SỰ SỐNG CHÁNH NGHIỆP
|
Khi nói đến sự sống của con người
ai cũng hiểu ba điều quan trọng: ăn, mặc, ở. Muốn được ăn, mặc, ở
tốt đẹp, đầy đủ tiện nghi thì phải có nhiều tiền để mua ăn sang, mua
quần áo mền mùn loại đắt quí, mua cất nhà ở nguy nga tráng lệ. Đang
nghèo thiếu nhìn người ta phú quí, bổng bẩy hơn mình, trưng dọn vẻ
đẹp lạ mà bắt ham, mong được có cuộc sống như họ. Từ đó nghĩ cách
tạo ra nhiều tiền. Làm ăn ngay thẳng tiền vô chút ít, nếu ăn ở cần
kiệm, dành dụm lâu ngày cũng dư. Nhưng lòng ham muốn cháy bỏng người
ta đâu chịu kiếm tiền bằng cách ngày vô một ít để dành, muốn nhanh
trở thành ông bà chủ nhà giàu nên bất chấp sự phải trái, lý lẽ: đi
buôn lậu hay làm nghề giết mướn ăn tiền... Ác nhân có ngày sẽ thành
ác quả. Làm ác trót lọt một vài vụ sắm nhà sắm xe… cái nghiệp nó
húc đi tiếp, có ngày vào lãnh án tù chung thân hoặc tử hình. Ngôi
nhà, chiếc xe đất đai … do làm ác mà có tiền mua sắm cũng sẽ bỏ
chủ. Đức Thầy nhắc nhở những kẻ có lòng tham muốn ấy qua những câu
sau đây:
“Nhắm mắt cũng năm hai tay,
Đâu đem tiền của đem rày hầu non.
Chỉ có tội phước hỡi còn,
Đến nơi thẩm phán cửa son Diêm
Đài.
Phước nhiều tiên cảnh lên rày,
Tội nhiều sa đọa nhiều ngày thảm
thê.”
Nói chuyện về những tên giết mướn
hay buôn Á phiện là quá cao xa ít người với tới cái tác hại chết
người ấy thì thôi không bàn, để bàn chuyện gần gủi nhất mà ai cũng
thấy và cảm nhận được. Xã hội vùng nông thôn có người tìm lợi
nhuận bằng nghề nấu bán rượu, hàng giả, hàng có chất độc, tổ chức
sồng bạc… gây hậu quả nghèo khó, bệnh tật cho chính bản thân người
hành nghiệp ác và bà con xóm làng của họ.
Còn nhớ, lần nọ có một phụ nữ
chủ tiệm tạp hóa than thở với tôi về tính nết say sưa của ông chồng,
anh ta cứ mỗi lần say rượu thường hay chưởi vợ, đánh con, đạp bể đồ
đạc trong nhà. Tôi hỏi cô bán tiệm đây rằng món hàng nào đắc và lời
nhứt? Cô đáp, chỉ có rượu đế bán chạy nhanh và lời nhứt. Thế mỗi
ngày cô bán bao nhiêu lít rượu? Trung bình năm mươi lít. Tửu lượng của
những tay nghiện rượu cao thấp không đồng nhưng cái trớn cở ba xị là
đi sà quay quậy được. Như vậy, năm chục lít rượu cho mỗi ngày thì
mỗi ngày có khoảng sáu mươi người say rượu. Chồng cô là một trong số
sáu mươi người say quậy lên chưởi vợ đánh con; cô bán rượu lời nhiều,
có ăn có chịu mà cô chịu còn không nổi với ông chồng quậy phải than
vắn thở dài huống chi năm mươi chín người đàn bà ở nhà khác và con
cái của họ khổ sở thế nào do tiệm rượu của cô? Tôi thấy trong nhà
tiệm của cô có thờ chân dung Đức Thầy, hẳn nhiên cô là đồng đạo thì
tôi có bổn phận “dìu dắt lẩn nhau vào con đường đạo đức”, nói để cô
nhận ra. Đức Thầy dạy 8 điều răn cấm mà rượu là điều răn cấm đứng
hàng đầu. Vì thế tôi khuyên cô đừng dựa vào sự lợi nhuận của rượu,
hại đời nhiều lắm, hãy bỏ nghề đi để giữ hạnh phúc gia đình mình
và những gia đình của người khác.
Lợi nhuận bằng chủ chứa cờ bạc,
người ta đang vui vẻ ăn ngon ngủ yên mà trong xóm có mở sồng cờ bạc
tất sự yên ổn đó sẽ bị đe dọa. Xứ quê bình thường ít khi có mở
sồng bạc, những ngày gần tết thì nhiều sồng bạc nổi lên, đánh lớn
đánh nhỏ, chừng vài ngày sau thì trong xóm có xảy ra những vụ trộm
cắp tiền bạc, của cải, vợ chồng cải nhau vì thua bạc, con trong nhà
hoặc những trẻ cùng xóm, hồi nào không trộm cắp mà giờ trở thành
tên trộm khiến xóm làng ăn ngủ không yên. Do những tai hại đó Đức
Thầy cất lời than giùm nhân thế:
“Ngày làm lụn đêm lo gìn giữ
Trốn pháp luật tập tành đủ thứ
Nào đào tường khoét vách khuân
đồ”.
Do những tác hại nêu trên, người
tín đồ PGHH trong sự sống không nên vì lợi hưởng riêng mình tổ chức
cờ bạc lấy sâu. Cờ bạc cũng là giới cấm trong điều răn cấm thứ
nhứt, đứng sau uống rượu. Sống gây vô vàn đau khổ cho người khác,
người ta bỏ xứ mà đi hoặc vợ chồng thôi nhau cũng có từ nợ nầng
của cờ bạc, ta làm giàu trên sự đau khổ của người khác, người biết
đạo nên bỏ hẳn ham muốn nầy đi.
Đến lợi nhuận về buôn bán, người
bán hàng giả cấu kết với những tên gian thương lừa đảo nhái hàng
thiệt, mua vô giá rất rẻ bán ra giá cao bằng giá hàng thiệt trên thị
trường. Người tiêu dùng không có đôi mắt chuyên môn để phát hiện sự
giả trá của món hàng mình mua. Giả không hại thân, người tiêu dùng
chỉ hoang phí số tiền, nhưng giá như hàng giả ấy, kiểm phẩm không
đúng tiêu chuẩn có thể gây ra nhiều chứng bệnh thì rất là tội
nghiệp cho dân, nước, mình. Người bán hàng chỉ vì muốn có lời nhiều
làm hại đi sức khõe của bà con là không nên.
Mấy năm qua hàng Trung Quốc xuất
khẩu ồ ạc sang nước Việt Nam ta, giới chuyên môn đã phát hiện rất
nhiều món hàng Trung Quốc có mang chất độc hại, nhân dân mắc những chứng
bệnh lạ kỳ, đi chầm chậm đến chết người khiến nhiều nơi đồng loạt
hô to khẩu hiệu “Tẩy chay hàng Trung Quốc”. Những mối lái người Việt
Nam nhận bán hàng Trung Quốc đâu phải không biết sự độc hại của hàng
mình mua đi bán lại, cũng vì lợi nhuận mà tiếp tay với họ để hại
đồng bào mình. Hiện nay hai nhà nước Việt, Trung có mối thâm tình
thế nào dân không biết, nhưng người Trung Quốc cho tràn vào Việt Nam
và với hàng hóa độc hại của họ thì tương lai của dân tộc quốc gia
mình đứng trên bờ vực thẳm. Nhà nước mình không lo cuộc sống yên ổn
cho mình thì nhân dân chúng ta tự lo. Thương lái Việt Nam không dùng
hàng Trung Quốc nữa, nếu quý vị là tín đồ nhà Phật, Phật Giáo Hòa
Hảo, nên ăn ở theo Chánh Nghiệp của Phật dạy mà thôi đi cái vụ nhận
mua bán hàng độc hại. Được vậy, cho dù chúng qua Việt Nam dựng lên
một ngàn thương hiệu mà thương lái Việt Nam cương quyết không nhận
bán, không dùng; thì một ngàn thương hiệu của họ cũng vô nghĩa thôi.
Dân không bị hại về sức khõe mới đủ mạnh chóng chỏi những tên giặc
muốn xâm lăng.
Tóm lại, người tín đồ PGHH tu
niệm tại gia nhứt nhứt nghe lời Thầy “Phải cần kiệm, sốt sắng lo
làm ăn và lo tu hiền chơn chất”. Trong việc sốt sắng lo làm ăn phải
căn cứ vào chánh nghiệp “… mưu cuộc sống còn; kẻ buôn tảo bán tần,
người việc nầy việc nọ, tóm lại cũng vì xác thân mà ra cả. Tuy nhiên,
dầu đời sống của họ có bị sự sinh nhai chi phối, song cái chi phối
ấy, khác hẳn với kẻ gian tà đạo tặc, chẳng có làm việc gì xảo
trá bất lương. Trong cuộc mưu cầu cho lẽ sống, họ cũng nguyện bỏ
những nghề nghiệp gây tai hại cho con người: nuôi điếm, bán á phiện,
buôn rượu, đầu cơ, cho vay cắt cổ,v.v…”
Trong bài viết về Chánh Nghiệp
của Đức Thầy ta đọc thấy chữ v.v… sau nuôi điếm, bán á phiện, buôn
rượu, đầu cơ, cho vay cắt cổ, thì những điều được kể mang
tính điển hình, nó còn nữa chứ không phải chỉ có bao nhiêu đó thôi.
Câu: “trong cuộc mưu cầu cho lẽ sống, họ cũng nguyện bỏ những nghề
nghiệp gây tai hại cho con người”, thì đây, hàng tiêu dùng của Trung Quốc
qua kiểm nghiệm, kiểm chứng của giới chuyên môn đã xác nhận sự độc
hại của nó dẫn đến bệnh hoạn chết người, báo chí la lên in ỏi… là
sự thật ta nên tin.
Cuối cùng của bài viết nầy tôi xin dẫn những đường link để
quý vị có quan tâm về sự sống Chánh Nghiệp tiện bề theo dõi.
06/12/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét