Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

CHUẨN BỊ ĐÁM CÚNG GIỖ LÊ THỊ THU.
NỮ TÙ NHÂN TÔN GIÁO

Sáng nay 12 tháng hai âl 2017, tôi quét dọn khắp nhà chuẩn bị cho đám cúng. Còn hai hôm nữa tới ngày giỗ chị Thu, một tù nhân tôn giáo án phạt 6 năm với tội danh nhà nước đặt ra là “Tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa”. Bản án bất công do điều luật bất minh, hơn ba năm bị dày vò bởi nhà tù xã hội chủ nghĩa, bệnh không được điều trị tốt, chị hết sức chịu đựng chết trong tù Định Thành (Kênh Ông Cò) tỉnh An Giang.
Tôi quơ quét bụi và máng nhện trên dưới khắp nhà, lau khuôn hình chị bóng lên, không còn gợn tý sóng lăn tăn nào để ngày cúng giỗ chị ấy, chư đồng đạo đến tham dự cuộc lễ, biết chị đóng góp một phần lớn công sức cho tiến trình đòi hỏi quyền tự do tôn giáo mà tôi không biết trân trọng, họ sẽ phiền phức khi nhìn lên bức ảnh của chị kém tươi màu.
Chị Lê thị Thu, một nữ tu độc thân, sanh quán quận Sông Cầu, tỉnh Tuy Hòa, Phú Yên, đã quy y PGHH qua nhân duyên các cao đồ trong đạo mở công cuộc truyền bá giáo lý ra dãy đất miền Trung, chị Thu đã nghe thấy và cảm nhận sự phù hợp với dòng tri thức của mình, phát tâm tu từ đó. Sau nầy, cũng trước 1975 quận Sông Cầu có thành lập trụ sở Ban Trị Sự giáo hội và sự giúp sức của Ông thượng nghị sĩ Lê Phước Sang BTS hoạt động rất tốt. Chị tiếp làm công tác giáo sự tại đó. Khoảng cuối thập niên sáu mươi chị vào Nam tu, dài cho đến ngày xảy ra biến cố 30/4/1975, nhà nước xã hội chủ nghĩa từ miền bắc tấn công vào Nam đánh chiếm lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa. Lên làm chủ đất nước họ ra lệnh giải tán các ban trị sự giáo hội PGHH, tịch thu các cơ sở của đạo, ngay cả quyển Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý PGHH họ cũng phát lệnh cho toàn thể tín đồ phải đem nộp hết. Trước sức bạo cường của nhà nước xã hội chủ nghĩa, chị Lê thị Thu quá chướng mắt, đứng ngồi không yên, lòng nuôi hy vọng đạo sẽ được trở lại tự do như xưa. Niềm hy vọng ấy cứ ngày qua ngày, nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn từ chối việc trả lại tài sản và tái phục hoạt giáo hội PGHH. Không thể nén lòng được nữa, đầu thập niên chín mươi chị ra sức đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo PGHH, hoạt động kêu gọi chư đồng đạo trong nước và nước ngoài tham gia, nhiều văn bản được gởi đến đài Chân Trời Mới phát lên từ Châu Á Thái Bình Dương. Cho đến ngày 30 tháng 3 năm 1994 chính vì những văn bản được phát đi, chị bị bắt vào tù với tội danh “tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa”, sáu năm tù giam và chết trong tù.
Tôi lau bụi, phát sáng lên vuông hình chị Thu. Chợt nhớ, chúng tôi vào tù, chung vụ sáu người, ai sau nầy tôi cũng gặp và nói chuyện với nhau chỉ mình chị là chúng tôi không có cơ hội; nhìn di ảnh của chị, tôi có cảm nhận là chị muốn tôi nói chuyện về những anh em chung vụ từ sau khi ra tòa, đưa đi tù mỗi người mỗi nơi xa, không còn nhận tin tức của nhau, tôi thỏ thẻ với chị:
Chị Sáu! Nếu còn sống đến giờ thì đã lên đến thất thập phải hôn! Chúng ta ra tòa lãnh án xong, hai liên can như Ông Mai văn Trường (sáu Trường) và Nguyễn văn Quang (sáu Quang) chỉ vì trưởng và phó đứng đơn tập thể, kêu gọi dân làng xin chánh quyền xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới thu hồi lệnh dở nhà của em mà chánh quyền xã cứ nằng nằng kết tội nhà của em là am cốc trái phép để tuyên truyền giảng đạo trái phép, do vậy hai Ông bị bắt nhốt cho đến đưa vụ án ra tòa hai Ông mới được tòa tha về. Em là đầu vụ tòa kêu 8 năm, chị kế vụ 6 năm, cô Nguyễn thị Kịp (Út Kịp) 4 năm, anh Lê văn Mỏng đã trốn thoát không thì cũng 4 hay 5 năm là giá chót. Em bị đưa đi trại giam Z30A Xuân Lộc Đồng Nay chung đủ mức án, Nguyễn thị Kịp họ đày ra trại tù “Hàm Tân” tỉnh Bình Thuận giữa lúc cô ấy bệnh thê lương, cũng chung đán mới về, chỉ có chị ở lại nhà tù trong tỉnh, sướng hơn mà lại không chịu chung đủ, chết giữa chừng, cô Kịp bệnh rề rề mà may mắn ở mãn tù về nhà sống thêm 5 hay 6 năm sau thì cũng chết. Nhưng chị có cái diễm phúc hơn những người khác chết trong tù, điều nầy chị không biết đâu để em nói chị nghe. Khi chúng ta vào tù sau hơn một tháng Huynh Năm Võ Văn Thanh Liêm vị trụ trì Quang Minh Tự cũng vô tù, lúc chị bị đưa vào nhà giam Định Thành em và Út Kịp họ đẩy ra miền đông, hết biết gì nhau. Sau này huynh năm lãnh án cũng bị tống giam trong nhà giam Định Thành, hôm chị chết nhà trại cho phép huynh năm tẩng liệm thi thể chị và âm thầm cầu nguyện, nhờ thế, khi mãn tù về nhờ huynh năm còn sống nói cho em biết chị chết vào ngày 14 tháng 2 âl để biết mà cúng giỗ chị hằng năm.

Em ra tù, báp lực mạnh bởi phía chánh quyền người ta không cho em trở lại địa phương của cái nhà bị dở. Mới đầu em khó chịu, sau cảm thấy có cái hay hay của chỗ ở mới, dân cư đông đúc hơn lúc ở theo bờ kênh xáng giữa đồng, đường sá không thông ích người qua lại, muốn bày tỏ tấm lòng thương nước, kính đạo chẳng được mấy người nghe. Nay ở nơi đông đúc, đường sá dầu chưa tốt lắm nhưng cũng đi qua lại được, tiện lợi cho đồng đạo đến thăm, thỏ thẻ phong trào đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo, mỗi lúc có thêm nhiều cộng tác viên đắc lực. Sau nhóm mình vào tù không lâu thì phong trào đấu tranh bên ngoài chớm nở, đi lần đến hoạt động công khai, mạnh mẽ, nhóm nào bị bắt đi tù, nhóm khác ở ngoài chẳng sợ, tiếp tục đòi hỏi quyền tự do tôn giáo với nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chị biết, đối với những nhà đấu tranh cho dân chủ, tôn giáo, lắm lúc xem nhà tù cộng sản như một cái chợ, ồn ào kẻ đến người đi, vô tù ra tù nườm nượp. Theo em theo dõi và ghi nhận, đến thời điểm nầy tín đồ PGHH có tổng cộng 42 người bị tù đày, hai người tự thiêu, trong số hai người tự thiêu, có người trùng tên chị: bà Nguyễn thị Thu, Trần văn Út ((Út Hòa Lạc) và trong số 42 có khoảng bốn hay năm người đậu tú tài, tú tài hai, tú tài ba, tức tái tù hai ba lần (đây là câu nói dỉ dởm của tên quản ngục Z 30 A mỉa mai người tái tù nhiều lần) em không lên danh sách, lập người nào chỉ một lần thôi, nếu mỗi lần đi tù mỗi tính, con số phải trên năm mười. Đây chỉ nói riêng những người tù trực diện đòi hỏi quyền tự do tôn giáo em biết một cách chắc chắn.
Ngoài ra còn nhiều đồng đạo đi tù lẻ loi, các vị không đòi hỏi quyền từ do tôn giáo, vì yêu cầu cho sự nghiên cứu tu học của đồng đạo, họ lén lúc in Sám Giảng, lén lúc chỡ đi phát thí cho bà con chưa có hoặc đã có mà thời kỳ quân quản kêu giao nộp, họ hăm he rằng, nếu ai không tuân lệnh, chừng khám xét bắt được nhà nào còn chứa phải chịu tội, không có quyền khiếu nại về sau. Nhiều người trong đạo quá sợ phải đem đi giao nạp cho chánh quyền địa phương. Chừng dông gió qua luồn người tín đồ muốn được đọc xem Sám Giảng Giáo lý nhưng trong nhà sạch bách sách vở nói về đạo Phật, Phật Giáo Hòa Hảo, còn gì nửa đâu cho mà đọc. Đó là lý do khiến nhiều đồng đạo, lúc xưa gan dạ đào đất chôn giữ chứ không giao nộp chánh quyền thì giờ cũng gan dạ đào lên mang lén lúc tìm nhà in. Con số đi tù vì lén lút in phát Sám Giảng và Thi Văn Giáo Lý PGHH ở rải rát, nếu gom tính hết không ít hơn số đi tù trực diện đòi hỏi quyền tự do tôn giáo với nhà nước xã hội chủ nghĩa đâu nhá.
Chị ! Mùa mưa năm rồi 2016 xứ miền Trung bị bão lũ nặng, nhất là hai tỉnh Quảng Bình Quảng Trị, tỉnh Phú Yên của chị nhiều nơi cũng phải vất vả vì nạn nước dâng nhận chìm mùa màng. Em đi theo đoàn cứu trợ các chỗ nói trên, lượt đi đoàn có ghé thăm và nghỉ đêm trong chùa PGHH tại vùng huyện Sông Cầu, nơi có bàn tay chị đóng góp, gầy dựng cơ sở ban đầu. Chùa bây giờ có thể qua thời gian bào mòn nó không giữ dáng tự hào nguyên thỉ là đương nhiên, còn chăng là những dấu tích, chứng tích của người có công. Em lên tiếng mời hết trong đoàn cứu trợ phần đông là tuổi trẻ ra đứng trước sân chùa ghi hình kỹ niệm, em giới thiệu đôi nét về chị trước khi ghi hình. Sáng lại đoàn phát hai trăm phần quà xong liền lên đường ra tỉnh Quảng Bình.
Chị sáu! Trò chuyện với chị chút thôi! Để em đi quét dọn. Nhà vẫn y như cũ chỉ có em và chị hai nhưng chị hai không thấy đường, đâu có tiếp em việc quét dọn. May là cháu Hinh cũng mới từ Long Xuyên về, nó đem chén ly ra rửa phía sau nhà. Em quét bụi, mạng nhện đổ xuống tùm lum. Khách đến thăm làm em ngại lắm, tạm biệt chị em đi làm tiếp nhá. Chào chị yêu kính.

13/3/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét