BÊN LỀ ĐÁM CÚNG TUẦN
(Để kỹ niệm
ngày Đức Thầy thọ nạn)
Hôm đi dự lễ cầu siêu làm tuần tam thất cho đồng đạo Trương văn Gia, tôi gặp lại một số các
vị giảng
viên, thuyết trình viên trong ban Phổ Thông Giáo Lý Phật Giáo
Hòa Hảo
tỉnh và trung ương trước năm 1975. Sau biến
cố chính trị 30/4/1975, lịch sử PGHH sang
trang, bị giải tán ban trị sự giáo
hội, các ban ngành từ trung ương đến hạ tầng. Trong các ban ngành của giáo hội ai về nhà nấy. Tính đến nay, một số đã
lập gia
thất, con cái đùm đề, một số đã chết; những vị còn
sống giữ
vững lập trường tiến tu, ở gần gủi nhau thỉnh thoảng có gặp khi qua đường, những vị ở xa, khác tỉnh, khác vùng
không có dịp gặp ngày qua ngày quên mất.
Người ngồi chung bàn tròn với tôi khá
già, có chiếc càm nhọn kể chuyện chung quanh Đức
Thầy, văn giọng rất hay, lý luận chặc chẽ; tôi cố nặng óc để nhớ coi anh ta là ai. Tôi nhớ hồi xưa anh Triệu thiện Ân cũng có chiếc càm nhọn, tôi có chút hơi nghi là anh ấy nhưng không nói ra. Chừng kiếu ra về, đến chỗ để xe, tôi hỏi anh Nguyễn văn Lía
về anh ta,
anh Lía trả lời tên của anh ta đúng với suy nghĩ của tôi. 1975 – 2017, cách 42 năm mới gặp lại, chúng tôi mỗi người già
đi rất
nhiều, nét quen xưa không còn gợi cảm.
Nhớ lại bên lề cầu nguyện có một đồng đạo trẻ đến bàn chúng tôi ngồi, trưng ra một quyển Sám Giảng
Thi Văn Giáo Lý, lật ngay thủ bút của Đức Thầy bài Ngài viết gởi hai vị tướng lãnh quân đội PGHH như sau:
“ Ông Trần văn Soái và Nguyễn Giác Ngộ.
Tôi vừa hội hiệp với Bửu Vinh, bổng
có (sự)sự biến cố tôi và ông Vinh suýt chết chưa rõ nguyên nhân còn điều tra; trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi,
nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi bị bắt hay (hay) hay mưu sát thì
các ông đừng
tin và đừng náo động cấm chỉ đồn đải cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu. Hãy đóng quân y tại chỗ, sáng ngày tôi sẽ cùng ông
bửu vinh
điều tra kỹ lưỡng rồi về sau.
Phải triệt để tuân lệnh.
16-4-47; 9 giờ 15 đêm. Ký tên S ”
Xin hỏi các bác các chú bài viết gởi cho hai tướng lãnh quân đội PGHH, theo thủ bút của Đức Thầy có hai chữ sự sự nối liền không
gạt xóa. Người hay đọc sách ai cũng biết viết như vậy là dư một chữ (sự) và có 3 chữ hay liền nhau, Đức Thầy gạch xóa chữ hay giữa. Kiểm
lại dư
chữ (sự) chữ (hay) và chữ hay bị gạch xóa. Thư không nhiều chữ, cháu thắc mắc, không lẽ những tên sát thủ đã chong
họng súng vào Ngài vì hấp tấp khiến Đức Thầy viết dư và gạch xóa. Thưa các
bác các chú cho giùm con ý kiến đi ạ .
Sau lời mời của em cháu trẻ nầy, tôi nói:
Tôi không trả lời sự thắc mắc của
bức thư với chủ ý “Án Binh Bất Động” Đức Thầy gởi
cho hai tướng lãnh quân đội PGHH về chữ (sự) chữ
hay và (hay) bị gạch xóa, tôi chỉ xin nhắc nhở lời của các cụ có duyên may được cận bên Đức Thầy kể lại: Đức Thầy hễ viết một tác phẩm nào cho dù dài
như quyển
nhứt “Khuyên Người Đời Tu Niệm” 912 câu thơ lục bát, hễ Đức Thầy đặt bút xuống là ngòi bút
chạy rào rào không có vụ ngưng để suy nghĩ, viết chừng
xong bài mới thôi. Điểm lại thời gian từ ngày 18 tháng 5 năm Kỹ Mão cho đến ngày 12 tháng 4 năm Canh Thìn, ngày Đức Thầy bị quân Pháp cho đi lưu cư, chưa đầy 11 tháng, Đức Thầy vừa thuyết pháp, trị bệnh ngày đêm cho bá tánh thập phương; bận rộn suốt
như vậy Ngài còn “Hạ bút thần” 4 quyển Sám
Giảng loại
văn vần, thể lục bát, thất ngôn trường thiên và thi
văn giáo lý, “tính từ bài “Lộ Chút Cơ Huyền” sáng tác
tại Thánh Địa Hòa Hảo tháng 6 năm Kỹ Mão cho
đến bài thi “Đêm Ba Mươi” tháng chạp cuối năm có tổng cộng 40 bài
thi thơ dài ngắn, trong số đó có bài “Thiên Lý
Ca” là dài nhất. Chỉ già nửa năm Kỹ Mão mà sáng tác 4 quyển Sám Giảng và 40 bài thi
thơ rồi
thuyết pháp, trị bệnh, là chuyện phi thường” mà
chưa bao giờ có chuyện sai sót. Thật là một công trình vĩ đại, sá gì
một bài viết ngắn in ra chưa đầy nửa trang giấy mà có chữ dư thừa, gạch xóa?
Tóm lại, bài viết có nội dung “Án Binh Bất Động” nêu
trên, những
chữ dư và dấu gạch xóa không phải do hấp tấp lỡ lầm mà là dấu hiệu dụng ý của Đức Thầy.
Nếu đã là dụng ý của Đức Thầy xắp tuồng. Đức Thầy là Phật
trên cõi Tây Phương lâm phàm độ chúng, Phật có Tam Thân: Pháp thân, hóa
thân, báo thân; trong hóa thân có thiên bá ức hóa thân, có nhiều cách
để cho Ngài vắng mặt tại sao phải chọn sự vắng mặt bằng thọ nạn
trong tay của phía cộng sản?...
Bấy giờ ngồi chung trong bàn tròn, lão đạo có chiếc càm nhọn _ anh Triệu
Thiện Ân_ tiếp lời tôi bằng kể câu chuyện như sau:
Hồi còn làm công tác trưởng ban tu huấn tỉnh An Giang,
có lần về trung ương Thánh Địa Hòa Hảo hợp ban, nhân dịp tôi có đến nhà Ông Ngô
Thành Bá (Biện Đài) hỏi về việc Đức Thầy còn hay mất, ông Biện Đài trả lời như sau: Đức Thầy dặn dò tôi rằng, sau nầy có một thời gian Thầy xa cách tín đồ, trong thời gian xa cách ấy không một tín đồ nào biết Thầy ở đầu và
chừng về
Thầy về nguyên xác cũ. Nghe thế tôi hỏi: Thế chú biết chừng nào Đức Thầy trở lại không?
Ông Biện đáp: Đức Thầy dặn tôi
không được
nói, nhưng tôi có thể nói hé một điều là tôi sẽ chết trước khi Đức
Thầy trở lại.
Tôi (Triết Lê) hỏi: Anh Xác định, có thể ông Biện biết nhưng không dám cải lời Thầy dặn?
Phải, ông Biện Đài nói với tôi như vậy, Triệu
Thiện Ân trả lời.
Để bổ túc niềm tin Đức Thầy sẽ trở lại, đạo lão có chiếc càm nhọn kể thêm câu
chuyện: vào năm 1973 tôi đến xin gặp bác ba Nguyễn văn Chuyên,
tên thường
gọi là Văn Phú. Sở dỉ có tên thường gọi vì
tên nầy
Đức Thầy đã đặt cho Ông nên trong đạo phải kêu theo tên Thầy đặt riết thành quen. Ông Văn Phú là chủ biên tập tờ báo Quần Chúng, đến
với ông, tôi cũng đặt câu hỏi như lúc gặp ông Biện Đài: Đức Thầy còn hay mất ? Thay vì trả lời, ông hỏi tôi một câu mà tôi
nghĩ không liên quan đến chủ đích:
Cháu có xem hát cải lương không?
Dạ có thưa bác _
tôi nói: lúc chưa tu cháu rất thích xem nghe
cải lương.
Thế được rồi _ bác nói _ vai diễn trong tuồng cải lương là thật hay giả?
Dạ, họ giả dạng vậy thôi chớ không phải thật.
Ông hỏi luôn mấy câu rồi ngưng ngang không thèm trả lời câu
hỏi đầu đề
của tôi. Trong khi tôi đang có chút hơi
thất vọng
về ông, phân vân lạ… thì ông quay sang chuyện khác:
Cháu có đọc bài lệnh “Án binh bất động” của Đức Thầy
viết gởi cho hai ông Trần văn Soái và Nguyễn Giác Ngộ không?
Dạ thưa có.
Thế 3 chữ hay hay hay viết nối
liền rồi gạt đi chữ hay giữa, giữ lại hai chữ hay đầu và cuối, cháu nghĩ thế nào?
Dạ cháu chưa dám nghĩ tới.
Với bác, tình huống trong biến cố Đốc Vàng và lời kêu gọi của Đức Thầy hãy Án Binh Bất Động với 3 chữ hay như đã trình bày là sự “Sắp tuồng”, tuồng hát rất hay hay, lôi
cuống
người hâm mộ nhưng vốn dỉ nó đã giả, thấy giết hại đó
mà đâu có chết, chữ hay bị gạt là (chết
gạt), cháu hiểu không? Đức Thầy viết và gạt bỏ một chữ hay với dụng ý để chúng ta làm toán đố, và đáp số của bài toán nầy: Tuồng hát hay thiệt hay nhưng là giả, Đức Thầy trở lại là đương nhiên.
Đào kép trong tuồng thấy chết là chết thiệt thì hôm sau còn ai nữa mà hát tuồng mới chứ !
Hãy tin là Đức Thầy sẽ trở lại.
Nói rõ ra Đức Thầy nắm được sự
chuyển biến của máy thiên cơ như Ngài
nói “tuồng
xưa kia sắp đặt đã lâu”. Lúc Ngài khai
sáng đạo
Phật Giáo Hòa Hảo, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai chưa bùng nổ nhưng Ngài tiên
tri sẽ xảy
ra từ năm con mèo (Kỹ Mão) và chấm dứt năm con gà (Ất Dậu) hoàn toàn đúng, như những câu sau đây:
“Mèo kêu bá-tánh lao-xao,
Đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê.
Con ngựa lại đá con dê,
Khắp trong trần-hạ nhiều bề
gian-lao.
Khỉ kia cũng bị xáo-xào,
Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng”
Do tiên tri mà chuyện sau nầy xảy ra y như
vậy, việc Đức Thầy tiên tri rằng sau nầy có một thời gian Ngài
xa cách tín đồ và chừng trở lại vẫn giữ về nguyên xác cũ. Kết quả của lời tiên tri ấy vế thứ nhất Đức Thầy vắng mặt đã
có rồi, còn vế thứ hai, chuyện Ngài
trở lại
chắc chắn sẽ có thôi.
Tiếp lời anh Triệu Thiện Ân, Nguyễn Văn Lía
nói: Ngày nay khoa học tiến bộ đã nghiên cứu cái gọi là “Lổ hổng thời gian” khám phá chuyện bí ẩn đã bị thời gian chôn vùi như câu chuyện hành khách trên con tàu Titanic ngày 14 tháng 4 năm
1912 đụng
phải một dãy băng khiến 1.500 người đi trên tàu mất tích mà
vào giữa
hai năm 1990 – 1991, tại khu vực gần núi băng bắc Đại Tây Dương người ta đã
phát hiện
và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.
Hồi đệ nhị thế chiến, chiến hạm
Indiana Bolis của Mỹ bị tàu ngầm của Nhật đánh chìm năm 1945, qua dày công tìm kiếm không được, phía Mỹ đành phải tuyên bố mất tích. Sau lại, vào tháng 7 năm 1991, đội thuyền đánh cá của Philippines phát hiện có 25 binh lính Mỹ bị mất tích năm 1945, qua thời gian dài vậy nhưng họ không hề thay đổi so với trước kia thậm chí cả râu tóc… cũng
không dài thêm chút nào.
Kính thưa quý vị! những chuyện trên các nhà khoa học đã nghiên cứu rõ
ràng, phóng lên Internet thì chuyện Đức Thầy vắng mặt và trở về với nguyên trạng cũ sẽ là
đương nhiên thôi.
Sự phân tích của ông Văn Phú về bài lệnh “Án binh bất động”,
Đức Thầy soạn ra một lốt tuồng… Tuồng
hát rất hay, đào kép trong tuồng hát có bị giết chết cũng là chết
giả … đáng để chúng ta suy nghiệm.
21/3/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét