TÌM HIỂU VỀ TỨ ÂN
- Xin chào các em cháu! Tôi rất vui được em cháu đến thăm.
Thăm thôi hay có yêu cầu gì ở tôi không?
- Dạ có ạ, chúng cháu muốn học ở chú.
- Học gì nào?
- Dạ, những đạo pháp mà chú biết.
- Quí quá! Các em cháu thân mến của tôi! Đã đến đây với lòng học hỏi, tôi biết quý vị có trọng tâm về tu hành, muốn nâng cao sự
hiểu biết Phật Giáo Hòa Hảo phải không nè?
- Dạ phải.
- Vậy chúng ta coi như mình cùng chí hướng. Xưa, lúc tôi còn trẻ đã biết tu
hiền, ôm ấp chí cầu tiến, theo đuổi tiêu điểm PGHH qua Sám Kệ và hành trạng
của các tiền bối, các bậc trưởng thượng kính cẩn đem thân phụng sự
chánh pháp, nhờ đó có chút hiểu biết. Học Phật, PHật Giáo Hòa Hảo, tôi nghĩ, nếu
tự mình không minh lòng sạch dạ phản giác hành
trình, e có sự lạc
lỏng trên đường đến mục tiêu mà không hay. Sự lạc lỏng không hay sẽ gây hậu quả, nhận lấy một kết cuộc không đúng như ý thức ban đầu. Tôi đã tìm được, thấy được trong nghiên cứu giáo lý PGHH, con người sanh ra ai cũng tấm thân tứ đại, tôi nói “ai cũng” là tất cả con người trên quả địa cầu chớ không
phải chận đứng ở một
quốc gia nhỏ bé của Việt Nam ta… Đến đây để tìm hiểu quý em cháu có đặt
câu hỏi nào không?
- Dạ chúng cháu nghĩ, với sự học Phật hằng lâu của chú, hiểu biết
nhiều pháp, chúng cháu mới mẻ rất cần học
nhiều điều, chú có thể biết
trình độ của chúng cháu ở bậc nào, tự thuyết sẽ tốt hơn.
- Sự Học Phật hằng lâu là có nhưng chỉ có
với em cháu thôi. Chúng ta bàn về Tứ Ân các em cháu có chịu không? Ồ lặng thinh cả sao! Hay các em cháu coi Tứ Ân không quan trọng hoặc quan trọng nhưng đã thông suốt
rồi? Tôi biết các em cháu có khái niệm về Tứ Ân và cảm thấy sự hiểu biết như vậy
là đủ. Tôi nghĩ, nếu nghe thêm sự trình bày của
tôi, sự tương đồng là hẳng nhiên nhưng chắc chắn sẽ có điểm dị
biệt và điểm dị, tôi sẽ làm trơn láng
khái niệm về Tứ
Ân của quý vị; chịu không nào?
- Dạ chịu.
- Bốn ân gồm có: Ân Tổ tiên cha mẹ, ân đất nước,
ân Tam Bảo, (Phật Pháp
Tăng) ân đồng bào và nhơn
loại; điều nầy thì quý vị đã làu lòng. Những
quốc gia không có nền triết học Phật Giáo, triết học các tôn giáo ngoài Phật Giáo không bàn đến tứ đại trọng ân
nhưng không vì thế mà tứ đại
trọng ân không tiềm ẩn và gợi lên trong họ một sức sống trào tràn khi họ
biết họ cũng có Ông Bà, Cha Mẹ, quốc gia, dân tộc đồng bào…Nếu không có tín ngưỡng
Phật Giáo người ta cũng có tín ngưỡng khác, tất nhiên phải có trọng ân với tín ngưỡng khác đó, không thọ ơn với Phật thì thọ ân với Chúa… Ai không từng
được cha mẹ sanh ra và nuôi dưỡng, ai không từng ở
một quốc gia để biết mình là công dân của quốc gia nào và ai không từng được đồng bào dân tộc giúp đỡ những nhu cầu cần thiết để
cho đời sống tốt tươi ? Người sống sanh trên năm châu,
bất kể người đó là da vàng, da trắng, da đen…ai cũng phải có cha mẹ sanh ra, có quốc gia
để ở, có đồng bào chung sống và tín ngưỡng tôn giáo hay đấng
vạn năng nào. Những ân nầy phải được sắp đầu bảng để
luôn luôn vì đó mà báo đáp, gìn giữ cho người người đời nầy và đời sau tiếp tục.
Ta là người Việt Nam
và đã quy y “Tu hiền theo Phật Đạo”. Căn bản của người quy y là: 1, nêu cao tinh thần Phật Giáo trong chính mình, 2, ta có trách nhiệm dàn trải sự
ảnh hưởng của Phật Giáo với mọi người ở ngưỡng cửa quốc gia, đồng bào xã hội, để
mọi người có hướng tâm đến công cuộc quốc
gia, đồng bào xã hội thì sự dàn trải của
đạo Phật sẽ ứng dụng ngay, trở nên lãnh vực chuyên môn.
Vậy, Tứ Ân là quan trọng nhất trong đời sống con người, sống có tình có nghĩa thì không thể phụ phàn hay vô tình với bốn ân mà ta đã thọ. Ân Tâm Bảo giúp ta lý giải
được hành trạng của nhân quả, giải thoát mê si; từ một chúng sanh trở nên Phật hay
từ con người ở cõi diêm phù mãn kiếp hồng trần sanh về An Lạc
Quốc. Còn lại ba ân kia giúp ta về mặt thể xác.
Thực hành ân Tổ Tiên Cha Mẹ đối với người tu phật không chỉ trả
hiếu cho Ông Bà Cha Mẹ bằng nuôi dưỡng báo đền mà còn phải tu
cầu cho Ông Bà Cha Mẹ hưởng phước của Phật lại vừa khuyên tránh dữ
về lành, hướng tâm theo Phật. Đồng thời, ta được sanh
ra và lớn lên bên Ông Bà Cha Mẹ nhưng Ông Bà Cha Mẹ ta và ta đã và đang sống trong một xã hội loài người, ta có Ông Bà Cha Mẹ,
người khác cũng có Ông Bà Cha Mẹ, ta kính trọng Ông Bà Cha Mẹ
ta thì người khác cũng biết kính trọng Cha Mẹ Ông Bà của họ, có những chuyện xích mích của đôi bên xảy ra ngoài ý muốn, ta không vì kính trọng
Ông Bà Cha mẹ của mình mà nói lời xúc phạm hay làm chuyện vô nhân, thất
lễ với Ông Bà Cha Mẹ của người khác.
Với ân Đất Nước: ta quí trọng đất nước của ta, những người ở quốc gia khác cũng quí trọng
đất nước của họ. Ta không muốn kẻ ngoại địch xâm
chiếm nước ta thì ta cũng không nên đem quân đi xâm chiếm nước của kẻ ngoài
nào. Ta tôn trọng lãnh thổ của
ta, người ngoại quốc họ cũng tôn trọng lãnh thổ của
họ, biết vậy, ta tuyệt đối không đầu quân xâm chiếm
nước của ai, trừ phi ngoại bang ỷ mạnh xâm chiếm nước ta, vì bảo vệ
giang san nòi giống ta phải nghinh chiến đánh đuổi họ.
Nhưng trong chiến đấu đuổi quân xâm lược ta là người mang
nặng tình đạo Phật trong lòng hãy sử lý một cách chánh kiến
để tránh thiệt hại những cái không
đáng bị thiệt hại….
Với ân Tam Bảo: Chúng ta quy y Tam Bảo là quy y ba ngôi báu PHẬT, PHÁP, TĂNG. Cung kính ba ngôi báu, thường thì ngôi Phật
Bảo chưa nghe ai dám xúc phạm nhưng Pháp Bảo và Tăng Bảo có nhiều cuộc
đụng mồm nhá lửa. Các Pháp đều do kim khẩu của Đức Phật
Thích Ca thuyết; chúng sanh đa bệnh Phật tùy duyên nói pháp độ bệnh, Phật thuyết nhiều pháp, người tu pháp môn nào cũng là pháp môn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu
Ni dạy, thế mà kẻ bấu víu ở pháp nầy
thường hay có lời động phạm đến người tu pháp môn khác. Có bệnh cố vun quén cái ngả của mình nên hễ nghe thấy ai tu khác mình là không chịu, kiếm chuyện hơn thua, tranh giành ảnh hưởng. Đáp ơn Tam Bảo,
theo tôi nghĩ, vừa ý pháp nào trong vô lượng pháp môn của Phật
thuyết thì ta theo đó hành trì, ta được quyền tuyên dương pháp môn ta đang tu nhưng tuyên dương không với thái độ quá khích. Nên nhớ, dù chúng ta làm chuyện phải mà lòng trái,
ta đã vọng tâm trong chỗ lòng trái mà làm việc phải, ví dụ vọng tâm trong lúc
ngồi niệm Phật, ngồi
niệm Phật là biểu hiện tịnh thân, tốt cho “thân nghiệp”, nếu
không tịnh tâm trong lúc niệm Phật là phạm vào “ý nghiệp”,
nói theo tính nhân quả tịnh thân thì sau nầy thân có phước
tướng nhưng phước tướng không giải quyết được sanh tử, cần nên có ý căn, “ý nghiệp” thanh tịnh nữa mới được. Lúc đang vọng tâm là lúc không có tu, ngay trong tịnh tọa mà vọng tâm quấy rầy
là chỉ tu được cái thân nghiêm trang, nhưng thân nghiêm trang mà tâm bề
bộn, lộn sộn Phật đâu dùng.
Phật dạy cách tu, chuyên tu là chuyện chính, giành Pháp để đối chọi với người học hiểu khác mình,
hành động đó không nằm
trong pháp môn nào của Phật dạy.
Ân Đồng Bào và Nhơn Loại: Đồng bào là những người cùng một dân tộc hay
quốc gia. Ta mang ân đồng bào vì nếu không có họ trên đời, một
mình cha mẹ sanh ra và nuôi ta lớn lên sẽ không thành đạt
như bản thân ta hiện giờ. Thử nghĩ, nếu ta được sanh ra từ gốc nông dân, cha mẹ
ta giỏi nghề làm ruộng, lúa trúng đầy bồ thì gạo ăn trong nhà khỏi cần phải bàn đến nhưng
áo quần ta mặc, ta đi dép đi giầy, những lúc ta bệnh hoạn
đi mua thuốc hay chỡ đến nhà thương… còn nữa, ai dạy cho ta kiến thức
nhà trường để ta hiểu biết nhiều điều, cho ta có danh, có
phận trong xã hội? Chính là đồng bào ta đã tạo
cho ta.
Ân đồng bào nặng mang như vậy, chỉ nên trả ân cho họ bằng
giúp đỡ không có sự tính toán và luôn luôn giữ giao hảo, cảm tình, đừng vì lý do ta nghèo đói mà đi cướp giật của họ, đừng vì một chút ức lòng sanh sự
bất hòa, vô lễ với họ; ta học hành đỗ đạt, có địa vị
trong xã hội nếu không nhờ sự giúp đỡ của họ từ cơm gạo, quần áo, thuốc men
…thì ta không thể có được như ngày hôm nay.
Nhân loại: Loài người trên quả địa
cầu. Ta là một công dân của quốc gia nhược tiểu, không tự phát minh ngành khoa học công nghệ, không sánh vai với các quốc gia
tiên tiến cho đồng bào mình có đời sống sung sướng, máy móc thay sức
lực. Có những món hàng cung ứng cho đời sống mà đồng bào ta không làm ra được như thuốc trị bệnh, phân bón, máy móc… phải nhờ nhập khẩu các mặt hàng từ nhiều
quốc gia dân tộc khác có để ta dùng. Nhà ta giàu hay đất nước giàu lên đều có thọ ơn sâu tình nhân loại đại đồng của họ. Ta nên giữ giao hảo và nếu khi nào quốc gia
họ có gặp thiên tai nạn ách ta nên cứu trợ để trả ơn.
9/3/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét