CẢM NGHĨ ĐÔI ĐIỀU
NGÀY ĐẢN SANH ĐỨC THẦY
Gần ngót một thế kỷ trôi qua,
ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu,
tỉnh Châu Đốc, bổng xuất hiện một vị Phật từ Phật quốc lâm phàm,
thế danh Ngài là Huỳnh Phú Sổ, thân sinh của Ngài là Đức Ông Huỳnh
Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm. Ngài là con vị hương cả trong làng
nên mọi thứ trong cuộc sống đều được chăm sóc tốt. Lúc còn trẻ thơ
Ngài tỏ ra rất thông minh, học ít biết nhiều. Theo ông Vương Kim nhà
học giả biên soạn rất nhiều quyển sách về PGHH, viết về Đức Huỳnh
Giáo Chủ ông nói:
“Ngay từ thuở bé, Ngài đã tỏ ra
hơn người trong mọi phương diện. Tánh tình Ngài điềm đạm, ít chịu
trửng giỡn cợt đùa, thường tìm nơi thanh vắng trầm tư mặc tưởng.
Ngài không thích đờn ca xướng hát; vì thế những hội hè đình đám,
những nơi tụ họp đông người, Ngài luôn xa lánh.
Từ lúc bé bỏng, Ngài có tính
hiếu sanh, không chịu bắt bướm, chuồn chuồn hay bắt dế để chọi nhau
chơi. Những thú vui như đá cá thia thia, đá gà, những thú vui có ý
sát hại, hay làm tổn thương thì Ngài không thích. Có lần Ngài ra
ruộng, gặp con cóc, Ngài la lên nhưng đến khi các trẻ khác bu lại
kiếm bắt thì Ngài lấy chơn đè giấu con cóc cho mọi người không tìm
thấy. Đến khi chúng bạn tản ra Ngài mới lấy chơn lên cho con cóc
thoát nạn. Lòng hiếu sanh của Ngài đã biểu lộ qua nhiều cử chỉ nhơn
từ thương xót các loài vật.”
Với tính tình không thích vui chơi
điều thế sự mà lại ưa tìm ở một mình nơi thanh vắng để trầm tư mặc
tưởng, tâm tánh sáng suốt là lẽ đương nhiên. Nhưng ai có dè đâu, sự
sáng suốt của Ngài không phải ở thường nhân mà là siêu nhân, sự hiểu
biết cao siêu vượt ngoài vòng thế tục. Từ ngày 25 tháng 11 năm Kỷ
Mùi 1919 dẫn đến ngày 18 tháng 5
năm Kỷ Mão, khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo khi Ngài mới 21 tuổi
(tính theo âm lịch), Ngài tự xưng từ cõi Phật xuống trần dạy đạo
cứu độ chúng sanh thoát khỏi sáu nẽo luân hồi mờ mịt ngay sau khi
mãn kiếp hồng trần. Ngài kể rõ thân phận của mình trong bài “Thay
Lời Tựa” mà tín đồ trong đạo thường hay gọi là bài Sứ Mạng của
Đức Thầy. Ngài cho biết trước khi đạt đến Phật quả Ngài cũng là
một chúng sanh, một chủng dân hoàn toàn Việt Nam và vì Việt Nam mà
“Tùy cơ pháp chuyển kiếp luân hồi ở nơi hải ngoại… trải qua bao kiếp
trong địa cầu” lập chí tu hành, may gặp minh sư chỉ bảo mà sự tu
hành đã đạt đến cảnh giới nội tâm bừng sáng “Lòng mê si đã diệt,
sự vị kỷ đã tan… cảnh an nhàn của người liễu đạo, muôn ngày vô sự,
lóng sạch phàm tâm, sao chẳng ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bồ đề
trường thọ mà còn len lỏi xuống chốn hồng trần đạng chịu cảnh chê
khen.”
Bởi Ngài là người Việt Nam,
chuyển kiếp luân hồi ở nơi hải ngoại để học đạo và thành đạo, khi
đắc đạo ngự chung cõi Tây Phương với hằng hà sa số các vị Phật. Theo
bổn nguyện cứu đời, quốc độ nào phải trở về quốc độ ấy mà trợ
tế nhân dân, vì thế, đạo Phật Giáo Hòa Hảo do Ngài khai sáng, đi
cùng với nước non mình, dân tộc mình, một dân tộc có nguồn gốc Tiên
Rồng. Một tôn giáo đi vào giữa lòng lịch sử dân tộc, rất có ảnh
hưởng với quốc dân, quân thống trị hay bọn cường quyền, kẻ thủ đoạn
chánh trị bạo ác độc tài, bất nhân bất nghĩa, sợ để lâu dài, đạo
PGHH phát triển trong lòng dân, được dân mến dân thương, sẵn sàng che
chở, sẳn sàng vì PGHH và Đức Thầy mà hành động, nên họ gấp rút
tìm cách ám hại Ngài và đạo của Ngài là vậy.
Phật hiệu của Ngài là Kim Sơn
Phật, như ta đọc thấy trong bài “Lộ Chút Cơ Huyền” như sau:
“Bi động từ tâm gọi mấy lời,
Chúng sanh Nam Bắc lụy tuôn rơi.
KIM SƠN xem thấy lòng tha thiết,
Mà còn nhiều lắm chúng sanh ơi.”
Và câu:
“KIM SƠN thương-mãi toàn lê thứ,
Thức tỉnh bá gia giất mộng
tràng.”
Năm nay 2017, ở độ cuối thu sang
đông không phải chỉ “Bất lai rai thổi” như năm Canh Thìn lúc Đức Thầy
bị quân chinh phạt Pháp bắt đày đi lưu cư vào nhà thương Chợ Quán mà ảnh
hưởng của cơn bão Nha Trang vừa qua, đã thổi tiết đông vào vùng Tây
Nam Bộ lạnh khiếp. Lúc Đức Thầy ở bệnh viện nói trên, Ngài cất bút
đề thơ bài “Phòng Vắng Đêm Khuya” trong đó có mấy câu sau đây đủ nói
lên sự thật quá phủ phàn:
“ Vận thời luân chuyển đưa ta tới,
Tới chốn nhà thương dưỡng bịnh
điên.
Lắt lẻo hóa công bày tấn kịch,
Chia xa bổn đạo xuất mông phiền.”
Than ôi! Nhà thương nầy bấy giờ là
một nhà thương chuyên trị bệnh điên, họ đưa Đức Thầy đến đây để làm
gì trong khi Ngài hoàn toàn tỉnh và sáng suốt? Vì tỉnh hẳng và
sáng suốt nên biết được ý định của quân thống trị muốn chia cách
Ngài với tín đồ, triệt phá tan rả khối quần chúng vĩ đại chờ lệnh
Đức Thầy xai bảo; ngày 1 tháng 4 năm Canh Thìn Đức Thầy viết bài “Từ
Giả Bổn Đạo Khắp Nơi”. Người ta thấy đương an vui, mỗi ngày đông thêm
người đến quy y học đạo PGHH mà Đức Thầy lại viết lên lời từ giả,
trong đó có những câu rất là thắm thía ruột gan:
“Từ nay cách biệt xa ngàn,
Ai người tâm đạo đừng toan phụ
Thầy.
Giữa chừng đờn nỡ đút dây,
Chưa vui buổi hiệp bỗng Thầy lại
xa.”
Lời tiên tri của Đức Thầy không sai
chút nào, sáng sớm ngày 12 tháng 4 năm Canh Thìn, tức sau 11 ngày Đức
Thầy viết bài TỪ GIẢ BỔN ĐẠO KHẮP NƠI, Cò BaZin và ông chủ quận Tân
Châu đến nhà Đức Ông buộc Đức Thầy phải đi theo họ.
Lễ Đản sanh Đức Thầy ở tháng
giữa tiết đông, cuối mùa mưa bão, nhất là năm nay, dãy Trung phần
chịu nhiều cơn bão dữ dằn, miền Tây Nam Bộ, những tỉnh ven biển như
Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng… đài khí tượng thủy văn báo bão số 16 sắp
đến, lệnh cho đội phòng chống lục bão trực chiến: phát loa kêu dân lo
bảo vệ nhà cửa bằng buột dây chằng, đồ đạc thì di dời hay đè đậy.
Nhưng miền Tây Nam Bộ nơi có đông dân cư PGHH, nhà nhà nghe tin bão dữ
thì nhà nhà lên hương đèn cầu khẩn Phật Trời ban bố; hơn nữa, cơn
bão số 16 đổ vào những tỉnh Tây Nam nói trên lại ở vào tháng 11 âm
lịch, cái tháng mà hàng triệu tín đồ hướng về đại lễ Đản Sanh Đức
Thầy tôn kính, người người thiện tâm, khẩn vái Phật Trời, lòng tưởng
phật không nguôi, niệm Phật không dứt, nhờ đó mà cường độ của bão
không hung hản xảy ra trên diện rộng, tác hại không nhiều như dự báo
của khí tượng thủy văn.
Xin mừng vùng đất Tây Nam
nơi có Phật lâm phàm dạy đạo, đồng thời “Ban phước xuống cho dân lành
bớt khổ” (lời Đức Thầy). Rõ ràng, miền Tây Nam Bộ dân ít chịu khổ về
thiên tai hơn các miền, để hôm nay và ngày mai 25 tháng 11 năm Đinh Dậu
người tín đồ PGHH đồng lòng tổ chức lễ kỹ niệm Đản Sanh Đức Thầy
lần thứ 99 trang nghiêm và long trọng.
10/1/2017 – 24-11- Đinh Dậu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét