầu đường rẻ vào chùa Tòng Sơn ước chừng năm trăm mét, rộng độ hơn ba mét mà khách dự lễ cứ chen lách nhau mà đi. Vào trong khu chùa, một dãy nhà khách, nhà đãi ăn phía sau, không gian rộng lắm mà không chiếc bàn ghế nào bị bỏ tróng. Còn lại ba phía trước sân và hai bên hong chùa chỗ cũng đông đảo, muốn di chuyển thì phải chen lấn.
Dịp nầy tôi gặp lại nhiều người bạn quen thân vắng lâu và đặc biệt tôi được chào hỏi những người bạn trên Face Book bằng xương bằng thịt như chị Ngoc Nguyên, Bát Nhẫn và một số những bạn khác chào mừng nói rằng có vào tường face book của tôi nhưng không giới thiệu tên. Rất ngỡ ngàng khi tên thì nhắc nhở nhau đã lâu “Văn kỳ thinh” mà giờ mới biết mặt.
Lễ viên tịch Đức Phật Thầy Tây An, Giáo Tổ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương 12 tháng 8 âl năm 2016 nầy chúng tôi về dự lễ ngay điểm gốc tích CHÙA TÒNG SƠN. Tôi gọi Tòng Sơn Gốc Tích có lẽ sẽ làm phật lòng một số người nghĩ rằng thành tựu lớn nhứt làm vẻ vang cho Đạo B S K H là vùng Nhà Bàn với những căn cứ: Chùa Thới Sơn, Trại Ruộng “Phước Điền Tự” dưới chân Anh Vũ Sơn (núi Két)vì nơi đó Đức Phật Thầy Tây An khai hoang lập ấp, mở rộng đạo tràng thu nhận đệ tử, tín đồ, nhiều di tích lịch sử B S K H ở quanh vùng Thới Sơn còn tồn tại đến ngày nay.
Để dễ dàng tìm hiểu về Đức Phật Thầy Tây An, B S K H, theo khúc quanh lịch sử, rõ ràng đã chia hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhứt: Nếu chúng ta theo dõi sẽ thấy và thông cảm sự khác nhau của Tòng Sơn và Thới Sơn, là do bối cảnh chánh trị của thời vua Tự Đức. Hào quang của B S K H phực lên ở Tòng Sơn vào mùa thu năm 1849 với câu chuyện Cây Da Trốc Gốc lật xuống kênh rạch làng Tòng Sơn, làm cản trở lưu thông ghe thuyền, với khoảng hai trăm thanh niên sức lực đến kéo quần quật suốt ngày mà cây Da ngả cứ như khinh người ta, nằm trơ trơ. Trong khi nhóm thanh niên sức mạnh đã bất lực việc kéo cây Da lên bờ, một số đông đã bỏ về, còn lại hiện trường những người quá mệt mỏi chưa kịp rút lui, bổng xuất hiện một Ông già, để râu dài, dừng lại hỏi vụ việc. Dân làng nói rằng Cây da trốc gốc nằm cản dòng rạch ... Nghe xong Ông già ấy kêu mấy chú thanh niên còn đó tiếp tay hờ, đem cây Da lên khỏi dòng nước rạch chỉ bằng một sợi chỉ mành.
Dân làng Tòng Sơn rất đổi vui mừng và tôn sùng Ông già nói trên như Phật Sống, để Ông ấy đến ở Đình Tòng Sơn. Không lâu, vì nhân duyên, Ông già rời khỏi đình để đi một nơi khác: Rạch Trà Bư. Bấy giờ bệnh dịch nổi lên, Ông già ấy thêm trổ tài trị bệnh một cách thần diệu, linh dược chỉ là nước lả, giấy vàng mà bệnh chi chỡ đến Ông đều khỏi hẳn. Hồi nầy nhà ở theo những kênh rạch chưa có đường bộ, đi xe, sự lưu thông bằng ghe xuồng, người ta ùn ùn chèo bơi đến rạch Trà Bư cho Ông Già trị bệnh. Trị hết bệnh ở vùng nầy Ông đi qua vùng khác, Ông đến rạch Xẻo Môn trị bệnh và khuyên bà con có bệnh hay không bệnh hãy lo tu hành làm lành lánh dữ để Phật Trời chứng giám, hộ độ tai qua nạn khỏi, Tại Rạch Xẻo Môn Ông già cắm cây làm hiệu sau nầy sẽ có ngôi chùa cất lên ngay cây cắm. Quả y như vậy, chính là chùa Xẻo Môn hiện nay đó.
Hết đây Ông già sang qua ở cốc Ông đạo Kiến để trị bệnh giảng đạo khuyên tu, dân tình mỗi lúc thêm đông. Theo sự thám báo của các chánh quyền địa phương có Ông già đến thì dân chúng rần rần tới lui xin phù, học đạo, làm quan tổng đốc tỉnh An Giang lo ngại sức huy tụ đông đảo, cho mời Ông để điều tra chân tướng. Qua những thử thách, tổng đốc tỉnh An Giang xét Ông là bật chân tu, báo cáo lên triều đình cho Ông tự do tu hành nhưng buộc Ông phải vào chùa Tây An (Núi Sam) thế phát làm sư. Ông già nói trên chính là Đức Phật Thầy Tây An.
Giai Đoạn thứ hai: Như chúng ta biết Đức Phật Thầy Tây An dạy đạo cứu đời với chủ trương TẠI GIA CƯ SĨ HỌC PHẬT TU NHÂN, tu hành tìm Phật trong tâm, không thờ tượng cốt. Triều đình đưa Ngài vào chùa thuộc thiền phái Lâm Tế cạo đầu làm sư, bị hành sử bất công về bản thân mà chùa thì nhiều tượng cốt Phật, cả hai đều không phù hợp với sứ mạng độ đời của Ngài khiến từ đó Ngài mở một lộ đồ mới đi khai hoang lập ấp, kêu gọi đồ chúng tựu về vùng Thới Sơn nghe giảng đạo pháp, dựng lên nghề làm ruộng để tín đồ tu tự lực cánh sinh. Thành ra, Thới Sơn là sự nối tiếp của Tòng Sơn, từ độ bệnh để truyền giáo qua giai đoạn lập cơ sở trại ruộng truyền giáo. Nói Tòng Sơn nơi căn gốc là đúng thôi !
Chúng tôi đến viếng chùa Mộ Bà ở rạch Cái Nai, cũng có người gọi là chùa mộ Phật Mẩu. Sở dỉ có tên gọi như thế vì suy ra lời dạy của Đức Thầy lúc Ngài bị đày đi lưu cư ở tỉnh Bạc Liêu. Bà con đồng đạo bàn tán xôn xao, tính cách nào đến thăm Đức Thầy được suôn. Đức Thầy biết chuyện bàn tính ấy, Ngài khuyên bổn đạo thay vì đến đây (Bạc Liêu)thăm Ngài chi bằng hãy đến rạch Cái Nai săn sóc mộ Bà.
Vùng Cái nai ở vào thời điểm đó còn lâm địa lắm, rất xa mới có ngôi nhà nhỏ, bốn bề hoang vắng mà thỉnh thoảng lại có những Ông già xuất hiện thần tình kiểu đi mây về gió đến giãy cỏ và trồng bốn cây Ô Môi bốn gốc như thể rào che chắn ngôi mộ bên trong, có Ông lão lúc đi mây về gió ngâm lên hai câu “ Bồng Lai Tiên Cảnh ai rảnh thì đi, ai mắc nợ trần ở lại dương gian”. Cũng từ đó người ta đặt tên Ông lão là Ông Bồng Lai. Những tín đồ nào có đến Bạc Liêu thăm Thầy, nghe bảo hãy về rạch Cái Nai viếng mộ Bà, đã coi như sự nhận lệnh, phải thực thi mệnh lệnh của Đức Thầy, truyền ra … Thời kỳ còn hoang vu mà vẫn có từng đoàn người vượt đường xa, rừng cỏ, đến tô điểm vùng di tích ngày thêm hưng thạnh.
Sử liệu không đầy đủ, chỉ còn là chuyện xưa tích cũ. Ông Trần văn Thọ, người hiện trong ban tổ chức ngôi thờ Mộ Bà đã ghi chép từ Ông Cha một tài liệu truyền ngôn VỀ NGUỒN GỐC MỘ BÀ CÁI NAI, truyền lại lời của Ông Bồng Lai đi mây về gió, Mộ Bà chính là Mộ Phật Mẩu của Đoàn Minh Huyên, Phật Thầy Tây An và lên lịch cúng hằng năm vào ngày 28, 29 tháng 10 âl.

Chúng tôi vừa đến chùa Xẽo Môn, xem lại đồng hồ điện thoại lên số đúng một giờ chiều. Chúng tôi cúng xong tản ra hứng chút gió mát rồi lên xe đến chùa Tây An xã Long Kiến. Cầu cúng xong chúng tôi đi tham quan kiểng vật quanh.
Về chùa Ghe Sáu “Bửu Hương Tự” là điểm cuối. Cúng xong chúng tôi cùng nhau sang bên chiêm ngưỡng chiếc ghe sáu bổ (sáu chèo). Gian nhà để chiếc ghe có hương đèn làm nơi thờ phượng di tích. Nhiều chuyện xưa kể lại, hồi đó Đức Cố Quản chèo ghe nầy đi đánh giặc Pháp, lúc nào có chuyện khẩn cấp, Đức Cố chỉ cần đứng trước mũi ghe hô một tiếng lệnh thì dầu trên đất cạn ghe cũng lướt đi. Hình thể là chiếc ghe lườn, mũi thông bén nước nhưng đặc biệt hơn các chiếc ghe lườn khác, ghe nầy không có sự kết hợp của các be ván, mình lườn liền vo.
Vì đây là điểm cuối của cuộc hành hương chiêm bái nhân ngày lễ viên tịch Đức Phật Thầy, nên khi dẫn xe ra khỏi Bửu Hương Tự, anh em trong đoàn nói lời chia tay, ai về nhà nấy.
16/9/2016


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét