Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

HỎI CÁCH GIẢI QUYẾT

Có một đồng đạo cận xóm đến tôi tỏ chút việc đạo. Anh nói đứa cháu gái kêu anh bằng Ông nội sống chung nhà, bửa trước cháu đi cúng ở tịnh xá thỉnh về một tượng bồ tát Quán Thế Âm lúc nào anh không hay, chừng lệ cúng chiều anh đến bên các ngôi thờ lau quét và chuẩn bị hương nước thì gặp một bức tượng bồ tát, hỏi ra mới biết là đứa cháu gái nói trên. Anh biết mình là tín đồ PGHH mà làm như vậy là lỗi đạo Thầy. Chuyện xảy ra như thế đó anh hỏi tôi xin cho hướng giả quyết êm đẹp. Tôi nói:
- Anh có giải thích cho cháu nó nghe tại sao nhà của người tín đồ PGHH là không để thờ tượng cốt chứ?
- Dạ rồi, nhưng nó chưa chịu.
- Anh giải thích với cháu thế nào?
- Tôi đọc hết một đoạn dài trong bài “Cách thờ phượng hành lễ và sự ăn ở của một tín đồ PGHH”
“ Từ trước đến nay, các chùa chiền đã tạo quá nhiều hình tượng. Đành rằng vì tôn kính đấng từ bi mới làm ra thờ phượng Ngài, nhưng cũng có kẻ lợi dụng để thủ lợi. Bây giờ chúng ta không tạo thêm nữa. Làm thế chúng ta không có ý hủy báng sự phượng thờ của các chùa chiền. Cách thờ phượng ấy tùy theo điều kiện các sư mà chúng ta cũng có thể sùng ngưỡng đặng. Nhưng riêng về cư sĩ không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn giản cho lòng tin tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào sự hào nhoáng bề ngoài … ”
- Đọc như vậy tức đem lệnh của Đức Thầy ra cấm chứ không giải thích gì sao mà cấm.
- Theo hướng giả quyết của anh là sao?
- Cháu nội của anh đã là một thiếu nữ có học hành đàng hoàn nên dẫn lý để cháu nắm bắt. Chùa chiền tạo nhiều hình tượng là vì tôn kính các đấng Từ Bi mới làm ra để thờ phượng, đã trở thành miếng mồi béo bở cho những kẻ lợi dụng cơ hội “ đấp Phật bán buôn”. Chùa chiền không bao nhiêu, dẩu trong chùa cứ thích mua sắm những sản phẩm tượng Phật đủ cũng thôi, tại gia cư sĩ là khắp bá tánh nếu để mỗi nhà thỉnh tượng về thờ thì cách hưởng lợi của kẻ cơ hội giàu to. Đức Thầy khuyên tại gia cư sĩ không nên tạo hình tượng trong nhà nhưng chẳng làm mất đi ý nghĩa thờ kính Phật. Ngài cho phép tín đồ việc nầy “ cách thờ phượng  ấy tùy theo điều kiên các sư mà chúng ta cũng có thể sùng ngưỡng đặng”.
Do câu “vì tôn kính đấng Từ Bi mới làm ra thờ phượng Ngài”. Đọc qua ta thấy thờ Phật tượng trong chùa mới đủ nói là nơi tôn kính còn ở nhà thì không; vì Phật thờ trong chùa có cả một không gian rộng yên tịnh. Bước vào chánh điện ta thấy rõ nét nơi tôn nghiêm. Ở nhà không có một không gian rộng và riêng biệt để thờ Phật như vậy đâu. Nhà nào giống y như nhà nào, chính giữa nhà là bàn thờ Phật Ông Bà, hai bên có thể để chõng mùng, gác chiếu gối, bàn ghế ngồi hoặc dụng cụ đồ đạc các thứ chen chung trong một không gian náo nhiệt. Đức Thầy đã giáo điều cho tín đồ ba ngôi thờ vô vi, bàn Phật một tấm trần dà là màu hoại màu, chung hợp các màu sắc, mỗi ngôi thờ một lư hương cộng với nước lả bông hoa nếu có trong mỗi buổi cúng cầu.
Đối với chùa thì cư sĩ tại gia coi như sống trong cái nhà đời, chung đụng vợ chồng con cái mà đặt tượng Phật giữa những sinh hoạt tự do rất là khó coi. Phụ nữ nhà đời học đòi văn minh theo các nước phương tây, may mặc hở hang; nhằm lúc trời nóng nực phái nam có thể mặc quần đùi cởi trần tới lui chung trong không gian thờ phượng thì còn gì là vẻ trang nghiêm kính trong nữa! Chùa hay Tịnh Xá trong đó toàn là người tu, chùa ni hay chùa tăng, lúc nào các vị cũng y áo chỉnh tề, thân khẩu ý chỉnh tề để hầu Phật, chùa thanh tịnh mà người ở chùa cũng thanh tịnh… Tôi nghĩ điều nầy các tăng ni đều biết, ở nhà đời chỗ thờ phượng rất là lộn sộn các thứ không nên truyền bá tượng Phật nơi đó làm mất vẻ tôn kính. Hãy dạy pháp cho họ tu là hay hơn.
Một số ít đồng đạo ta, không tôn trọng đạo đức bản thân, theo đạo, chỉ cái việc cúng nguyện ngày hai thời giữ còn trật vuột, bỏ cữ mà có cái tính vui đâu chúc đó, đi đâu hễ nghe chùa tịnh xá nào phát thí hình cốt Phật là thỉnh, đem về nhà có chỗ đâu mà thờ phượng cho tốt, treo máng thí lên vách hay để trên đầu những chiếc tủ coi chơi chớ chẳng cúng kiến gì. Cúng thì phải có lư hương. Nếu thêm một lư hương nữa là sai tôn chỉ PGHH
Nếu tôn trọng Phật thì hãy để Phật ngự đúng vị trí của Ngài, còn lý tưởng nữa thì để Phật trong tâm đừng sắm bày tượng cốt cho Phật ở nhà đời, những nơi không sạch sẽ, kỷ lưỡng thì tội nghiệp Ngài lắm.
Trở lại việc đứa cháu nội của anh, nó lớn lên trong đạo PGHH mà không biết gì về PGHH, nhà có ngôi thờ Phật mà vì thiếu sinh hoạt giáo lý nên chưa được ảnh hưởng đạo gốc bởi đó mà hình thức thờ vô vi của PGHH cháu nó chưa có dịp được đạo pháp khai tâm. Người lớn trong nhà và trong đạo chịu một phần trách nhiệm là không mở rộng giáo dục học đường đến với các con em trẻ tuổi để nó không biết mà lở làng đem điều cấm kỵ về nhà. Đặt tượng Phật trên ngôi thờ tam bảo là lỗi đạo vô vi của Đức Thầy, tôt nhất là anh nên khuyến khích cháu gái nhận ở đâu xin hoàn chỗ củ.
Như tôi đã nói với anh cháu nó chưa chịu nhìn nhận việc làm của nó là sai do đó nó sẽ không chịu hoàn trả, tôi ép thì được nhưng chắc nó không phục việc tu hành và sự theo đạo của Ông nội.
Tỏ rõ thái độ đến vậy sao?
Dà, lúc tôi đọc chứng minh bài “Cách thờ phượng…” đến đoạn “Người nào có cốt Phật trong nhà để vậy cũng đặng. Hình tượng bằng giấy không nên chừa lại và phải đốt đi” nó bảo Đức Thầy cho phép “…cốt Phật trong nhà để vậy cũng được” sao Ông nội lại đối sử không được với con?
Anh trả lời ra sao với câu hỏi đó?
Còn trả lời làm sao được khi chữ in rành rạnh ra đó.
Không phải như vậy đâu anh! Đức Thầy khai sáng đạo PGHH 18/5/1939, người ta trước khi quy y với Đức Thầy thì trong nhà có sẵn tượng Phật; chỉ trường hợp người mới phát tâm vào đạo, Đức Thầy không ép phải bỏ tượng Phật có sẵn của họ nên Ngài nói “ để vậy cũng được”. Tính từ năm 1939 đến nay 2016 thời gian quá lâu là quá đủ để những tín đồ tại gia cư sĩ lần lần thỉnh tượng Phật về các chùa; những đồng đạo có căn bản giáo lý dường như tôi không thấy còn tượng Phật trong nhà người của các vị, người ta đã làm không các cái có thì nhà anh lại làm cho có các cái không. Anh quy y PGHH tôi cho là bốn mươi năm nay, lúc quy y trong nhà không có tượng Phật là chắc chắn vì anh đã đi từ ý thức hệ của Ông Bà Cha Mẹ, các vị đã làm không có tượng Phật trong nhà, nay cháu nội của anh thỉnh tượng Phật về nhà là của mới sắm về chớ đâu phải của đã có sẵn trước khi quy y PGHH đâu mà áp dụng câu “Người nào có cốt Phật trong nhà để vậy cũng đặng”. Cái chuyện của hổi sửa hồi xưa mà giờ đem áp dụng chẳng dính vào đâu.
Đức Thầy nói câu “nên thờ đơn giản cho lòng tin tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào sự hào nhoáng bề ngoài”. Hào nhoáng, như anh cũng biết nó màu mè, vẻ bóng loáng bề ngoài. Đức Thầy kêu sự thờ phượng, phải bỏ cái dáng vẻ bề ngoài ấy, vô vi không bị màu, cảnh chi phối, xúc tiến sự tu niệm cho Phật trở lại lòng.
Cám ơn anh đã giải thích hai ý hay cho tôi lượm lặc: một là tượng Phật thờ ở nhà đời là không trang nghiêm, thiếu sự kính trọng do đó mà ở nhà không nên để thờ tượng cốt Phật, hai là “Người nào có cốt Phật trong nhà để vậy cũng đặng” là chuyện của ngày xưa lúc Đức Thầy khai sáng đạo, nhà người quy y vào đạo đã có sẵn hình tượng Phật trong nhà Ngài cho phép “để vậy cũng đặng”. Nay từ chỗ không có thỉnh về cho có mà dựa theo xưa để vậy cũng đặng là không đúng. Tôi hứa sẽ đem ý hay nầy cải thiện sự nhận định sai lầm của cháu.

14/6/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét