Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

CẢI LỆNH THẦY

Tôi đang uống trà sáng và định bụng xong cử trà thì ra tay săn sóc vài chậu kiểng thiếu đất mà cỏ lên um tùm. Rất cần làm cho hoa kiểng trước sân có dáng vẻ mĩ miều chuộng mắt để lúc nhàn nhã thảnh thơi được chút tiêu khiển mát lòng. Chưa kịp đem dụng cụ như chéc, thúng, ra tôi bổng nhớ hai vị đại lão đồng đạo tiền bối ở xã Mỹ Hội Đông, nhắm lại con đường từ xã Kiến An quê tôi đến chỗ hai cụ cách khoảng bảy cây số, Hon Da đi 15 phút là tới. Lòng tôi ngả hẳng về hai lão tiền bối, không còn đếm xỉa vì tới chuyện săn sóc kiểng hoa. Tôi rủ thêm người cùng đi, có tổng cộng bốn huynh đệ.
Chúng tôi đến nhà Ông Lâm Thế Xương vào một buổi sáng đẹp Trời, thân thế vị đại lão nầy là con của cụ Ông Cả Mười, đã đem hiến tuổi thanh xuân theo chân Đức Thầy bảo vệ PGHH. Đại lão tiền bối giờ già lắm nhưng hôm chúng tôi đến viếng không thấy Ông trong nhà, hỏi ra mới biết Ông ấy được con cháu dìu ra viếng những mộ gia tộc ngoài vườn. Chúng tôi nghe nói không ở đợi, hỏi đường đi ra mộ, nghĩ rằng có khi gặp Ông ở ngoài vườn sẽ dễ dàng tìm hiểu Ông hơn. Vừa đến chúng tôi liền vái chào Ông, thấy nơi đây cũng thoáng khí, mát mẻ, chúng tôi mời Ông ngồi xuống thềm mộ nghỉ khõe, tạo cơ hội tôi nói:
Thưa Cụ! Chúng cháu đến cụ, trước là vấn an sức khõe, sau xin bộc bạch với cụ đôi điều. Thấy cụ còn đi ra vườn thăm mộ, trông già mà sức khõe cũng không tệ, chúng cháu mừng lắm.
- Thế bộc bạch những gì nào? Ông hỏi.
- Dạ, được biết lúc trẻ cụ có thời gian gần gủi Đức Thầy chắc là có nhiều hay ho về Ngài, xin cụ hoan hỉ kể lại cho đoàn hậu tấn chúng cháu biết qua để chiêm ngưỡng thánh hạnh, thánh tích của giữa Đức Thầy và cụ
- Điều nầy có nhiều người đến hỏi rồi nhưng tôi không muốn trả lời.
- Có gì không phải sao cụ?
- Xưa nay hễ tôi không muốn nói thì thôi đâu cần phải trả lời vì sao. Nhưng nay tôi nghĩ cũng nên tỏ bày vì sao tôi không nói. Xét những chuyện em cháu hỏi có liên quan với thời cuộc sợ không mấy tốt cho tầm nhìn an ninh của người ta mà em cháu bị khó dễ.
- Thưa không sao đâu cụ _ tôi nói _ con mắt an ninh giờ đối với đạo PGHH có phần nhẹ hơn nhiều nếu đem so với những năm còn Ban Quân Quản; hơn nữa đây là chuyện xưa tích củ, là những thứ thuộc về kỹ niệm, ai cũng có.
Chúng tôi năn nỉ lắm lần nhưng Ông cứ từ chối, sau cùng một anh bạn đi chung góp miệng:
- Gia đình cụ xứng đáng làm một tấm gương soi sáng tinh thần PGHH, Cụ, Cụ Út, và Cụ Ông Cả Mười đã cống hiến đời mình rất nhiều cho đạo, thật đáng khâm phục! Cháu tin cụ thông tuệ hơn chúng cháu về lý vô thường, tấm thân giả tạm. Với tuổi tác và sức khõe của cụ bây giờ thì chỉ dấu “mãn kiếp hồng trần” còn không xa nữa, những vì cụ biết về Đức Thầy rất là trân quí, nếu cụ ôm những trân quí đó xuống tuyền đài để bỏ thì rất là uổng những thứ chúng cháu cần. Xin cụ hãy vì chư đồng đạo thế hệ trẻ tuổi sau nầy mà ban cho chút ân huệ.
Sau kiểu lý luận của anh bạn đi chung, chúng tôi nhìn, giống như mở được ổ khóa, cụ có hơi vui vẻ, mỉm cười, đồng ý kể cho chúng tôi nghe câu chuyện Ông “ Cải Lệnh Thầy” như sau:
Phía Việt Minh mời Đức Thầy đi họp, hơn mười tín đồ xin cùng đi trong số đó là có tôi. Đức Thầy đồng ý cho những tín đồ đi cùng nhưng Ngài ra lệnh không một ai được mang theo súng cá nhân. Lệnh ban ra thì các huynh đệ đều tuân thủ, ai cũng đi ra mình không. Tôi thấy rất lo ngại nếu như phía Việt Minh trở mặt họ tấn công mình thì sao, họ có thể dở trò … Để bảo vệ Đức Thầy và có thể an tâm hơn tôi vào phòng kín lấp đạn vào cây súng Lô Lô loại nhỏ, cởi trần nịch súng sát hông bụng, áo ngoài phủ vào không thấy nổi lên dấu cợm. Việc nầy có Trời biết, Phật biết, đừng trông ai có thể phát hiện.
Buổi họp diễn ra suôn sẻ, không có chuyện động phạm giữa nhau. Phía Việt Minh rút về hết còn lại Đức Thầy và hơn mười tín đồ đang loay quay, bỗng Đức Thầy kêu tôi lại, Ngài vổ nhẹ bàn tay lên vai tôi, nói:
- Sao tôi không cho mà Ông dám cải?
Tôi hết sức là mắc cở không dám nhìn thẳng Đức Thầy. Mọi người nhìn tôi với vẻ mặt đầy lo sợ như thể tôi phạm phải một điều vì quan trọng. Tôi không biết trả lời ra làm sao về việc tôi cải lệnh của Ngài giấu súng ngắn trong mình. Đức Thầy nói tiếp:
- Phía người ta về hết rồi, Ông mau đem ra cho tôi coi!
Tôi dạ, liền kéo vạt áo lên lôi ra cây Lô Lô ngắn nhỏ đưa trình Đức Thầy. Ngài tiếp nhận cây súng và cầm một tay giơ cao họng súng lên trời rồi Ngài để súng trên bàn, nói:
Đã tôi ra lệnh, ở đây đông người ai cũng tuân hành đi không mang súng chỉ có mình Ông gạt bỏ ngoài tai.
Bạch Thầy, con xin chịu tội bất tuân mệnh lệnh, nhưng lòng con quá thương kính Đức Thầy, nên làm ra tư cách người bảo vệ.
Chỉ một mình Ông có súng _ Đức Thầy nói _ kình địch với người ta được sao?
Bạch Thầy, thắng hay thua con chưa nghĩ tới, nhưng vì để bảo vệ sự an toàn cho Ngài, có vào trong biển lửa cũng không ngại.
(Viết theo tường thuật của Ông giáo Đặng Quang Lơ)
Phụ bình:
Đức Thầy là Phật bên cõi Tây Phương lâm phàm độ thế, mục tiêu là giải thoát chúng sanh ra khỏi sau nẽo luân hồi mờ mịt. Hềm vì nhơn loại căn tánh bất đồng, kẻ thích tu hành người mê mang theo danh lợi quyền tước. Ngay trong việc nước non còn có nhiều tổ chức, khuynh hướng bất đồng nghị kỵ lẩn nhau, đang tâm xâu xé giữa tình đồng bào cốt nhục để dành quyền lợi.
Xưa Đức Thầy có quan hệ với những tổ chức yêu nước hay tham chính là muốn đem đạo vào đời, như Ngài đã phát lời tuyên bố đăng lên tờ báo Quần Chúng ngày 14/11/ 1946 như sau:
“Đối với toàn-thể tín-đồ Phật-Giáo tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ-tử trung-thành của Đức Phật Thích-Ca, tôi tin chắc rằng giáo-lý giải-thoát chúng-sanh chẳng những được truyền-bá ở thiền-lâm mà còn phải thực-hiện trên trường chánh-trị”.
Có như thế để những ai vào con đường chánh trị cũng phải biết đạo đức, làm tròn nghĩa vụ với quốc gia, bổn phận với đồng bào dòng giống Lạc Hồng, thu phục nhân tâm mới là một nhà chánh trị giỏi. Làm được điều đó với những người ngoài tổ chức thì trước hết Đức Thầy phải tự điều hành trong nội bộ thành một guồng máy phải thật sự không nghi kỵ, chất chứa oán thù trong khi bàn luận đi đến hợp tác sự cứu nước. Đức Thầy trả lời cuộc phỏng vấn của Ông Hồn Quyên có đoạn như sau:
“… Theo những báo-cáo mấy hôm nay thì sau khi tôi tham-chánh, quần-chúng của tôi bắt đầu có sự tín-nhiệm ở nơi sự  hiệp-tác giữa đôi bên và sự tham-chánh của tôi cáo-chung những tuyên-truyền láo-khoét, phao-vu từ trước tới giờ. Những sự tuyên-truyền đó đã làm cho toàn-thể bị tủi-nhục”.
Trường hợp Ông Lâm Thế Xương giấu súng trong mình không phải vì ham ăn thua mà vì nghi ngờ. Đức Thầy điều khiển vô hình cho trong cả cuộc họp đi đến ôn hòa, làm khẩu súng ngắn của Ông Lâm Thế Xương không có cơ hội để nổ.

03/9/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét