Kính chào chư đồng đạo! Chúng ta
gặp nhau trao đổi để học hỏi giáo lý PGHH, kỳ nầy tôi xin ít thời
giờ trả nợ. Như quý vị còn nhớ, buổi gặp vừa qua nói nề việc “Nạn
Nguy Sắp Đến”; sau cùng đồng đạo Phong đưa ra thắc mắc : Nếu nói nạn
nguy sắp đến là do chiến tranh, thiên tai, dẫn tới nghèo đói, đáng lẽ
phải chạy đi đâu trốn tránh, sao lại bảo “Ăn cần ở kiệm đặng mà lo
tu” là giải quyết được nạn nguy?
Tôi thấy câu thắc mắc rất hay, cần
được giải đáp liền theo, nhưng vì hết buổi không còn thời giờ để
trả lời nên tôi hẹn để dịp tới. Hôm nay chính là dịp tới đã hứa, chúng
ta đem bàn qua vấn đề nầy nhá!
Thưa quý vị! Nếu nạn tai là chiến
tranh, theo lệ thường, hễ nơi nào có chiến tranh, dân chúng bỏ nhà đi
nơi khác để lánh nạn, chừng chiến trường ngưng tiếng súng, coi mòi
ổn định thì nhân dân mới lần về. Cứ tạm thời cho đi lánh nạn bằng
cách đó, nhưng giặc dậy không ở một chỗ mà là các chỗ đều có cùng
một lúc, bốn phương có giặc như lời tiên tri của Đức Thầy sau đây thì
cách lánh nạn tạm thời như vậy là không ổn đâu:
“Đến chừng đó bốn phương có giặc,
Khắp hoàn-cầu thiết thiết tha tha.
Bốn phương là Đông, Tây ,
Nam , Bắc;
Trời đất đâu đâu cũng có bốn phương mà mỗi phương đều có giặc thử
hỏi còn phương nào nữa đâu cho mình chạy trốn? Chẳng phải Đức Thầy
đã dạy ta trốn trong sự tu hành niệm Lục Tự Di Đà rồi sao? Hoặc nói
cách khác, không trốn trong bốn phương mà trốn ở Tây Phương. Chắc quý
vị còn nhớ câu chuyện Đức Thầy dạy trốn ở Bàn Thông Thiên chứ?
Giảng xưa nói:
“Niệm Phật có bốn thần linh
Thường thường ủng hộ bên mình mộ
khang”.
Vì thế mà Đức Thầy khuyên tu để
tránh khổ:
“Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha,
Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.”
Xét ở khổ nạn chiến tranh nhơn sanh
chứng kiến cảnh máu đổ thịt rơi, tối tăm mày mặt, nhưng nếu đem so
với nạn khổ vì thiên tai thì còn thua xa. Đang sống bình yên đó bổng
động đất Sóng-Thần đùng một cái thì lầu phố, nhà tường nhà gổ
thành đống đổ nát, xe cộ trôi lểnh nghểnh, người chết muôn trùng vùi
chôn dưới đống đổ nát hoặc Sóng Thần cuốn đi mất xác như ta đã nghe
tin qua báo đài những trận động đất, Sóng Thần ở Ấn Độ Dương năm
2004 gồm có 11 quốc gia với số người chết đã lên tới 225.000 mà
Indonesia là nước bị thãm hại nhất.
Việt Nam ta chưa có trận động đất
nào gây nên Sóng Thần khiếp vía nhưng Thiên Tai bởi bảo tố thì triền
miên, năm nào cũng nhiều trận bão lũ đầu ngoài khúc giữa Bắc, Trung
mà phía Tây Nam rất ít bị ảnh hưởng, nhứt là vùng lân cận với
Thánh Địa Hòa Hảo. Những tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Châu Đốc, Cần
Thơ rất là yên ổn cả chiến tranh, thiên tai và sự nghèo đói. Chắc
quý vị còn nhớ cách nay khoảng chục năm, các báo, đài truyền thanh,
truyền hình đưa tin từ đài khí tượng thủy văn, bão đi với vận tóc
gió rất mạnh đẩy về miền Tây Nam qua những tỉnh Tiền Giang, Đồng
Tháp, An Giang lên Châu Đốc dẫn qua Cam Pu Chia. Nghe tin, bà con tín đồ
PGHH vốn từ lâu ở vùng đất Thánh lo tu hành, trong lòng có Phật mà
nghe báo tin bão sắp đến, người người cầu nguyện, Niệm Phật, Niệm
Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn. Nói đây là những điều tôi mắt thấy tai
nghe, khi bà con đồng đạo nhận tin từ phía chánh quyền thông báo bão
sẽ đến, cấm Thầy Cô Giáo và học sinh đến trường, cấm đò dọc, đò
ngang lưu hành trên sông thì bà con trong vùng bị dự báo, Thánh Địa
Hòa Hảo và những địa phương lân cận, có người theo nghi lễ đặt bàn
cầu nguyện trong nhà có người hướng về bàn thờ Tam Bảo mà cầu
nguyện, có người cầu nguyện thầm.
Theo tôi biết, những nhà đồng đạo
ở gần chùa, có người cách hơn mười cây số với chùa Thầy “An Hòa
Tự”, chùa Cây Xanh, chùa Ông Ba “Kim Cổ Tự”…, hết giờ lao động, chiều
cúng nguyện ở nhà xong, liền lên xe đến Kim Cổ Tự hay An Hòa Tự… cầu
nguyện. Có số cầu nguyện xong là về, một số khác cầu nguyện xong ở
lại như nằm vạ với Trời Phật Thánh Thần. Người ta cầu nguyện suốt đêm
suốt ngày nhờ ơn trên hộ độ đừng có bão tố về làng. Cho hết cái
thời gian đài báo kêu bão, vùng Hòa Hảo và những tỉnh lân cận Thánh
Địa Hòa Hảo dân chúng không ai thấy bão đến. Thật là nhiệm mầu thay
phép của Phật. Xin hỏi đồng đạo Phong điều nầy đồng đạo có tin
không?
Dạ,_ đồng đạo Phong nói_ đài kêu báo
bão mà không có bão đến chuyện nầy là có thật, đồng đạo cầu
nguyện tại nhà và rần rần đến chùa cầu nguyện cũng là chuyện có
thật, cháu tin.
Thế còn nạn nghèo đói, nếu tu
hành còn thêm ăn cần ở kiệm nữa tức khắc sẽ giảm đi sự nghèo đói,
điều nầy, tưởng không cần giải thích thì ai cũng biết.
PGHH hằng năm có ba lễ lớn: Lễ Khai
Sáng, Lễ Đản Sanh, Lễ Đức Thầy Vắng Mặt, đạo không bắt buộc phải đi
đâu, có thể cúng lễ ở các địa phương tỉnh quận xã ấp ở xa vùng
Thánh Địa. Các Ban Trị Sự mọi nơi đều có tổ chức lễ, nhưng cúng ở
đó rồi người ta vẫn muốn tập về vùng Thánh Địa Hòa Hảo, thành ra
mỗi kỳ lễ vùng đất Thánh chứa dựa người từ muôn phương về rất đông,
họ tu tam nghiệp: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp để không phạm
vào mười điều ác. Họ đến đâu là mang phước đi theo, thì Thánh Địa
Hòa Hảo là nơi vun trồng cội phước, đẩy họa đi mất. Đạo Bửu Sơn Kỳ
Hương cũng gồm ba lễ trọng : lễ Đức Phật Thầy Tây An Viên Tịch, Lễ
cúng Đức Cố Quản Trần văn Thành, Lễ cúng Ông Ba Nguyễn Văn Thới và
những lễ liên quan đến PGHH như lễ cúng Quan Thượng Đẳng Đại Thần
Nguyễn Trung Trực. Những lễ cúng Đức Thầy, Đức Phật Thầy, cúng chay
cầu nguyện theo đạo Phật từ bi đã đành, những lễ cúng Đức Cố Quản,
Nguyễn Trung Trực thuộc về binh tướng đánh giặc giữ nước mà bà con
xứ đạo cũng tổ chức cúng chay, đãi chay nguyện vái. Những lễ như
thế bá tánh thập phương tựu về rất đông từ Thánh Địa Hòa Hảo đến
miền bảy núi (Thất Sơn), các chùa các nơi di tích đều có đông đảo
khách hành hương chiêm bái…
Thiệt là phước đức cho mặt đất
Thánh Địa, Thất Sơn, Thới Sơn, chỗ chứa dựa từ đâu xa người ta đến
đây với tâm lành, ăn chay, niệm Phật cầu nguyện. Cộng thêm ba cuộc
cúng rằm lớn rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười và tết Nguyên
Đán, dân tình đến cúng chùa, dạo những di tích quanh miền Thất Sơn đông
như hội chợ, ai biết đi cúng chùa, dạo miền di tích, người có tâm
lành thì lành thêm, người ăn ở thường ngày không lành mà khởi sự đi
cầu phước thì phải chịu ép vô khung lành một ngày hoặc đôi ba ngày
ăn chạy, cúng lạy, cầu nguyện, có nhiều em cháu trai gái trẻ tuổi,
dọn hực hở mà hành hương chiêm bái đến những chùa, những nơi di tích
đạo, cúng nguyện hết sức là dễ thương.
Ngày 16 al, sau rằm tháng bảy vừa
qua có vài đồng đạo đến tôi chơi kể cho nghe cuộc cúng rằm mà chính
vài vị đồng đạo nầy khởi tâm đi thám sát. Quý vị nói nhiều năm qua mỗi lễ lớn của ba tôn
giáo trong phần tỉnh An Giang gọi rộng là miền Thất Sơn như Bửu Sơn
Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật Giáo Hòa Hảo chúng tôi có đi cúng lễ. Thấy cái cảnh
thiện nam tín nữ đi tham dự đông hết sức tính đếm; bởi vì không phải
một chỗ mà đếm được. Ví vụ như cúng lễ khai sáng đạo PGHH đâu phải
người ta chỉ dụm đến vùng Thánh Địa Hòa Hảo thôi đâu. Trong những
ngày đó có ai đi thì biết sức ảnh hưởng rất rộng làng qua làng
vùng qua vùng, ví dụ như chùa Thới Sơn vùng Nhà Bàn, trung tâm học
đạo của BSKH hoặc vùng thị trấn Ba Chúc đạo TAHN mà khi cúng lễ PGHH
nơi đây cũng đông nghẹt người ta vui mừng hành hương chiêm bái, chẳng
những quanh chùa mà các nơi di tích trong vùng có liên quan đến Bửu
Sơn Kỳ Hương, THAN thảy đều khói hương nghi ngút. Tới lễ BSKH hay TAHN
thì vùng trung tâm PGHH và các nơi cũng đi hành hương chiêm bái như
thế.
Quý huynh đệ nầy nhà ở gần Kim Cổ
Tự (Phủ Thờ Ông Ba) nên nói chuyện đi khảo sát lượng người tham dự
lễ quý cũng bắt đầu từ ngôi chùa nhà:
Kim Cổ Tự rằm nầy khách đến cúng
rất đông, đi ra bến phà Thuận Giang thấy cái cảnh xe lớn xe nhỏ, xe
hai bánh và người như dính đùng cục với nhau mà những chiếc Phà lớn
xác đưa rước liên miên. Qua chùa Thầy “An Hòa Tự”, lên Tổ Đình PGHH
cái cảnh xe người còn tấp nập hơn. Chạy vòng qua chùa Cây Xanh đến
Phà Năng Gù, phà Thanh Bình cũng diễn cảnh đông đảo không mấy kém
phà Thuận Giang. Vào xã Vĩnh Hanh kính viếng di tích của Đạo Bửu Sơn
Kỳ Hương, dinh Ông Thẻ số một, đổ lên đồn Bảy Thưa, khu di tích lò
rèn của quân binh Gia Nghị do Đức Cố Quản _ đệ tử thứ nhứt của Đức
Phật Thầy Tây An _ thống lãnh. Trở ra lộ lớn chạy thẳng lên miền núi
Trà Lôn Trà Lăng viếng kính nhà thờ và ngôi mộ Đức Phật Trùm, trở
ra đường cái đi xa hơn nữa là đến
chùa Phi Lai, Tam Bửu, trung tâm dạy đạo của Tứ Ân Hiếu Nghĩa, người
đi cúng chùa cũng tấp nập, xe cộ liền chiếc nối nhau như khoen xích.
Chúng tôi chen người nhưng cũng chỉ đứng nguyện rồi xá chứ không có
chỗ tróng để lạy tạ cho dù đứng ở xa các ngôi thờ. Cúng xong chúng
tôi trở ra nhanh về Chùa Thới Sơn và các điểm di tích của Đạo Bửu
Sơn Kỳ Hương ở vùng Nhà Bàn dưới chân Anh Vũ Sơn. Nơi đây vùng rộng
bao la tính từ đình Thới Sơn qua các ngôi mộ Ông Tăng Chủ, Ông Đình Tây
chạy dài tới chùa Thới Sơn, ra trại ruộng nơi nào cũng rất là đông
khách đến cúng bái và trên đường thì xe bốn bánh, xe khách hạng lớn
nhứt là xe hai bánh của khách của khách hành hương chiêm bái qua lại
nườm nượp.
Đất lành người lành ở thì hội tụ
phước đẩy họa ra xa, thêm người lành từ các nơi suốt năm cứ đổ về
Hòa Hảo, Thới sơn và quanh miền Thất Sơn cúng bái, niệm Phật, nguyện
cầu phước liên tục đến thì họa phải liên tục đi. Thánh Địa Hòa Hảo,
Thới Sơn, Thất Sơn được yên ổn là do chứa nhiều người đạo đức, tu
hành.
Như vậy, tránh nạn nguy bằng cách
chuyên tâm niệm Phật làm lành là quá đúng chứ còn gì nữa. Nếu như
các tỉnh, vùng khác được nhiều người kính tin Trời Phật, cầu
nguyện, niệm Phật làm lành tất nhiên sẽ thay đổi được vận mệnh khổ
của thiên tai, chiến tranh và nghèo khổ.
Tôi trình bày như thế đồng đạo
Phong có hài lòng không?
Dạ, rất hài lòng.
Vậy chúng ta đồng ý, nguyện cầu ơn
Phật, niệm Phật, tu thân hành thiện thì phước đến đuổi họa để dời
sống được yên thân.
04/11/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét