Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

KIM CỔ TỰ
LỄ CÚNG ÔNG BA

Ông Ba thế danh là Nguyễn văn Thới sinh năm 1866,  song thân của ông là Ông Nguyễn văn Đỏ, Bà Nguyễn thị Buôn, ở miền Cao Lãnh, xưa thuộc tỉnh Kiến Phong như ông đã viết bài “Giáo Đầu” của khúc “Bổn Tuồng” như sau:
“ Ngọc hải Huỳnh lâm chiếu thủy
Phụng-Mao-Lân chỉ tình trường
Khán quốc vương Tống thất cang cường
Quang minh thị Hớn dường thượng đảnh.
Quê ngụ miền Cao-Lãnh
Tôi nay Ba Thới xưng danh
Từ theo Thầy học đạo minh thanh
Cửu thu mãn thinh danh dư tuế ”.
Ông là vị tu hành đắc đạo, đời thứ hai trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Đức Phật Thầy Tây An có thập nhị hiền thủ, một trong các vị ấy có Ngài Trần văn Nhu, Ông Ba Nguyễn văn Thới là đệ tử của Ngài.
Lễ cúng năm trước mùng 9 tháng 4- 2016 tôi có viết về tiểu sử của Ông Ba, năm nay 2017 xin miễn lập lại, nhưng để hâm nóng sự thật chuyện của Ông Ba tu đắc đạo trong hệ phái BSKH tưởng nên ôn nhuần một đoạn rất cần thiết trên dòng lịch sử có nhiều gay cấn.
Lúc Bửu Hương Tự bị quân Pháp bao vây, hóa nên cảnh trạng đau thương trầm trọng, cậu tư Nguyễn văn Tuấn, con trai của ông bị bắt, vị Thầy kính yêu cũng đã lưu lạc không biết nơi đâu. Con lạc cha, Thầy xa tớ, nổi u hoài đó Ông Ba tự dùng dao cắt cổ, trong lúc máu me chảy đầm đìa người ta chỡ ông đến nhà thương Châu Đốc trị bệnh, băng bó vết thương nhưng ông quyết từ chối không nhận sự thương hại của quân chinh phạt Pháp, không dùng thuốc và gở bỏ những miếng băng y tế. Thấy vậy, bệnh viện nghĩ rằng ông sẽ chết nhanh thôi. Họ đem bỏ Ông Ba trong nhà xác, lúc vắng người Ông Ba gượng dậy và vượt khỏi, nhờ ai đó thông báo cho gia đình. Ông Ba về ngụ ở doi lộ lở xã Kiến An, thuộc vùng tổng Định Hòa.
Vết cắt đứt lìa cuống cổ phải băng bó kỷ lưởng thì đồ ăn thức uống mới vào bụng, thế mà việc sinh hoạt các cái coi như bình thường, từ đó cho đến những năm tháng cuối đời Ông Ba vẫn đủ khả năng trí tuệ sáng tác “Cửu Khúc” (chín bổn) gom cửu khúc thành sách, đề tựa là “Kim Cổ Kỳ Quan”. Trong Kim Cổ Kỳ Quan, khúc “Bổn Tuồng” có đoạn nói về tình Thầy trò và nợ nước như sau:
(Trời Phật ôi ! có hay cho tôi lâm nguy biến nầy chăng ?)
Trước phân đạo nghĩa ông Thầy
Phận tôi làm tớ theo rày cậu hai.
(Câu ôi! Là câu ôi!)
Đứng làm trai hai vai gánh nặng
Chuỗi Bồ-Đề lội lặng khó theo.
(Cậu ôi! Xét coi bổn phận tôi lâm nổi nầy)
Đá cheo leo lên eo trợt trạt
Nghĩ nhiều lần xiêu lạc trào đô.
(Tôi đây là đạo Nam Mô chẳng phải đạo Gia-Tô mà người phòng ngại)
Tích hiền lương Nam Mô Bồ-Tát
(tôi e là)
Loạn ly nầy xao xát bốn phương
Trả hờn cho tạn mặt nhà Thương
Phật suy người lại chẳng thương hại nhồi.”

Ông Ba viên tịch ngày mùng chín tháng tư năm Bính Dần 1927, dân chúng trong vùng dựng lên đền thờ theo chân truyền của đạo BSKH đề tên Phủ Thờ Ông Ba. Ông Ba viên tịch thì 12 năm sau, 1939 Đức Huỳnh Tôn Sư lâm phàm khai sáng một tôn phái đạo Phật tại làng Hòa Hảo, dùng địa danh tên làng kết với Phật Giáo thành “PHẬT GIÁO HÒA HẢO”. Đức Giáo Chủ xưng là Phật Thầy Tây An tái kiếp như trong Sám Giảng Quyển Nhì “Kệ Dân của người khùng” có những câu đáng cho ta lưu ý:
“Lời của người di tịch Núi Sam,
Chớ chẳng phải bày điều huyễn hoặc.
Cảnh Thiên-Trước thơm tho nồng nặc,
Chẳng ở yên còn xuống hồng trần.
Ấy vì thương trăm họ vạn dân,
Nên chẳng kể tấm thân lao khổ.”
Ông Tùng (ở vàm Cái Đầm, thôn Hòa-Hảo) hỏi Đức Thầy:
“Càn-khôn tạo-hóa ở một bầu,
Kính hỏi thăm Thậy vậy ở đâu?
Sắc ở Tà-Lơn hay núi Cấm?
Cán còn khâu mất cất ở đâu?
Đức Thầy Họa:
“Cũng biết càn-khôn vẫn một bầu,
Tây-Phương yêu chúng chẳng ngồi lâu.
Sắc của A Di là Phật Tổ
Bốn chữ xuống trần chớ ở đâu?”
Chẳng thế, viết bài “Thiên Lý Ca” Đức Thầy cũng đã thố lộ thân phận tiền kiếp của Ngài. Phật Thầy lúc bấy giờ chỉ là ông già cô độc, dựa vào câu chuyện ông  cùng dân làng kéo tiếp cây Da lên khỏi dòng nước chỉ là xuất hiện bất ngờ, không biết ông từ đâu đến và đi về đâu. Sống không có người thân, ngụ nhờ trong mái đình làng Tòng Sơn không lâu đã phải ra đi. Chừng dân trong làng nầy phát lên bệnh dịch tả, nghe tin ông già cô đơn có tài trị bệnh như thần, đang giúp an bá tánh ở rạch Trà Bư. Làng cử người đi mời ông già cô độc ấy trở lại trị bệnh cho bà con nhưng ông ta không thể trở lại được vì cũng đang trị bệnh cho bá tánh ở đó. Tuy không thể trở lại làng Tòng Sơn nhưng trị bệnh thì có cách, ông nói với sứ giả, trên ngôi đình thờ có cái mo nang, trong đó giấy vàng, vải cờ, cán cờ đều là thuốc trị bệnh. Những việc đó được Đức Thầy nhắc lại:
“Bây giờ ta mượn kệ kinh,
Khuyên ai mau kíp sửa mình cho an.
Bữa xưa giảng kệ  một nang,
Bởi vì ta mắc dời thoàn cảnh xa.”
Do nghiên tầm những câu trong Sám Giảng nói trên đã tìm ra cái tiền thân hậu thân của BSKH và PGHH, câu trả lời cho ông Tùng đã rõ ràng “Bốn chữ xuống trần chớ ở đâu” và “lời của người di tịch núi Sam” mà biết PTTA là cái tiền thân của Đức Thầy, nên ban tổ chức ngôi thờ Ông Ba dâng hiến cơ sở về cố chủ. Lúc Đức Thầy vắng mặt, Đức Ông bấy giờ là hội trưởng tối cao của PGHH nhận di tích lịch sử nầy và biết Ông Ba là tác giả của quyển “Kim Cổ Kỳ Quan”, chọn hai chữ Kim Cổ trong Kim Cổ Kỳ Quan làm tên chùa “Kim Cổ Tự”. Chùa hằng năm có 5 lễ cúng:
1, Lễ cúng Ông Ba ngày mùng 9 tháng 4
2, Lễ cúng Quan Thượng Đẳng Nguyễn Trung Trực ngày 28 tháng 8
3, Lễ cúng Đức Thầy thọ nạn ngày 25 tháng 2
4, Lễ cúng đản sanh Đức Thầy ngày 25 tháng 11
5, Lễ cúng Khai Sáng đạo PGHH ngày 18 tháng 5
Lễ cúng Ông Ba xưa, ban tổ chức sắp xếp cúng ba ngày: mùng 8 , 9 ,10. Mùng 8 là ngày vào lễ nhưng cũng chánh lễ Phật Đản nên đám cúng rất long trọng. Tối mùng 8 thường là có vở hát Bổn Tuồng của Ông Ba. Hát Bổn Tuồng theo điệu “Hát Bội” của người Trung Bộ; có năm ban tổ chức mời đoàn hát bội Bình Định vào hát Bổn Tuồng. Bà con chen lấn nhau xem và rất thích thú.
Đến 30/4/1975 nhà nước xã hội chủ nghĩa đi từ bắc vào nam giành giựt chánh quyền trên tay của Việt Nam Cộng Hòa, giải tán các tôn giáo trong đó có PGHH. Kim Cổ Tự nằm ở doi lộ lở Kiến An nhà nước dựa vào chỗ đất lở ra lệnh đập phá chùa năm 2001 và vào sâu trong đất đồng cho xây cất mới năm 2002, nền rộng, đẹp thì có đẹp nhưng từ đây đã mất tên “Kim Cổ Tự” (Chùa Ông Ba)
dân gói bánh tét

Mùa lễ cúng Ông Ba năm nay 2017, bá tánh các nơi tựu về khá đông, ban tổ chức dường như cũng biết trước lượng khách nhiều nên đã cho gói hai mươi lăm ngàn đòn bánh tét chưa kể những tổ gói riêng mang vào chùa, và nông rộng đường. Trên tuyến đường rộng ấy dài khoảng một ngàn mét, cấm các loại xe ra  vào, chỉ để cho người đi bộ thế mà bà con cũng phải chen nhau khít người.

03/5/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét