Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

HẠNH THANH SẠCH CỦA TU SĨ THÁI HÒA

Không nhớ ngày lễ tuần chung thất của sĩ Thái Hòa để đi dự theo mong ước; đọc bài viết của Nguyễn Ngọc Tân tôi chợt hay thì đã muộn màng rồi. Xin phép với các vị thân nhân của tu sĩ lớp tiền bối và chư đồng đạo, cho tôi đóng góp tinh thần vào lễ tuần bằng một bài viết, nói lên  HẠNH CÁCH CỦA TU SĨ THÁI HÒA.
Lễ an táng cụ Thái Hòa nằm yên nghỉ ở vùng đất thuộc huyện Chợ Mới, xưa là quận Chợ Mới, nơi đã cho Cụ thành lập bệnh viện Nguyễn Trung Trực, thu nhận nhiều học trò phục vụ hiến thân.
Nghĩ cũng hay! Sống làm việc vì dân ở quận Chợ Mới, chết gởi thân cũng huyện Chợ Mới trong khi nhà thì ở tỉnh thành Long Xuyên An Giang. (Nói Quận, Huyện là tên gọi của hai thời kỳ, hai chế độ cầm quyền)

Đưa đám phải qua phà An Hòa, đồng đạo đưa theo khá đông. Dưới phà một đồng đạo đậu xe cận tôi trạc tuổi trên dưới sáu mươi nói: Tôi nghe Ông Tu Sĩ Thái Hòa sống đời thanh bần lắm, ai đời một người đi định cư sang Hoa Kỳ, hơn ba mươi năm ròng rả ở một quốc gia tiên tiến, lắm tiền mà chừng về với mấy bộ đồ rách rưới.
Nghe thật là cảm động và từ cảm động đến kính nễ. Dầu tôi chưa mục kích sự việc nầy có thật hay không. Bổng tôi nhớ lại chuyện xưa mà tin lời người nói hôm nay là sự thật.
Có lẽ khoảng già hai mươi lăm năm về trước, lần nọ tôi từ Kiến An đi Long Xuyên chút chuyện, tình cờ tôi gặp ba cô lớn và một trong số ba cô lớn có một cô tôi quen trước còn hai cô lớn kia đi chung tôi mới gặp lần đầu. Cô quen trước giới thiệu cho tôi biết hai vị đây người thứ năm người thứ út là em ruột của Tu Sĩ Thái Hòa. Nghe giới thiệu em của Tu Sĩ Thái Hòa tôi mừng quá lẹ làng gật đầu chào hai cô xong, tôi liền hỏi thăm sức khõe của vị tu sĩ lớp tiền bối và những sinh hoạt đạo sự của Ông ở hải ngoại. Ngoài ra tôi hỏi một câu mà đáng lý ra tôi không nên hỏi: Chú hai có gởi quà về giúp đở hai cô không? Cô năm trả lời là không và cô nói thêm rằng: Tôi mong cho anh tôi đừng làm công chuyện đó. Anh ấy từ thuở tu hành đến qua làm quản đốc một bệnh viện chỉ là hiến thân, tay trắng, hơn nửa đời người sống không vì tiền, cho dù hoàn cảnh có đẩy đưa anh trai ra hải ngoại, tôi cũng muốn anh ấy giữ mãi lập trường đó.
Thật bé cho cái nhầm của tôi! nhầm không có nghĩa là câu hỏi vô duyên trơ trẻn trước bất cứ ai có thân nhân định cư nước ngoài mà chỉ vô duyên trơ trẻn khi đặt ra với hai cô lớn đây thôi. Như phần đông chúng ta đều biết người sống ở Việt Nam mà có thân nhân đi định cư nước ngoài như Hoa Kỳ, Ca Na Đa, Úc… cho dù số bà con sang hải ngoại bằng con đường vượt biên tỵ nạn, trong tay không có nghề nghiệp, ít học, làm ăn vất vả mới có tiền thế mà người ta còn gởi tiền về nước giúp đỡ thân nhân mình khá lên, cất nhà, mua đất, sắm xe… huống chi Ông Thái Hòa đi xuất ngoại với trình độ của vị quản đốc bệnh viện, nghề y sẵn trong tay mà tuổi tác lúc đó chỉ bốn mươi ngoài năm mươi thôi, còn đủ sức để tạo tiền…  
Cô năm nói tiếp: Nhà tôi đang công cuộc làm đám cúng cơm song thân, có một người từ xa đến dự với một bịt bột ngọt nữa ký và một ký đường cát, nói rằng của anh hai tôi gởi về cúng. Tôi không buồn mà lại mừng.
Được biết Ông Thái Hòa ở hải ngoại làm có rất nhiều tiền nhưng số tiền ấy Ông đem phụng sự đạo, xây cất một Hội Quán làm trụ sở để ban trị sự sinh hoạt đạo , gia đình đối với Ông là cá nhân, Ông mót máy mới có nửa ký bột ngọt và một ký đường gởi cúng cha mẹ, không hơn nữa được.
Khi nghe người cùng đi đám táng nói như thế nhớ lại chuyện xưa tôi rất hồi hợp nhưng đè lòng mà chờ đợi ngày nào đó tôi đến gặp hai cô lớn hỏi kỷ để biết rõ thực hư về chuyện cụ Thái Hòa đem đồ rách từ nước Mỹ về. Mới đi dự lễ an táng, tôi định chờ cách tuần hãy đến nhưng lòng rạo rực quá đi, dầu bận việc, tôi cũng tranh thủ đi cúng tuần đầu để giải vấn đề cho lòng thôi rạo rực. Tôi gặp trực tiếp hai cô lớn, cô Năm, cô Út em ruột cụ Thái Hòa trong một bàn tròn có đông khách, tôi nghĩ không có cơ hội hỏi riêng, liền đặt ra vấn đề cụ Thái Hòa đem đồ rách từ nước Mỹ về chuyện nầy có không?
Cô đáp: không đến đổi là đồ rách, anh tôi về với vài bộ đồ cũ, nhào nhạt màu, vải đã sờn gai, rách thì sau nầy.
Tôi hiểu ra, tại vì người ta kính hạnh thanh sạch của cụ mà thành ca ngợi quá thế. Sờn gai, nhào nhạt màu thì cũng quá đũ là thanh bần. Nhưng không thể trách người nói hơn sự thật, nó chỉ sai chạy tý thôi, vì sờn gai tới rách đâu xa. Tại vì có tấm gương nên người ta phải tìm cách treo gương.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, Tu Sĩ Thái Hòa, quản đốc bệnh viện Nguyễn Trung Trực bị chánh quyền mới lên bắt vào tù giam, lao động hằng ngày với cơm không đủ ăn, áo không mặc lành gọi là đi cải tạo. Sau mấy năm bị tù đày về nhà thì sự xây vần của Trời Đất đẩy đưa vị tu sĩ đi tỵ nạn sang Hoa Kỳ và từ nghề chuyên môn ngành y đã bước sang lãnh vực khác. Lúc bấy giờ ở hải ngoại số vượt biên đi từ Việt Nam đến các nước tự do, xem lại thì tín đồ PGHH càng ngày càng thêm đông, nếu thiếu tổ chức về mặt tôn giáo để gìn giữ tín ngưỡng, đức tin dần dần giảm súc, lâu ngày đạo tâm có thể bị nhạt nhòa, nguy cơ mất gốc PGHH trong chính mình. Người lớn bị mất gốc có còn gì nữa đâu là ý thức hệ gia đình truyền thống? Trước cảnh huống đó, những ai nặng lòng vì đạo, vì Thầy, xét cần phải thành lập giáo hội để có cơ sở cho các đồng đạo sinh hoạt đạo sự thực hiện lời dạy của Đức Thầy “Dìu dắt nẫn nhau vào con đường đạo đức”, PGHH có thêm nhiều ngọn đuốc ở hải ngoại tạo sức tin tưởng “ Ước mơ thế giới lân Hòa Hảo, Nhà Phật con Tiên hé miệng cười”, biến ước mơ thành sự thật.      Theo như bài “Phân Ưu” của Ông n Thế Vinh thì khi Tu Sĩ Thái Hòa rời khỏi Việt Nam sang Hoa Kỳ, chính thức trương cờ đạo lên những quốc gia dân chủ tự do mà Hoa Kỳ là một ví dụ:
“Đồng Đạo Niên Lão LÊ VĂN VUI tức Tu Sĩ THÁI HÒA, nguyên thành viên sáng lập Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Hải Ngoại từ năm 1981 (trụ sở tại Maryland, Hoa Kỳ) và cũng là Hội Trưởng Ban Trị Sự Hải Ngoại liên tục nhiều nhiệm kỳ đến ngày Ban Trị Sư Trung Ương Hải Ngoại được thành lập, thống nhất hệ thống Giáo Hội tại Hoa Kỳ và Canada. vào năm 2003.”
Theo lời Ông n Thế Vinh, Tu Sĩ Thái Hòa là sáng lập viên, được đồng đạo PGHH hải ngoại bầu làm Hội Trưởng Ban Trị Sự giáo hội PGHH hải ngoại, gắn bó với đoàn thể từ năm 1981 đến 2003 tổng cộng 22 năm.
Rời khỏi vị trí Hội Trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội PGHH hải ngoại, cụ Thái Hòa trở lại yêu nghề cũ, đi đây đó trị bệnh cho dân chúng. Có lần may mắn nếu tôi nhớ không lầm Anh Huỳnh Hiệp (tư Hiệp) lúc đó đang là phó Hội trưởng Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH hải ngoại giúp cho tôi nói chuyện điện thoại với cụ Thái Hòa ngay trong lúc cụ đi trị bệnh cho nhơn loại ở Úc Châu. Tuổi tác thì xế chiều nhưng nói năng còn nhạy bén lắm. Tôi gởi lời chào chú hai và hỏi chú khõe không, chú trả lời là rất khõe, vì khõe nên mới đi xa, qua nhiều quốc gia độ bệnh cho bà con. Hiện giờ chú ở Úc Châu…
Cho đến 2011 Ông mới về nước, định thăm ở chơi lâu lâu rồi cũng trở lại Hoa Kỳ, vì Ông giờ là công dân của nước ấy. Nhưng cô Năm, cô Út em gái của Ông nan nỉ Ông đừng ra nước ngoài nữa, cầm Ông phải đến lãnh Sự quán Hoa Kỳ, thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam xin gia hạn mấy lần. Sau cùng thì Ông phát bệnh chứng khó trị không thể trở lại Hoa Kỳ, bệnh kéo dài nhiều năm cho đến ngày 21 tháng 8 năm Bính Thân nhằm 21/9/2016 Ông từ biệt cõi đời, thọ 92 tuổi.
07/11/2016





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét