TU LÀ GÌ?
Kính chào chư đồng đạo! Rất vui được
quý vị đến thăm.
- Chúng tôi cũng rất vui khi gặp được đàn anh để học hỏi giáo
lý thâm mật
của Đức Thầy.
- Nghe tiếng nói“đàn anh” làm cho ốc ác nổi lên. Đây không
dám. Tôi trông anh còn lớn tuổi hơn tôi.
- Có thể là vậy, nhưng nhiều tuổi đời ít tuổi đạo như tôi, chờ cho vợ com đùm đề tiêu hao sức lực, nhạy bén không còn mới hướng về đạo, xét chẳng hay ho gì lắm đâu mà xưng cho lớn tuổi.
- Dạ, thưa anh, khiêm nhượng là đức tính tốt nhưng nếu khiêm
nhượng quá làm cho người đối diện cảm thấy e ngại. E ngại là tự nhiên có thế thủ trong khi ở
phương diện trao đổi là mong có sự cởi mở; thủ nó đi ngược với cởi mở đồng thời còn mất thời gian nhiều mà
kết quả
cho sự hiểu lòng nhau không được bao nhiêu.
- Tôi hiểu, chịu hay không là quyền của chú
em, kể chú như đàn anh là quyền của chúng tôi. Nhưng tôi nói không lầm, các em cháu thấy đó, giải thích như thế đúng là
đàn anh rồi
còn gì.
- Nói không lại thôi tôi chịu thua.
Chịu thua không có nghĩa là tôi đồng ý sự gán ghép của anh về tôi
là đúng. Chúng ta cho qua
chuyện nầy
đi nhá! Tôi biết mục đích của quý vị đến đây không phải để đối khẩu với nhau về ý nghĩa của sự khiêm
nhượng
phải không?
- Đúng vậy.
Vậy đây xin mời quý vị đi vào nội dung của cuộc gặp gở nhá!
- Được, vậy tôi hỏi: Đức Thầy viết
bài
“Trong việc tu thân xử kỷ” có đoạn như sau “ Vì Đức Phật chẳng bao giờ
ngỏ ý rằng: “Các người hãy thờ lạy ta cho nhiều rồi
ta sẽ độ giúp các người” mà trái lại, Ngài dạy rằng: “Các người nên hiểu biết phận sự con
người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân
tánh của mình.”Đặc biệt ở đây tôi
muốn hỏi
đệ đoạn “Các người nên hiểu biết phận sự con người phải làm gì trong kiếp sống và
tìm kiếm
chân tánh của mình” thôi. Rút lại thành hai câu, 1: Phận sự con người phải làm gì trong kiếp sống. 2: Tìm
kiếm chân tánh của mình.
Phận sự con người: Phận
sự tức chuyện đó hay công việc đó là của mình. Ví dụ đối với cha mẹ già yếu sức mạnh không
còn, con trai hay gái tuổi trẻ phải có phận sự gánh vác những nặng nề, nhọc nhằn; phận làm trai đối với đất nước đang lâm nguy bởi giặc ngoại, hoặc những tín đồ trong tôn giáo
có phận sự
bảo vệ đạo và làm cho đạo phát triển khắp nhơn loại đại đồng. Đây cũng là ước mơ của Đức Thầy tôn kính:
“biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng,
Đưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc”
“ước mơ thế giới lân
Hòa Hảo
Nhà Phật con Tiên hé miệng cười”
“mảng chờ trông bá
tánh thảnh
thơi,
Khắp bốn biên liên dây Hòa Hảo”.
Phận sự cũng làm công việc như bổn phận nhưng nhẹ hơn vì phận sự là làm việc con người phải làm, còn bổn phận thì
cũng làm nhưng có tính trách nhiệm với bề trên,
ví dụ: Bổn
phận con đối với cha mẹ, học trò đối với Thầy…sẵn đây tôi xin nhắc một đoạn văn Đức Thầy dùng từ “Bổn Phận” ở một vị trí người tu theo đạo phật phải làm.
“ Nên BỔN PHẬN của chúng ta phải noi theo chí đức của tiền nhân hầu làm cho trí tuệ minh mẫn đặng đi đến con đường giải thoát, dẫn dắt giùm kẻ sa cơ và nhứt là phải tiếp tục khai thông nền đạo đức đặng cái
tinh thần
từ-bi bác-ái được gieo rải khắp nơi nơi trong
bá tánh. Như thế mới chẳng phụ công trình vĩ-đại của Đức Phật và của tiền nhân để lại và không đắc tội vởi kẻ đời sau vậy”.
Làm gì trong kiếp sống: Con người được
sanh sống ở cõi trần ai nầy chịu bốn ơn trọng phải có
phận sự đáp đền: Ân Tổ Tiên Cha Mẹ, Ân Đất Nước, Ân Tam Bảo, Ân Đồng Bào và Nhơn Loại.
Sắp ân tổ tiên cha mẹ đứng đầu trong bốn ân vì con người sanh ra trước rồi mới có tất cả sau. Đặt vào
hai tiếng
bổn phận hay phận sự tức thọ ân thì phải báo ân. Bốn ân nầy tôi nghĩ quý vị đã thông
thạo nên đây xin miễn bàn.
Xét trên cơ bản thực hành ta thấy Ân tổ tiên cha mẹ, Ân tam bảo, Ân đồng bào nhơn loại đã vượt trội Ân Đất nước. Thấy Trung Cộng cướp Hoàng Sa, Trường Sa, đưa vào
Việt Nam
những công ty xí nghiệp mang tính độc hại như công
ty Formosa là sự kiện điển hình, dân chúng rất đau lòng khi biết Trung Cộng có ý đồ bành trướng ở Việt Nam nhưng nếu dân ta kéo biểu tình chống đối Trung Cộng thì bị nước chủ nhà
bắt phạt hoặc tù đày, riết rồi dân cũng ngại đụng với kẻ quyền lực, ít có người ngó ngàn
quốc gia
đại sự. May mắn là người tín đồ PGHH chúng ta
đã thực hành mạnh mẻ về ân đồng bào và nhân loại, trải rộng tình thương PGHH đến với xã hội, những người bị hoàn cảnh đất nước về luật pháp làm ăn không được khiến nên
nghèo đói, bệnh tật. Cứu nước không cho thì lo
cứu dân. Những năm gần đây bảo tổ xảy ra triền miên ở dãy đất miền Trung, dân chúng nơi ấy lầm than đói
khổ, người
tín đồ có mang trong lòng cái ân đồng bào nhân loại, đóng
góp công của vào công tác từ thiện với đồng bào mình. Những việc làm
ấy đã trả lời một phần
của câu hỏi “con người phải làm
gì trong kiếp sống”.
Tìm kiếm chân-tánh mình: Chân tánh là tánh chân thật, hay gọi là thật tánh đối lại với giả tánh. Đây là tạm mượn vật để ví dụ cho ra lẽ chớ tánh chân thật là tánh như như bất động trước lục dục thất tình, danh lợi tình,
tham sân si … tánh như như không có tướng lớn tướng nhỏ, dài ngắn, được mất, hơn thua, nó bất tăng bất giảm bất
cấu bất tịnh, đồng nghĩa với Phật tánh
hay Như Lai tánh. Tất cả những nhà tu hành cầu Vô Thượng Bồ Đề hay Niết Bàn
Diệu Tâm đều phải tìm kiếm chân tánh nầy.
“Chân tánh của mình” ở đâu, và tại sao dụng công tìm kiếm? Nếu
nói “của mình” đáng lẽ nó phải hiện hửu như đồ
trong nhà, nắm trong tay, còn phải ra công
tìm kiếm gì chứ? Đã nói nó “như như bất động” thì nó không có cái tướng ở đâu, nói ở nơi nầy, nơi kia, nơi nọ, dài ngắn, tốt xấu, được mất… đều là giặc phá hại nhưng chân tánh không bị ảnh hưởng bởi giặc phá mà mất hay suy giảm năng lực.
Nói tìm kiếm Chân Tánh, ta thử đặt câu
hỏi: nếu
bảo rằng chân tánh là thật tánh, như như mất động, có
mất sao mà tìm? Chỗ ta lý luận được, chân tánh không bị ai lấy mất và cũng không đi đâu, nhưng thực tế thì chân tánh không hiện hửu, dịêu dụng, nên nói nó mất, đi tìm là phải thôi.
Chân tánh còn nguyên không mất nhưng sao nó
không hiện
hửu như như trước sắc thinh hương vị xúc
pháp, danh lợi tình, tham sân si …?
Hãy nói chân tánh là Phật Tánh cho nhiều người biết dễ bàn.
Kinh Phật nói “nhứt thiết chúng sanh giai hửu Phật tánh” (tất cả
chúng sanh đều có Phật tánh). Từ cái nhìn đúng đắn đó Đức Phật
thuyết tiếp “nhứt thiết chúng sanh bất thành Phật quả, ngã thệ bất
thành Phật” (Nếu chúng sanh không thành Phật, ta thề không thành Phật).
Như vậy đủ biết Phật tánh trong chúng sanh và Phật tánh của Đức
Phật khả năng như nhau, không vì ở Đức Phật nó hơn, với chúng sanh nó
kém. Đức Phật sáng suốt vì Phật tánh của Đức Phật không còn bị vô
minh bao phủ như bầu trời không mây thì mặt trời sáng tỏ, chúng sanh
có quá nhiều lớp vô minh che phủ Phật tánh không phản diện ta nói nó
tối mà sự thật thì nó vẫn sáng. Quý vị và tôi thử đốt hai ngọn
đèn dung lượng bằng nhau, ta lấy vải phủ kín một ngọn đèn, không còn
chút sáng ra ngoài và ngọn đèn kia không bị phủ, thấy rằng đèn không
bị phủ sáng quá còn đèn bị phủ cảnh quang đen hắc phải không? Như
vậy quý vị nói nó tắt sao? Nó không tắt, nhưng muốn cho nó phản
diện ánh sáng thì phải gở bỏ tấm vải phủ kín sẽ thấy hai ngọn
đèn sáng bằng nhau.
Qua sự dẫn dụ trên, trở lại lời dạy của Đức Thầy, “tìm kiếm
chân tánh” là vẹt phá vô minh, hết vô minh chân tánh hiện ngay.
31/5/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét