RÁN TU LÚC CÒN MẠNH MẼ
Kính thưa chư đồng đạo! Đã có đi dự nhiều đám cầu nguyện, hộ niệm
lục tự Di Đà cho bệnh nhân tìm lại lộ đồ thượng lộ bình an trước ngay
giờ phút lâm chung; bệnh nhân có những trường hợp xảy ra ngoài sự dìu
dắt của Sám Kinh. Đáng tiếc việc ngoài ý muốn… Hôm nay chúng ta bàn
qua đề tài “Rán Tu Lúc Còn Mạnh Mẽ” để tìm hiểu việc xảy ra đáng tiếc ấy phát
sinh từ đâu, quý vị có đồng ý không?
Dạ, chúng tôi đồng ý.
Như quý vị biết đó, cũng là
tín đồ
Phật Giáo Hòa Hảo như nhau nhưng hiện tại có người tu người không
tu. Người vào đạo không tu để chứng tỏ mình có đạo như ai, ngoài ra không cần biết giáo lý của đạo dạy gì, cúng lạy không,
chay bốn
bửa cũng không, tám điều răn cấm
dường như chưa một lần đọc đến để hành sử đúng phép.
Nếu không vì thế gian là cõi khổ Đức Thầy cũng không lâm phàm dạy đạo cứu
khổ làm gì. Kém duyên với Phật đến như vậy ta thôi không nói, mình bàn hạng người vào đạo có tu, rất tin tưởng sự cứu độ
của Phật cũng như giáo pháp dạy cách tu hành, đạt chân lý
tối thượng mà lại không thiết tha tu niệm là sao?
Nói nhiều về những người vào đạo
không tu, ta có nên đặt câu hỏi tại sao biết người ta không tu trong khi chuyện tu hành xưa nay là tu tâm, làm sao biết được tâm người ta mà bảo rằng họ không có tu?
Chỉ cần trắc nghiệm một chút thôi. Tu
tâm tức
tập vào trạng thái lặng tâm, Đức Thầy dạy “Nếu lặng tâm tỏ ngộ đạo mầu” hoặc “Tâm bình tịnh được thì phát huệ”, đối với những
chuyện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn thì thân không có thái độ chao đảo, ngả theo sự xảy ra
bất ngờ ngoài ý muốn đó; đàng nầy nói tu
tâm mà gặp
danh cũng ham, lợi cũng thích, tình
cũng mê… nhìn hành sự của thân chao đảo hay không chao đảo thì biết có
tu tâm hay không.
Nói như thế không phải chúng ta phủ nhận hoàn toàn người bị danh, lợi, tình đè đầu cởi cổ hay những xúc sự bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn là không có tu
tâm. Ta đi theo Phật là đi trên con đường sáng, hành động vì
danh, lợi,
tình là đi đêm. Không nói suốt cuộc đời mà tính qua ngày đi, thời gian ta dành để tịnh tâm và thời gian ngả theo danh,
lợi, tình đâu nhiều đâu ít? Chúng ta hãy nhìn vào hiện thực của bản thân mình để có câu
trả lời đúng. Nếu hằng ngày tu
tâm dưỡng
tánh, niệm Phật nhiều hơn, thói quen niệm Phật dẫn ta vượt tất cả sự khó kể cả thiếu ăn và
bệnh tật;
nhưng nếu lòng ta trôi nổi bềnh bồng theo danh,
lợi, tình thì khi ta bệnh cái trớn xe lăn của danh, lợi, tình cũng đẩy đến làm ám chướng tồi tệ cho sự tu
niệm. Sắp chết tới nơi, đúng là lúc người tu cần niệm Phật,
tịnh lòng nhưng sự ám chướng ở vào địa vị làm chủ tình hình có
cho ta niệm Phật được đâu; như triều đình bị quân nổi dậy lật đổ, các
quân đều là quân giặc vây
thành, không nhớ Phật, thấy Phật ở đâu.
Có phải tôi thích đặt vấn đề (bệnh)trong khi bàn chuyện tu hành? Đúng
là tôi có hơi đặt nặng vấn đề, bởi vì bệnh là một chướng ngại rất lớn đối với người trước phút lâm chung cầu sang Tịnh Độ. Bệnh đến chọn vai diễn trước một
bước đưa ta vào cõi chết, đi theo chu kỳ của
sanh, lão, bệnh, tử ta đừng mong là không bệnh mà hãy
cố lên, điều chỉnh cho bệnh không
làm khó ta trong lúc ta niệm Phật, cầu vãng
sanh.
Như quý vị cũng biết, bước đầu của người
học Phật là học qua Tứ Diệu Đế, một trong
bốn đế là Khổ Đế và Đức Phật sắp trình
tự cho khổ
đế đi đầu. Trong khổ đế nói lên điều căn bản thân người là thân tạm mượn bởi đất, nước,
lửa, khí và bắt buộc tấm thân phải theo chu kỳ sanh, lão, bênh, tử mà người học Phật xem bệnh là phần gúc mắc nhất thường xảy ra
với cường độ quấy rối hành giả trước lúc lâm chung. Rất ít có người không bệnh mà chết, có chăng là
những
người bị chìm tàu, lật xe, rớt máy bay, súng đạn hoặc
các vị tu
hành đến độ “nghiệp sạch tình
không”. Thường thì trong đại chúng
có hai dạng
người: 1 thường tu, 2, tu cầm chừng đợi lúc
già rảnh
nợ gia đình mới tu quyết liệt. ý thức nầy người ta không
nói cho ai nghe vì nói ra là không hợp lý sẽ bị người khác dạy khôn mình. Họ âm thầm tu cầm chừng mà
hy vọng có ngày sẽ rảnh nợ đời; nhưng hởi ơi! Đời chưa rảnh thì thần chết bắt ta phải đối mặt với bệnh để đi lần đến chết,
bây giờ mới thấy, cách tu cầm chừng bấy
nay không tích tụ được gì giúp cho ta vượt khó, không có khả năng dàn xếp con bệnh đang hoành
hành và chúng sẽ gia tăng cường độ sự đau nhức, áp
lực mạnh
để ta không còn nhớ vì về Phật hay niệm Phật.
Trong chỗ bàn luận, học hỏi đạo pháp
của chúng ta hôm nay, xin quý vị hoan hỉ cho tôi hỏi một câu thật lòng: Ở đây có vị nào rớt vào trường hợp tu cầm chừng
chờ rảnh các sự đời mới tu xiếc thì tôi khuyên đừng nên
như vậy, vì một lẽ dễ hiểu, ta không
biết mình sống được bao lâu
mà chờ
rảnh, giá như thời gian và thọ mạng có chờ ta tới cơ hội rảnh
nhưng từ lúc tu cầm chừng thì Phật Ma đều dung chứa trong lòng, tu cầm chừng rất thấp không đạt tỷ lệ năm mươi năm
mươi phần trăm, vọng tâm nhiều hơn chơn tâm, niệm chúng sanh nhiều hơn niệm Phật, kết
cuộc Phật ở Tây Phương chờ có tiếng kêu cứu nhưng ta bị vọng
niệm chúng sanh chủ trì, gàn cản đến
đổi ta không hở ra một chút niệm kêu Đức Phật cứu, Phật cũng đành chịu chớ không phá
lệ cứu ta.
Thời nay đồng đạo đi cầu nguyện,
hộ niệm trông như phong trào, việc làm ngày ngày rần rộ. Đến thăm một đồng đạo hoặc hộ niệm cho
người sắp chết tìm lại lộ đồ Nam Mô A Di Đà Phật, diễn cảnh xảy ra thế nào ta đều biết hết, không
nữa thì ta đọc kỷ lại lời giải thích của Đức Thầy từ bệnh đến tử khổ như sau: “ Nên lúc ấy kẻ phùng mang, trợn mắt, người chắc
lưỡi, nghiến răng, lăn lộn giật mình
kêu than thảm thiết. Xét coi lúc ấy khổ sở là dường nào”. Sự hiểu biết của ta qua
giai đoạn chuyển mình từ bệnh đến lâm chung giữ chánh niệm là chuyện vô cùng khó
khăn chứ
không dễ. Vậy mà về nhà ta tưởng mình ngon lắm, cứ đem kể với người khác và than giùm đồng đạo nầy đồng đạo kia bị nghiệp lực, ác chướng nặng nề mà
không chịu
xoay cái cảm giác nặng nề ấy vào bản thân ta, vào sự tu niệm của ta liệu có khỏi vướng vào trường hợp mê loạn như ta đã thấy diễn ra ở người khác để ta kịp thời điều chỉnh đường lối và mức độ thuần trước khi bệnh, tử đến.
Người chuyên tu một lòng hướng trọn mục tiêu thành Phật hay vãng
sanh về cõi Phật phải có dấu hiệu bất cần đời, không ham hố và tránh
đi sự lây nhiễm. Muốn về cõi
Phật mà bị lây nhiễm cõi thế gian là thiếu chứng minh thật lòng. Khi con người bị lây nhiễm sức mạnh nguyên
thỉ không còn, từ lây nhiễm đến những hành động tội lỗi không
xa; do tội
lỗi hết kiếp phải đầu thai vào sáu nẽo luân hồi đền tội, đường thành
Phật hay vãng sanh về cõi Phật không còn hiện ra trong trí. Sách xưa có câu “Mê cha thì bỏ Thích
Ca, mê bà trần thế bỏ Bà Quan Âm”.
Để không tội, không mê, hãy
rán tu khi mình còn mạnh khõe, chờ già bệnh tới nơi e tu không
chắc. Chờ rảnh mới tu, nếu không tu ở khoảng thời gian chờ
rảnh kéo dài, trong chuổi thời gian kéo dài ấy ta gây biết bao nhiêu là nợ nần oan trái,
chừng tu
được là thọ mạng sắp hết, lập công bồi đức chưa đủ trả thì thần chết đến đòi, chịu một lúc hai thứ ác
chướng vừa
mê vừa tội, khó thoát luân hồi.
17/3/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét