ĐỨC TỪ
CỦA PHẬT
Kính chào chư đồng đạo đến thăm!
- Dạ, chào chú! Hôm nay ngoài chuyện thăm viếng ra
chúng cháu có yêu cầu về Phật pháp được không ạ?
- Được, rất tốt! đáng trân trọng và khuyến khích.
Vậy quý vị đặt câu yêu cầu của quý vị ra !
- Dạ thôi, cháu muốn chú hiểu trình độ của chúng
cháu mà tự thuyết.
- Cũng được. Vậy tôi xin trình bày về ĐỨC TỪ trong
bài CHƯ PHẬT CÓ BỐN ĐẠI ĐỨC nhá?
- Dạ,
- Tôi đọc nguyên văn để quý vị tiện đây theo dõi.
“Đức Từ: Phật đối với chúng sanh như mẹ với con, lúc nào cũng lo lắng đến, hết
lòng dìu dắt, dạy dỗ, không nỡ để chúng sanh sa vào đường tội lỗi mà chịu khổ
não.”
Phật
đối với chúng sanh như mẹ với con: Ta sanh cách Phật sau xa, không biết tình thương của Ngài đối với
chúng sanh nặng nhẹ cỡ nào, nhưng nhờ vào học Phật, thấy sách kinh của đạo Phật
nguyên bản chữ Hán nói rằng “Phật ái chúng sanh như mẩu ái tử”, cũng với ý
nghĩa đó Đức Thầy không dùng chữ Hán đồ lại mà dùng thuần Việt “Phật đối với
chúng sanh như mẹ với con”. Trên đời, đâu có thứ tình nào bao la như tình mẹ
thương con, Đức Từ của Phật có thể
rộng rơn tình mẹ nhưng trong thế gian không có điều nào để so sánh cho vừa, bất
đắc dỉ mới đem tình mẹ đối với con mà so ra lòng thương yêu của Phật đối với
chúng sanh nó mênh mông như tình mẹ là cùng. Làm mẹ, bà nào rán lắm sanh mười,
mười một đứa con, mẹ chỉ có tình thương bao la với những đứa con của mẹ thôi,
những đứa con của các bà mẹ khác, dầu bà mẹ nầy có lòng nhơn đạo không hà hiếp,
ghét bỏ con của các bà mẹ khác nhưng ân huệ, đối sử công bằng tình thương bao la
như con của bà là không có đâu nhá. Đức Phật gọi tất cả muôn loài là chúng
sanh, trong mỗi chúng sanh đều có đạo, tại vì thường hay niệm bất giác khiến vô
minh che phủ, chúng sanh không còn thấy biết cái đạo căn gốc của mình để mà ăn
ở theo phép người có đạo. Pháp Bửu Đàn Kinh nói: “Muôn loài đều có đạo, chớ sát
hại loài nào. Lìa đạo mà tầm đạo, chung thân đạo khó vào”.
Giải thích danh từ “chúng sanh” là chỉ cho muôn
loài “Phật đối với chúng sanh như mẹ với con” là nói Phật thương cả muôn loài
chứ không phải chỉ có loài người chúng ta thôi. Câu chuyện Ông Trần văn Soái
(năm Lửa) giũ mùng Đức Thầy, thấy có nhiều con rệp húc máu Ngài đến đổi no tròn
mình, Ông Năm Lửa giết mấy con rệp ấy, không phải đã bị Đức Thầy quở trách là
gì? Giờ ta không bàn chúng sanh ở muôn loài nữa mà bàn ở loài người thôi. Thế
gian bây giờ ít nhứt cũng bảy tỷ người, bảy tỷ người nầy đều là chúng sanh của
Phật, là con cưng của “Phật ái chúng sanh như mẫu ái tử”. Tiền thân của Đức
Phật Thích Ca là Bồ Tát Hộ Minh trên cõi Trời Đâu Suất lâm phàm và Đức Thầy
PGHH từ cõi Phật xuống trần giáo độ bá tánh vạn dân như những câu sau đây:
“Cảnh Thiên-Trước thơm tho nồng nặc
Chẳng ở yên còn xuống hồng trân.
ấy vì thương trăm họ vạn dân
nên chẳng kể tấm thân lao khổ.”
Và câu:
“Thiên- Trước tòa sen có chỗ ngồi,
Xuống trần chẳng dụng chốn cao ngôi.”
Ngự trên tòa sen báu thấy chúng sanh nhận ngụy làm
chơn, tưởng thân nầy, đất đai của cải nầy là thật, bo bo giữ thân giữ của, khi
thân đến ngày tan rả “Hữu hình tất hoại” tiếc không muốn cho hoại, khóc lóc cầu
sống… nên Phật lâm phàm thuyết nhiều pháp môn độ chúng mà bài học vỡ lòng là
“Tứ Diệu Đế”, khổ đế đi đầu trong bốn đế. Khổ đế Phật thuyết rõ khổ là gì và
nguyên nhân dẫn đến các sự khổ, sau cùng là phương pháp diệt khổ bằng sự tu
hành theo lời Phật dạy
“Chỉ một kiếp Tây Phương hồi hướng,
Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi”
Hay:
Khuyên chúng sanh nghĩ tận đuôi đầu,
Về Cực Lạc mới là hết khổ.”
Hoặc bằng vào Thiền Định “Ngoài kiếp phù du của
trần thế, có cái gì không di không dịch, vĩnh viễn trường tồn. nếu ta lấy sự
thiền-định mà phá tan màn u minh che phủ, thì sẽ thấy rằng ở cảnh ấy con người
sẽ hết buồn hết khổ, hết quả báo luân hồi.”
Lúc
nào cũng lo lắng đến: Cha mẹ
dạy cho con cách sống tốt đẹp, lo làm ăn, đừng rượu chè cờ bạc, sống có tình
người. Không nên gây gổ hiếp đáp ai sanh ra thù oán thì an nhàn, gây thù sợ bị
trả thù lương tâm bất ổn, ăn không ngon, ngủ không yên. Dạy đủ điều tốt đẹp như
vậy nhưng lòng luôn lo lắng vì sợ điều mình dạy nó không làm. Đang yên ổn tại
nhà, nghe ở đâu có chuyện thua cờ bạc, say sỉn, đánh nhau… là nghĩ sợ cho con
mình. Đức Phật cũng vậy, dạy chánh đạo là muốn chúng sanh học hành theo đó thành
người cao quí, người hạnh phúc, người hết buồn rầu đau khổ, giải thoát tất cả
những bận bịu thế gian, sẵn lòng về bên kia thế giới Phật Đà. Cũng không khác
gì các bà mẹ dạy con làm tốt mà con không chịu nghe theo, làm điều xấu xa tội
lỗi, tự hại bản thân mình.
Hết
Lòng dìu dắt, dạy dỗ: Lo lắng
nghĩ đến con hoài cũng không xong, đi thêm một bước nữa dìu dắt và dạy dỗ. Dìu
dắt là hưỡng dẫn, người đi trước, dẫn đường người đi sau. Dạy Dỗ: Dạy: chỉ bảo,
nói cho người ta học hiểu; Dỗ: Khuyên lơn, dùng lời lý lẽ ngọt ngào cho người
ta cảm động, hành động trực tiếp nối liền người qua người, giáo huấn thiết thực.
Phật không chỉ nghe nói ở Tây Phương mà còn hiện diện một con người bằng xương
bằng thịt trong cõi ta-bà tạm giả. Điều nầy cho ta thấy, Sĩ Đạt Ta tu hành đắc
đạo hiệu Phật Thích Ca không phải bay tuốt về cõi Tây Phương an dưỡng để chốn
hồng trần làm huyền sự hóa vấn đề đắc đạo giải thoát mà còn trụ thế thêm 49 năm
nữa để giáo dộ chúng sanh. Sự giáo độ không phải chỉ thuyết pháp cho các đệ tử
nghe mà còn sống hòa hợp, hòa đồng, với các đệ tử trên tinh thần bình đẳng và
sử dụng Lục Hòa. Những gì Ngài dạy chúng Ngài đều thực hành cho họ thấy, kết
quả trong khoảng thời gian trụ thế nhiều vị tỳ kheo được Ngài dìu dắt, dạy dỗ
đã chứng quả A La Hán thoát vòng sanh tử luân hồi.
Kính thưa quý vị! Đức Từ của Phật dựa theo giảng
luận của Đức Thầy, ta thấy ý nghĩa cao thâm sâu kính. Người tu học Phật Pháp
cần nên hiểu rõ ràng và hành theo sự dìu dắt, dạy dỗ của Đức Phật, Đức Thầy,
các thiện tri thức trong đạo. Tuy ta không dùng từ chúng sanh đối với mọi người nhưng học hạnh Phật thì nên nghe lời
Phật dạy, làm theo điều Phật làm. Phải từ tâm với mọi người, giúp đở, lo nghĩ
đến họ trong tình thương, dìu dắt, dạy dỗ họ vào đường lành. Làm lành tất không
còn tội lỗi, hiện tại, khi mãn kiếp hồng trần sẽ theo Phật về cõi Phật, mãi mãi
không đầu thai chốn nhân gian chịu khổ sanh tử nữa.
15/8/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét