LÀNG LONG KHÁNH XƯA VÀ NAY
Mới đây tôi có đi dự lễ cầu siêu
làm tuần
tứ thất cho một đồng đạo ở làng Long-Khánh,
huyện Hồng
Ngự, Đồng-Tháp; là nơi mà trong Sám Giảng quyển nhứt với tựa đề “khuyên Người Đời Tu Niệm” Đức Thầy Kim-Sơn-Phật có cất bút một đoạn dài diễn tả cuộc đi “dạo lục châu” quán xét căn cơ tùy duyên phổ-độ chúng-sanh. Hành trình dạo lục châu điểm đầu tiên là
làng Long-Khánh như những câu sau đây:
“Bây giờ nói chuyện cỡi thuyền khuyên
dân.
Đêm ngày chẳng nại tấm thân,
Nắng mưa chẳng quản tảo-tần ai
hay.
Chừng nào đến hội rồng mây,
Người đời mới biết điên
này là ai.
Lui thuyền chèo quế tay gay,
Thuyền đi nước ngược đến rày cù lao.
Xa xa chẳng biết làng nào,
Thiệt làng Long-Khánh ít người nào tu.
Tớ Thầy liền giả đui mù,
Bèn đi ca hát kiếm xu dương trần.
Bá-gia tựu lại rần rần,
Trong nửa ngày trần chẳng có đồng chi”.
Có lẽ dân chúng làng Long-Khánh, sau khi Sám Giảng quyển nhứt phát hành, dân chúng xem qua thấy làng nầy sao mà vô
duyên với
Phật, người ta đồn đãi tới tai, bà con trong cồn làng tìm
đọc cho
biết cớ sự, rõ ràng “thiệt làng Long-Khánh ít người nào tu” đây rồi! Chẳng thế dân mình còn keo kiệt đến đổi không biết thương giúp
người tật
nguyền nghèo khổ, Đức Thầy giả dạng đui mù là hạng thấp nhứt trong xã hội ca hát xin ăn để đánh động lương tâm dân
xứ nhưng
không làm nhún nhít lòng dạ hẹp hòi ích kỷ của họ, ca hát làm vui mắt, vui tai người ta tựu lại rần rần để xem, cả nửa ngày mà không ai cho một đồng xu nào. Thiệt là hết nói nổi!
Từ Sám Giảng quyển nhứt phát
đi bà con trong làng bị chê là “ít người nào tu”, đọc được hối tiếc việc qua rồi “Xưa nay không có mấy khi, dương trần có Phật vậy thì xuống đây”. Phật đem phước đến cho làng Long-Khánh từ những câu chê
trách không biết tu hiền, còn thêm ích kỷ với kẻ mù đui ăn xin, họ tự xét nên tu nhân tích đức để chuộc lại lỗi lầm Phật
đến hóa duyên xứ mình mà không biết trân trọng. Giờ làng
Long-Khánh khá đông bà con tu theo Đạo Thầy, lại thêm nhiều người biết làm
phước
thiện, những phòng thuốc nam hốt
miễn phí; sửa, cất nhà cho bà con nghèo; giúp đỡ những hộ thiếu ăn
và đau nặng giúp tiền đi bệnh viện, chết lo hòm chôn... Tôi đi đò ngang Hồng Ngự qua chợ Miễu Long-Khánh, trên đò có vài người xin ăn, họ thân vóc tay chân còn lành lặng, sáng mắt, không hiểu sao sức khõe tốt vậy cũng đi sè tay xin mà dưới đò vẫn móc tiền ra cho. Nếu như Đức
Thầy bây giờ đi “Dạo Lục Châu” trở lại, giả đui mù
như vậy
tất sẽ khen dân làng Long-Khánh cho mà
coi!
Tôi đến dự lễ cúng tuần Ông Phan văn Iệp quá vãng hưởng thọ 78 tuổi. Lệ thường của xứ nầy, 8 giờ sáng là vào chương trình cầu nguyện cho đến hết ngày, khách tham dự đông đảo nhất ở khoảng trên
dưới 10
giờ. Tôi vì nhà ở xa, khác tỉnh, gần một giờ chiều mới đến nhà đám, đồng đạo chỉ còn
lưa thưa vài chục khách. Ngồi dùng nước chung trong bàn
tròn, tôi lên tiếng hỏi đồng đạo địa phương nầy về sự ra đi của ông Phan văn Iệp, bà con
đại khái nói: Ông năm tu hành tốt mà sự ra đi của ông
cũng tốt.
sau đó tôi đến gặp hiền thê và cô con gái của ông, bà cũng đang trong “nghề bệnh” thoái hóa cột sóng,
cô con gái đở mẹ ngồi dậy để bà chào hỏi, tôi khuyên bà nằm cho nhẹ đau, bà trả lời không sao, cứ trò chuyện chừng nào thấy mệt khó chịu thì bà nằm. Tôi hỏi về chuyện mãn
phúc của ông, bà và cô con gái thay phiên nhau nói:
Trước khi qua đời, ông ấy (tôi dùng từ nầy cho phù hợp cả hai mẹ và con khi trình bày)
có đi nằm
viện ngoài Sài Gòn. Nằm đấy không lâu, ông tự biết mình
đến lúc phải trả thân tứ đại, kêu người thân đưa ông về để dễ dàng cho tiến độ tu hành,
cầu vãng sanh Cực Lạc. Về nhà,
mỗi ngày đã qua, dầu thuốc men vẫn cung cấp đầy đủ nhưng xem chừng
như mỗi ngày đi lần đến chỗ chết. Ông biết con người ai cũng ở trong vòng quay của sanh, lão,
bệnh, tử;
sanh lão bệnh thì đã nếm mùi lâu lắm rồi, chỉ còn cửa tử là chưa và
với tình trạng bây giờ sắp bắt đầu, trong đêm mùng bảy rạng mùng
tám tháng giêng 2017, giữa đêm khuya khoắc, ông kêu các con thức dậy hết, hộ niệm tiểng ông đi, các con ông đều thức, ngồi chung quanh ông niệm lớn câu NAM MÔ
A DI ĐÀ PHẬT nối liền nối liền, ông cũng nhếch môi theo, một chập sau ông
kêu người
thân hãy thỉnh chân dung Đức Thầy để trước mặt cho ông thấy, người thân y
lời thỉnh
chân dung tới để trên ngoài mùng, ông kêu cuốn mùng để được nhìn thấy chân dung Đức Thầy rõ
ràng, chừng
nầy, gương mặt ông hiện đầy vẻ bình an, đôi môi liên tục mấp máy, dẫn đến ông nhắm mắt trút hơi thở cuối cùng
một cách gọn nhẹ, đồng hồ điểm đúng 6 giờ sáng mùng tám tháng giêng.
Đi đám cúng tuần về, vài hôm sau có nhóm đồng đạo đến thăm, tôi đem bàn chuyện làng Long-Khánh xưa và nay, đồng thời nói về chuyện ông Phan
văn Iệp đòi thỉnh cho được bức chân
dung của
Đức Thầy đem trước mắt để nhờ Phật lực của Ngài gia hộ bình an đi theo Phật. Riêng về chuyện Ông Iệp, trong số khách đến thăm có người khen Ông ấy duyên sâu với Đức Thầy, biểu hiện
tốt sự tu hành trước phút lâm chung, nhưng cũng có người nói rằng, họ tiếc, đáng
lẽ ông Iệp, trong giây
phút nầy,
nếu có đòi gặp chỉ nên gặp chân dung Đức Phật A Di Đà, vì người tu theo pháp
nôm niệm
Phật là trông chờ Đức Phật nầy đến rước sang
Tịnh Độ, chú nghĩ có đúng không?
Đúng, Nhớ niệm Phật A Di Đà là phương pháp tu, nhưng tôi có chút suy nghĩ khác
anh; tôi nói trước, sự khác biệt không có nghĩa là đúng sai giữa nhận thức của chúng ta. Người tu pháp
môn Tịnh-Độ,
niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là hẳng nhiên, Đức Thầy là Phật từ bên cõi Tây Phương lâm phàm độ chúng, nhớ Thầy là nhớ Phật, nhìn chân dung Đức Thầy là
nhìn chân dung Phật. Các Phật, Phật nào cũng như Phật nào, đều bình đẳng tánh trí, có
tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỉ, Xả, cứu độ
chúng sanh cũng bằng bốn đức tướng nầy. Thật sự
thì tôi không dám hỏi anh có tin Đức Thầy là Phật không? Nhưng điều nầy có
thể làm cho anh suy nghĩ… đồng đạo Iệp chúng ta có
duyên sâu với Phật Kim Sơn.
Tôi tin Đức Thầy là Phật bên cõi Tây
Phương lâm phàm, nhưng nói cho đúng lý, ta hãy tìm vị Phật có trách nhiệm cứu người từ cõi Ta Bà ô trược sang Tịnh Độ an vui bằng pháp môn niệm Phật.
Nói như anh, chúng ta cũng rất cần niệm nhớ Đức
Thầy.
Tại sao?
Tu pháp môn niệm Phật điều cần thiết
hơn hết là phải biết thông đường đi về Cực Lạc. Quan trọng nhờ người hướng đạo rành nước bước đường đi, ở vào trường hợp nầy Đức Thầy cho biết “Tìm
Cực Lạc đây rành đường ngõ”,
anh có tin Đức Thầy rành đường về Cực Lạc như Ngài nói không? Còn anh bảo là trách nhiệm, chúng
ta xét đâu ai được ở vào vị trí của Đức Thầy, được Đức Phật A Di Đà ban sắc lệnh xuống trần giáo hóa cứu độ chúng sanh như những câu sau đây:
“Đức Di Đà truyền mở đạo lành,
Bởi vì Ngài thương sót chúng sanh,
Ra sắc lệnh bảo ta truyền dạy”.
Như Thầy giáo dạy học trò, học trò nghe theo lời, nhớ Thầy học tốt lên, đỗ đạt là chắc chắn. Thi lên lớp có Thầy theo ủng hộ sẽ an tâm. Nên khi Ông Iệp được người nhà làm theo yêu cầu, thỉnh chân dung Đức Thầy đến cho mắt ông thấy rõ, cũng từ đó, gương mặt ông hiện lên nét an lạc, không
còn vướng
bận gì nữa trong cõi đời nầy, ngay cả
sự đau nhức đã hành hạ xác thân nhiều ngày qua giờ cũng không còn
gì để nói, sẵn sàng, niệm Phật để Phật rước đi.
Bài “Lời Khuyên Bổn Đạo” (sau) tóm
tắc Đức
Thầy có dạy “Cần hiểu cái lý vô-ngã của nhà Phật. Hãy rán sức thi hành
sẽ có Thầy ủng-hộ.” Thầy hứa như thế, Ông Iệp sâu duyên với Đức Thầy, thay vì nói là trung thành. Ông ấy tin chắc sự ủng hộ của Đức
Thầy nên việc, ông muốn có mặt Đức Thầy độ ông ngay trong lúc ông lâm chung thượng lộ bình an. Rất mừng! làng
Long-Khánh xưa bị chê là “ít người nào tu” thì nay có nhiều người tu và một tín đồ, một tín đồ trung thành với Đức Ngài Kim Sơn Phật cho đến “mãn
kiếp hồng
trần sanh lạc quốc”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét