Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

CHUYỆN VỀ TU SĨ THÁI HÒA (tiếp theo)

Dự lễ cúng tuần thất đầu cho Tu Sĩ Thái Hòa tôi có chý đến sớm để được nhiều thời giờ gặp hỏi chuyện với anh chị em hồi xưa là học trò của cụ. Thật đúng như tôi dự tính, bà con đồng đạo chỉ mới đến lưa thưa ít người thì những học trò của cụ, ai hay cụ qua đời đã đến ở trực chiến tiếp khách, chạy bàn, cho dù những vị nầy người nào giờ cũng đã quá tuổi lục tuần.
Anh Nguyễn Thành Trung ( Lai Vung, Đồng Tháp)

Tôi gặp lại anh Nguyễn Thành Trung với thêm ba vị mới: Anh Nguyễn Hửu Đức, Trương văn Việt, cô Út Nhung. Anh Trung đưa ý kiến tiếp tục cuộc kể chuyện có liên quan với vị Thầy yêu kính của các vị. Tôi mời các anh chị vào ngồi chung một bàn xong, anh Nguyễn Thành Trung kể tiếp:
Ở bệnh viên bất cứ công việc nặng nhọc khó khăn vì, hễ cần sức lực của nhiều người thì sư phụ (hôm nay anh Trung không kêu là Thầy mà đổi lại là “Sư Phụ”, nhưng tôi cũng viết sửa thành “chú hai”) đưa ra ý kiến kêu gọi sự tiếp ứng của tập thể thì chú hai phải làm trước treo gương. Cây cầu ván trước bến sông bệnh viện qua thời gian đã bào mòn, xuống cấp trầm trọng mà chiếc cầu nầy rất là quan yếu làm bến ghé cho các bệnh nhân đến bằng xuồng, ghe, đò, đậu đưa bệnh, khách lên xuống. Chiếc cầu lung lai như răng sắp rụng, để chậm e có thêm tai nạn cho bệnh nhân; bệnh nầy trị chưa xong bổng thêm bệnh khác nữa thì nguy lắm. Chú hai chuẩn bị cây ván và các dụng cụ đâu đó sẵn; một hôm sau bửa cơm chiều, chú hai kêu gọi các anh em mỗi người tiếp nhau một chút sức sửa cây cầu trước bến sông bệnh viện cho bà con tới lui an toàn để mình nhẹ một phần trách nhiệm mà lại có phước lớn. Chẳng phải sách sử đã bảo “tu kiều bội lộ” đó sao! Chú hai chỉ nói vậy chứ không ấn định ngày giờ, các anh em cứ tưởng đây là lời báo để chuẩn bị cho một hai ngày tới; thành ra hiện tại chưa ai có thái độ vì với công tác thiện nguyện nầy. Bổng chú hai đi vào phòng, chừng ra đã cởi trần mặc quần cụt tay xách xà beng, tay cầm búa đi thẳng xuống bến sông. Các anh em thấy vậy hô lên đồng cùng kéo quân ồ ạc theo sau. Tiếng kêu ken két của cây xà beng nhổ đin, tiếng lốp bốp của nhiều sóng búa nện hùng dũng và đc nữa, nghe như tiếng bắp rang nổ, tiếng pháo dây của đêm giao thừa xưa, chưa đầy một giờ đồng hồ là hoàn tất trước khi Trời tối.
Anh Nguyễn văn Lía đi mời một người đến ngồi chung bàn và giới thiệu anh ta xưa có ở phục vụ trong bệnh viện Nguyễn Trung Trực. Tôi hỏi chào anh và xin anh cho biết quý danh. Anh trả lời:
Anh Trương văn Việt (Cù Lao Ông Chưởng)

Tôi tên là Trương văn Việt.
- Thưa anh Việt, lúc ở phục vụ bệnh nhân trong bệnh biện Nguyễn Trung Trực, Những ngày gần gủi với cụ Thái Hòa lòng anh có còn đọng lại chút dư hưởng kỷ niệm gì với vị Thầy Y đức yêu kính của anh không ạ?
Anh Việt trả lời:
- Thưa có, nhưng tôi rất là ngại nói.
- Vậy không nói được sao?
- Tôi thật mắc cỡ khi nói lên điều nầy.
- Tức có ảnh hưởng không tốt đến danh dự của anh hay của cụ chứ gì?
- Dạ không, ảnh hưởng không tốt với tôi thôi chứ chú hai mãi mãi tốt và còn cao c hơn nữa là khác: Nầy nhé, Lịch phân công ở bệnh viện rất bình đẳng trong sinh hoạt tập thể; hôm đó đến ngày toán tôi trực, chia nhau bạn quét sân, bạn quét phòng tôi thì trách nhiệm chùi rửa cầu xí. Xui rủi cầu vệ sinh hôm nay bị nghẹt ứ ra, xối nước tràn trề mà không xuống. Dơ và mùi ô uế dậy lên làm tôi tản thần, phát ụa mửa, ngặt mình. Tôi bỏ đi ra quét dọn chỗ khác chờ cho bình tỉnh tinh thần hết gớm mửa thì hãy trở lại chiến đấu. Chờ cho được bình tỉnh thì thời gian phải kéo dài, sự sinh hoạt của mọi người ra sao? Chú hai biết việc nầy Ông âm thầm đi làm việc của tôi làm, cởi trần mặc quần cụt xông vào trận, thụt thông sự bế tắt, chừng tôi thấy mòi bình tỉnh trở vào thì chiếc cầu nghẹt được thông và chú hai vẫn còn đang rửa rái tạc nước cho hết mùi hôi. Thấy tôi vào chú hai không nói vì.
Từ đó lòng tôi rất sợ sẽ bị quở trách nặng hoặc bị đuổi việc không chừng. Tôi làm việc nhưng không sao quên được nghĩa cử của chú hai và phập phồng lo sợ lệnh kêu. Hết ngày không nghe chú hỏi tội hay để lộ ra chút thành kiến khó khăn nào với tôi; một ngày như mọi ngày, bình thường. Qua được một ngày xui rủi là tôi mừng nhưng còn lo ngại đến kỳ họp kiểm điểm sẽ đem mà giải phẩu cái bệnh xấu của tôi trước đám đông. Điều lo sợ của tôi là đúng và tôi rất hên, trường hợp lo sợ sẽ không xảy ra. Chú hai không hề đề cập đến điều sai trái của tôi.
Sự bao dung tha thứ của chú làm tôi quá cảm kính. Đôi lúc tôi cũng muốn chú trách nhẹ hay dạy dỗ riêng tư một bài học thích đáng. Dầu không bị quở nhưng tôi đã ăn năng đến thấu xương tỷ, tôi nghĩ suốt đời mình sẽ không tái phạm lần thứ hai. Chú hai là quản đốc của bệnh viện, chỉ cần chú ra lệnh thì trên dưới đều nghe. Nhưng chú không phải là đấng chỉ huy năm ngón, dễ hay sai người khác mà tận tụy với mọi người chia sẻ những khó khăn nặng nhọc.
Tôi yêu cầu anh Lê hửu Đức kể những kỷ niệm có liên quan đến cụ Thái Hòa. Anh Đức nói:
Những chuyện các anh em đây kể tôi có biết, thật đúng như vậy còn để nói về kỷ niệm của riêng tôi với chú hai thì chú đã kể tôi nghe chuyện như vầy: Lần chú ra Sài Gòn công việc, nhen nhúm chút thời giờ đi mấy tiệm sách y học lục lạo tìm sách hay, chú gặp một quyển sách mỏng, lật coi trong đó chữ vì không ra chữ vì, nhưng đinh ninh là chữ Tàu cổ. Chú hai tìm liên lạc với một người bạn Tàu chánh cống và chú đưa ra tuồng chữ. Người bạn Tàu ấy vốn là người có học rộng, biết đây là chữ Tàu xưa, Ông bạn tận tình chỉ giúp chú cách tra cứu, phiên âm dịch thuật. Chú hai sáng ý, nghe cách hướng dẫn một lần về cách tra cứu tự điển, dịch thuật thì chú đã mò đọc ra được. Ngồi trên xe đi từ Sài Gòn về Chợ Mới chú hai đã dịch xong tác phẩm chữ Tàu Cổ nầy. Từ đó chú nghiên cứu, có thêm cách trị bệnh mới lạ hay ho, nâng cao nghề y học.
Nghe chuyện anh Lê Hửu Đức Kể, tôi nhớ lại, hôm lễ an táng cụ Thái Hòa chị Nguyễn thị Kim Hoàng và anh Nguyễn Thành Trung đều cùng xác nhận cụ Thái Hòa có đang viết một quyển sách nghiên cứu về sự châm cứu để giải phẩu thay vì gây mê. Nhưng tập sách chưa xong thì đất nước xảy ra biến cố chính trị ba mươi tháng tư năm 1975, chú hai bị đày đi học tập cải tạo thành thử tài liệu giữa chừng ấy đã bị lạc mất. Phải chăng kinh nghiệm của cụ Thái Hòa, và sự nâng cao kiến thức, tay nghề để bệnh viện trị hay có tiếng cũng một phần lớn nhờ từ quyển sách chữ Tàu cổ mà cụ dịch ra được và áp dụng qua khả năng tri thức của vị y đức, lại là, vị tu sĩ của giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo hiến thân ?
28/9/2016


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét