AI VÔ LỄ ?
Dùng bửa xong, quý vị làm việc trong bếp cũng ra
ngồi đầy đủ, một nam đồng đạo nói: Sớm giờ lo trả nợ dạ dày, nhọc nhằn bên quý cô
chị tội nghiệp quá đi, tính phải có sự bù trừ, thời giờ còn lại xin chú tư cho huynh đệ chúng cháu một bửa ăn tinh thần.
- Tôi hy vọng làm điều đó cho quý
đồng đạo trẻ đến đây, được hay không còn tùy thuộc vào khẩu vị của
quý vị, nhưng tôi cố gắng. Hôm nay chúng ta
bàn về xử
thế tiếp vật được không ạ ?
- Dạ, hễ chú thấy được là được.
- Mượn chuyện của hai cô làm đề tài.
- Dạ, hai cô nào ạ ?
- Lúc nảy hai cô vì đó lặt rau cho bửa cơm chung của chúng ta, tình cờ tôi đi
ra sau chút chuyện, xảy nghe có tiếng phê bình cháu nam nào đó vô lễ, trong lúc nói chuyện hay có
thái độ quèo móc lên vai hoặc lưng, cô bảo rằng: nam với nam coi còn không được, huống nữa là phụ nữ tu hành, làm vậy… trông
khó coi, ngại hết sức là ngại…
- Tôi gợi xong câu chuyện một trong hai người phụ nữ ấy lên tiếng:
- Dạ phải.
- Câu chuyện ngả ngũ chưa?
- Chị em chúng tôi không đồng ý thấy chuyện xảy ra như vậy mà nói thôi chứ có biết làm gì nữa đâu. Thưa anh,
sự thật thì chúng tôi không định đem chuyện nầy trình qua anh để nhờ giúp hướng giải quyết, nhưng nghĩ
chuyện kín đã bại lộ ra rồi vậy sẵn đây nhờ anh cho ý kiến, được không ?
- Ý kiến thì tôi sẵn sàng, nhưng quý cô và huynh đệ đây, có
nghĩ đến chuyện “Mực Tàu đau lòng gổ” không?
- Dạ, miễn có hướng giải quyết tốt cho vấn đề, chắc đây ai
cũng chịu ạ.
- Thế thì may mắn! Theo tôi,
người nói chuyện có tật cái tay hay quèo móc làm cho quý vị không đồng ý phần lớn không phải vì cái tay mà nghi rằng tâm tư họ cũng thích, xúc
nhiễm phải
không. Tôi đồng ý với quý vị một ít thôi… Mình là người có đạo quèo móc trong
khi nói chuyện theo tôi là không nên trừ những trường hợp
trong chỗ một tập thể cần yên lặng, xảy có
chuyện cần riêng, kêu nói nhỏ người kia không nghe, quèo sát
lại mà nói nhưng phải cùng giới mới được. Biết làm
sao khi người ta có “thói quen nghề nghiệp” gây chú ý cho người nghe mình nói không lơ là câu chuyện hoặc đề thuyết, chưa chắc cái tâm họ bị xúc
nhiễm đâu.
- Đối với hai phái đồng tu mà đụng chạm người như vậy
là khó coi lắm!
- Đúng là khó coi nhưng biết đâu trong ấy cũng có
ta chịu
một phần trách nhiệm.
- Trách nhiệm! tôi không hiểu ý anh.
- Theo tôi, tại “cái kiểu” nghệ thuật nói
chuyện của
người ta là vậy, chưa chắc tâm của họ bị xúc nhiễm về nam nữ, nếu mình không muốn ở vào
trường hợp
như vậy thì tốt nhất mình đừng có đứng gần, ngồi gần người diễn giả có cái kiểu nghệ thuật như đã nói thì xong
thôi. Tôi biết có một số diễn giả nam hoặc nữ luôn có thái độ đó nhưng
đâu có ai thắc mắc. Với lại, cái kiểu quèo móc, thường hay xảy ra với những người thân thiện; mới gặp lần đầu, chưa thân chưa đến đổi hành
động như thế
đâu. Nếu vậy, tại vì ta thân “cái kiểu” của họ nên không tránh xa, họ làm như vậy cũng tại ta một phần bởi ta thân thích làm khán giả hay đối tác tình cảm với họ.
Cứ cho thế giới tâm linh của ta khác
hơn thế
giới tâm linh của người nói chuyện hay quèo móc,
ta biết mình không cùng với họ thôi thì tốt hơn là
đừng thân thiện gần gủi chi cho họ quèo đụng rồi phàn nàn. Tu cốt là ở chỗ làm an lặng cái tâm không bị ngoại duyên
làm chao động, oen ố. Hãy nhìn vào sự thật của tâm tính mình, phải chăng ở người ấy ta không thích họ nói chuyện hay quèo móc nhưng ta lại thích họ ở một điểm khác
mà sự thích thú ấy lại sâu nặng hơn, để rồi phàn nàn thì phàn nàn mà gần gủi vẫn là gần gủi. Như vậy tại họ vô lễ hay chính ta đã làm nguyên nhân
cho họ vô lễ với ta?
Tôi thử mượn câu chuyện bà Mạnh Mẫu mẹ của Ngài Mạnh Tử dạy con mà
tôi thấy có sự đồng cảm khi nói
về vô lễ. Mạnh Tử đi làm
việc về,
thấy mẹ ở trước nhà ông chào hỏi mẹ rồi đi vào phòng, chợt thấy vợ đang lúc cởi trần ông bực tức liền bỏ ra ngoài nghĩ ngợi lung tung: Vợ làm như vậy là xem thường mình, quá vô lễ! Đã ra khỏi đó rồi mà bực lòng không dằn được, đến thưa với mẹ: Con thôi vợ. Mạnh Mẫu nghe thế liền hỏi:
- Nguyên nhân nào dẫn đến phá bể gia cang nhanh vậy chứ?
- vì vợ con vô lễ với con, Mạnh Tử đáp
- Nó làm gì con mà gọi là vô lễ?
- Cô ấy cởi trần trong phòng khi con vào.
Bà Mạnh Mẫu nghe thế quở cậu con
một trận nhớ đời:
- Nói như vậy chính con mới là người vô lễ với nó. Con là
người có học, chẳng phải sách
lễ đã dạy như vầy sao!: Khi khách sắp vào cửa ngỏ nhà người ta thì phải kêu lên một vài tiếng hỏi han đánh động, lúc lên thềm nhà người ta cũng lên tiếng cốt để chủ nhà hay mà chuẩn bị tư thế tiếp mình đỡ trơ trẻn, khi có chuyện cần phải đi vào buồng, ngang qua phòng
riêng của
nhà người ta thì phải nhìn xuống; được vậy mới tránh đi sự bất ngờ để người ta đề phòng sự kín đáo. Con học lễ mà chẳng thực hành nên
mới xảy ra
chuyện bất ngờ đem đến nó, đã vậy còn đổ lỗi cho nó nữa.
Chuyện trên dạy cho ta cách ở đời và điều nầy được Đức Thầy nhắc nhở các môn đồ của Ngài:
“Cả tiếng kêu những kẻ trí tài,
Hãy yên lặng bình tâm suy nghĩ.
Tiên xử kỷ hậu lai xử bỉ,
Bắt lỗi người phải xét lỗi mình.
Vậy mới là phải bực công bình,
Nẽo chánh trực chí người quân tử”.
Người học đạo trước tiên là để sửa mình những thói hư tật xấu, khoan hãy
tính chuyện
sửa thói hư tật xấu người khác, vì nếu thói hư
tật xấu
trong ta không tự sửa cứ đế ta sống mãi trong thói hư tật xấu thì lúc nhìn người khác ta
cũng nhìn bằng thói hư tật xấu của mình thôi sẽ không sửa được thói hư tật xấu cho ai. Người nào mang kính đen nhìn Trời sẽ thấy Ông Trời cũng đen thui đen thích. Mình hèn yếu, nhu nhược dạy người ta đừng
hèn yếu nhu nhược, tuy lời dạy của mình hay ho nhưng họ nhìn mình thấy quá chừng chừng hèn yếu nhu nhược thì
bài dạy
của mình đối với họ sẽ không còn quan trọng nữa rồi, hay nói cách khác lời dạy ấy không giá trị
lâu. Tiên xử kỷ hậu lai xử bỉ (Bắt lỗi mình trước mới bắt lỗi người sau). Nếu Thầy Mạnh áp dụng lễ nghĩa với thân
mình trước
đúng như sách dạy lễ chắc không có chuyện đi mét
với mẹ
chứng giám cho ông thôi vợ một cách nông nổi và đơn
giản như
vậy đâu.
Kẻ có quyền hành trong
tay, ỷ
quyền ỷ thế cướp giật tài sản, nhà cửa đất đay của người khác về làm của mình; người bị hại không
tính chuyện
hơn thua, chỉ nhờ luật pháp bảo về tính công bằng nhưng kẻ có quyền có thế lại là luật pháp, bắt tội kẻ bị hại sao
mầy thưa tao mà không nghĩ đến chính mình đã xô đẩy họ làm cái chuyện mà họ không muốn làm. Nếu áp dụng câu “Bắt lỗi người phải xét lỗi mình” sẽ thấy người bị hại không có lỗi trong chuyện nhờ luật pháp thể hiện tính công
bằng, có lỗi là kẻ gây ra cớ sự. Ta nhìn
đúng sự
thật như vậy sẽ không gây ra tội lỗi với người khác, từ từ hoàn thiện chính mình.
Đức Thầy dạy:
“Người biết đạo phải gìn ngôn ngữ,
Nói với ai chớ có sai lời”.
Kẻ thường hay nói không đúng với sự thật riết không còn ai tin tưởng, lâu lâu có chuyện quan trọng, mình nói đúng với sự thật người ta lại không tin, không giúp sức là lỗi do mình đừng nên trách ai kia phụ bạc. Cách dạy con của bà Mạnh Mẫu góp phần lớn lao để sau nầy đưa ông Mạnh Tử lên bậc
Thánh Hiền. Ta học đạo với Đức Thầy
PGHH nếu áp dụng triệt để câu bắt lỗi người phải xét
lỗi mình sẽ không có chuyện xích mích xảy ra từ trong gia đình đến xã hội, nhà nhà hạnh phúc, thái
bình.
- Thưa quý huynh đệ! Qua sự trình bày của tôi, điểm nhấn mạnh:
Ai mới là người vô lễ? Lời lẽ có hơi nặng nề, quy một phần trách
nhiệm lên người bị động, còn kẻ chủ động việc quèo móc tôi bảo
rằng đó là “cái kiểu” của họ, mặc nhiên chấp nhận. Xem ra như thế
là không công bằng, quý vị có buồn không?
- Dạ, tôi hiểu, đã hiểu thì không buồn. Cám ơn anh rất là
nhiều!
29/3/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét