TIẾP CHUYỆN VỚI NGƯỜI BỆNH
Hỏi tường tận sự xuất hiện của
con Nhồng tôi cảm nghe lòng lâng lâng, huyền sự bao trùm. Tôi muốn gặp
và tiếp chuyện với bệnh nhân để xem hạnh cách của vị ấy thế nào
khi biết mình không còn sống được bao lâu. Nếu bệnh nhân không đủ sức
khõe thì cho tôi hỏi thăm đôi câu cũng được. Lời yêu cầu của tôi được
gia chủ Phùng văn Lợi đồng thuận, liền vào buồng thông báo, bệnh nhân
đồng ý tiếp tôi. Người con trai dìu mẹ ra ngồi trên chiếc võng, tôi
lên tiếng chào hỏi:
- Nghe tin chị bệnh tôi đến thăm,
chúc sớm bình phục sức khõe.
- Cám ơn anh có lời chúc tốt đẹp
nhưng giờ tôi chắc sự tốt đẹp ấy không đến với tôi nữa đâu. Bởi vì bác
sĩ đã chạy thì không thể có cơ hội bình
phục sức khõe.
- Chị tuyệt vọng sao?
- Sự thật như vậy thì nói như
vậy. Không mong cầu lấy đâu gọi là tuyệt vọng?
- Luận lý rất hay! Mang bệnh trong
người đến vậy mà rất là tỉnh táo. Xin hỏi chị một câu thật lòng
và nếu như nghe không vừa ý xin chị đừng buồn, có được không?
- Được, hỏi đi!
- Bệnh đến bác sĩ chạy chị có
sợ chết không?
- Không phải đợi đến bây giờ,
nhiều năm qua tôi đã không sợ chết rồi. Sợ là không được vãng sanh
Cực Lạc như điều tôi mong mỏi nên đã cố gắng niệm Phật.
- Rất vui được nghe chị nói thật.
Tới thăm chị tôi định có vài lời khuyên nhưng điều tôi muốn khuyên
trông như chị thông thuộc hết rồi.
- Không đâu, nếu anh cho tôi lời
khuyên sẽ hay hơn những vì anh suy đoán về tôi đã thông thuộc.
- Xin cho con nói! _ giọng vừa cất
lên khiến tôi chú ý, là con trai của chị Tám _ Nếu con đoán không
lầm, sự quan tâm của mẹ con bây giờ không phải là gia đình sự nghiệp,
sự thân thương với những người thân trong nhà nầy nhẹ như chiếc bong
bóng bay. Điều nầy con rất vui mừng cho sự tu hành của mẹ đã đạt
đến trạng thái an nhiên về “nợ gia đình đeo đắm căn duyên”, nhưng con
biết mẹ bị trằn trọc vì những người nghèo khổ mà không giúp ích
gì cho họ. Hồi trước mẹ còn mạnh khõe, làm ăn thuận lợi, mẹ thường
hay giúp đở những mảnh đời bất hạnh, nay mang bệnh ngặt, bất lực
hoàn toàn việc cứu người kém may mắn mà nổi sót thương ấy cũng đè
nặng trong lòng. Con rất lochưa biết điều nầy nên hay không, nay may mắn
gặp được cậu con mong cậu có lời giải thích.
Thật tôi không ngờ bệnh nhân lại
sanh được cậu con trai có tinh thần đạo đức giồi giàu như vậy, hiếu
thuận với mẹ như vậy. Bệnh bác sĩ chạy thì biết mẹ sắp chết nhưng
mẹ lại không quan tâm đến sự nghiệp, đối với người thân thương trong
gia đình tình nhẹ như chiếc bong bóng mà cậu ta nói điều nầy con rất vui mừng cho sự tu
hành của mẹ đã đạt đến trạng thái nghiệp sạch tình không nhưng
hơi lo là mẹ bị chướng bởi thương người nghèo khổ e là không hay bởi
vì đến lúc lên đường thì phải buông bỏ hết mọi chuyện cho nhẹ mình
mà NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT…. Tôi đáp:
- Thương lo giúp người nghèo khổ,
bất hạnh, là việc làm tốt đáng khen và khuyến khích. Nhưng đối với
chị tám mẹ của cháu thì điều khuyến khích ấy nên được ngoại trừ,
bởi trong hoàn cảnh của chị giờ không có khả năng thực hiện thì
buông nó sẽ tốt hơn. Nhớ thương nhiều chỉ làm hao hơi tổn sức mà
chẳng ích lợi cho người được mình lo lắng thì thôi đi là hơn. Suy
nghĩ thương người nghèo khổ cho là suy nghĩ chơn chánh, nếu không nói
là chánh tư duy chứ cũng gần gủi với chánh tư duy. Mẹ của cháu đã
mắc bệnh từ lâu, đến nay thì bác sĩ chạy, như vậy thời gian của mẹ
cháu còn lại trên đời nầy không nhiều nữa đâu, đừng quá lo những
chuyện không nên lo làm uổng mất thời giờ vàng ngọc chỉ để niệm
Phật thôi. Chánh tư duy là suy nghĩ chơn chánh, tôi cho rằng để tâm
thương người nghèo khổ là suy nghĩ chơn chánh, nhưng đối với hành giả
tu pháp môn Tịnh Độ, niệm lục tự Di Đà cầu vãng sanh Tây Phương ngay
lúc thoát trần cần sự có mặt của chánh niệm hơn là chánh tư duy,
vì giữ tròn chánh niệm là hành đúng theo câu Kinh Phật “Nhứt tâm bất
loạn”.
Có lẽ, do gút mắc trong lòng chị
tám chưa được tháo gở để suôn đường về cõi Phật với cái khoảnh
thời gian còn lại không nhiều nên Phật mới xai sứ giả (con Nhồng) đến
thức tỉnh bằng sự niệm Phật liên tục, chị niệm nó ngưng, chị ngưng
nó niệm, cách thể hiện của nó quá rõ. Phật biết chị chuyên cần
hành đạo có khả năng vãng sanh trong một kiếp nên đã xai sứ giả đến
ấy là Phật tạo cho chị cơ hội, chị đừng nên bỏ lở cơ hội vào những
việc khác. Việc thương người nghèo khó đối với chị bây giờ không quan
trọng vì nó không giải quyết được gì, đeo đuổi chỉ làm nặng nề
hành trình trên đường xa muôn dặm. Ví như người ham mua sắm cho mình
hay cho người khác, phải có tiền mới mua sắm được, không tiền cho mà
lòng chia sẻ nỗi đau nhiều, rốt cuộc chỉ là tự hành hạ thân mình
thôi.
Học hạnh từ bi của Phật, nghĩ
cách cứu độ chúng sanh, sự cứu độ rốt ráo là độ chúng sanh từ mê
sang giác, từ khổ não đến an vui và từ sự ràng buột trong sáu nẽo
luân hồi giải thoát khỏi sanh tử. Chúng sanh trong vòng bị độ, bên
ngoài cầu Phật độ bên trong mình phải trân trọng việc tự độ nữa thì
kết quả nhanh hơn. Trong khi mình chưa tự độ thì chỗ mình gọi là
giác ngộ nó chỉ là vọng giác. Không tự độ mà muốn độ người khác,
có kết quả cũng không nhiều.
Đối với chị, thời gian sống còn
lại ít oi thì hãy lo dọn dẹp chính mình. Dọn sạch để cho hương đạo
tỏa ra ngay khi “mãn kiếp hồng trần sanh lạc quốc”. Hương đạo tỏa ra
là cách độ chúng hay nhứt và người sanh sang lạc quốc sẽ có đủ cơ
hội trở lại nhân gian bằng lâm phàm dẫn dắt chúng sanh tìm đường
giải thoát, chẳng phải Đức Thầy dạy như vầy sao “Nếu ai giữ đặng
trọn lành trọn sáng về nơi cõi Tây Phương an dưỡng học đạo cho hoàn
toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sanh”.
- Anh nhắc tôi mới nhớ. Vâng, tôi
nguyện làm việc ấy.
- Vậy có bỏ được những suy nghĩ
không cần thiết để nhẹ mình đi một cách thông thả không?
- Tôi sẽ cố gắng. Để đạt hiệu
quả trong sự cố gắng nầy, tôi muốn có một không gian yên tỉnh cho việc
hành đạo mới không bị đứt khoảng. Tôi muốn đi nương nhờ nơi am cốc
nào đó, nhưng bản thân tôi giờ không thể tự lo, đến đâu sợ làm phiền
người khác giúp đở.
- Sự ồn ào hay yên tịnh nó không
xảy ra tuyệt đối. Theo sự suy nghĩ của chị cho thấy, ở nhà hay ở đâu
đều có cái hay cái dở của nó. Nếu ở đây có hay có dở thì ta quyết
bỏ dở lấy hay cũng được mà.
- Nói thiệt, HAY ở đây là có con
chăm sóc chu đáo mọi thứ cần thiết còn DỞ là sự ồn ào của bà con
đồng đạo đến thăm, chuyện trò…
- Nếu chỉ vì chuyện ồn ào của
khách làm mất thời giờ tu niệm, trường hợp nầy có thể giải quyết
tại chỗ. Chị đừng tưởng là đến nương nơi am cốc là không bị làm
phiền.
- Thế nào là giải quyết tại chỗ?
- Xét thấy, nơi đây vùng thôn quê
tương đối thanh vắng, nhà chị hai tầng, rộng rải mà lại ít người
thì dễ có sự yên tịnh miễn là chị đừng quá đòi hỏi. Đối với
khách đến thăm, chào nhau một chút là xong thì tự biết đừng để cho
có chuyện dây dưa tình cảm, chị nên tỏ thái độ gấp rút tu hành với
thời gian con lại là quá ít, cho khách biết bằng đôi mắt khép bớt,
môi mấp mái niệm Phật, gặp khách có muốn già chuyện cũng không ở đây
lâu mà già chuyện được.
Cám ơn ý kiến của anh. Tôi sẽ làm
theo.
Chúc chị thành công.
14/12/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét