TIỄN
NGƯỜI VỀ CÕI THỌ
“Người” tôi nói là đồng đạo Lê thị Chuyền, nguyên
quán xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Sau nhiều năm tháng bị con bệnh
dày vò, kém ăn mất ngủ, thân hình gầy héo, nhưng lòng kính Phật, trọng Pháp
không chút nào thay đổi, đến giờ phút cuối của cuộc đời có điểm báo được Phật
rước.
Phát tâm tu vào năm 1973 lúc đó 21 tuổi, giữ hạnh
độc thân, tinh thần mạnh mẽ, xin phép cha mẹ cho cất nhà nhỏ ( am cốc ) ra đó ở
riêng dễ dàng tu niệm. Xuất thân từ một gia đình có ăn, cha mẹ và các anh chị
trong nhà cũng là người có tâm hồn hướng thiện nên việc xin cất nhà nhỏ ở riêng
không gặp trở ngại nào, những người thân hứa sẽ bảo quản đầy đủ về ăn, mặc, ở,
để cho cô con, em, yêu quí không bận làm lụn kiếm sống như những vị tu tự lực
cánh sinh khác. Đã tự nguyện chuyên tu thì phải tu cho trọn nên lòng nêu cao
hạnh lạc đạo an bần, không mua sắm xài phí sa hoa, mỗi ngày một bửa cơm rau đạm
bạc để có nhiều thời giờ dồn vào việc tu tâm dưỡng tánh. Tu hành tiến bộ, bổng
30 tháng 4 năm 1975 biến cố chính trị xảy đến làm cuộc diện quốc gia thay ngôi
đổi chủ, kéo theo sự xui rủi không ngờ, giáo hội PGHH bị cấm hoạt động, các cơ
sở tôn giáo cũng như quyễn Sám Giảng Thi Văn Giáo lý hay sách vở nói về đạo
PGHH phải giao cho nhà nước. Nếu không tình nguyện đem giao nộp chừng cán bộ
nhà nước đến nhà lục xét bắt gặp chẳng những tịch thu mà còn bị xử phạt đích
đáng và khi chịu xử phạt thì văn bản thường đề là “không có quyền khiếu nại về
sau”. Những chức sắc trong guồng máy giáo hội lần lược vào tù, học tập cải tạo,
những vị tu độc thân nơi am cốc bị đuổi tận, làm cho rất nhiều vị phải trở về
nhà cha mẹ là lý do dẫn đến hoàn tục. Đồng đạo Chuyền là một trong số nhiều
người nói trên. Tuy lập gia thất sống cùng chồng nhưng hai ông bà cam kết với
nhau là trường chay suốt kiếp, chỉ thua một việc có vợ có chồng, ngoài ra chặc
chịa công phu sớm chiều theo tôn chỉ của đạo.
Đến năm 1999 nhà nước Việt Nam bị công ước quốc tế về tự do
tôn giáo cáo buộc là quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo của tín đồ một cách
trầm trọng. Tổ chức nầy thông báo các quốc gia thành viên gây sức ép cả hai mặc
ngoại giao và kinh tế nên nhà nước Việt Nam cam kết sửa sai, đổi mới chánh
sách. Từ đó ký phép cho đạo PGHH hoạt động trong vòng tròn pháp luật. Vừa hé
một chút tự do tôn giáo thì thấy đạo nhà ánh lên những nét rạng rỡ, sinh hoạt
sum vầy, đồng đạo Chuyền tiếc mình không được trở lại như xưa cùng huynh đệ cô
bác gánh vác công việc đạo sự. Tuy là tiếc nhưng không cúi đầu thua cuộc, sự
tiếc uổng ấy đã tạo cho chị quyết tâm hơn: ở trong đời tục vượt xa sự cám dỗ
của thế tục. Nhà có nhiều ruộng đất, thuộc dạng khá giả nhưng chị vẫn luôn luôn
giữ hạnh lạc đạo an bần, chẳng những không xài phí sa hoa mà ngay cả những bửa
cơm hằng ngày các thành viên trong gia đình muốn dùng gì tùy thích nhưng riêng
chị thì không cần, ăn sao no bụng là được. Chị rất thương người nghèo đói,
không xài phí sa hoa tất nhiên là dư tiền, dành tiền ấy đem giúp đở những người
bất hạnh, nghèo đói bệnh tật.
Do hạnh cách đạo đức bản thân nên Lê thị Chu yền có được 3 điều may mắn:
1-
Khi hạ quyết
tâm tìm lại ước muốn cũ, bù đắp lỡ lầm của thời quá khứ sẽ không khó nối lại lộ
đồ giải thoát đã bị đứt. Sự tu tập của lúc xưa, tiêu hướng giải thoát đã ăn sâu
vào tiềm thức, hành giả không tiếp tục hành trình nhưng ý căn còn tríu mến đạo
pháp, ngưỡng mộ những người giữ vững lập trường độc thân làm niềm xưa sống lại.
Lúc dở dang ý căn nằm chờ, sau nầy có đi lại theo đường xưa không phải đi từ
đầu mà là tiếp tục nối lại chặn đường dài đã bị đứt khoảng.
2-
Mặc dù có
chồng, sanh con nhưng chồng của chị cũng là người tu có hạnh cách tốt và con
thì một mực hiếu thảo với cha mẹ, chồng con luôn luôn ủng hộ, sẵn sàng mọi lúc
bất cứ đi đâu trị bệnh hoặc yêu cầu bất cứ việc phước thiện nào. Đã đưa đi điều
trị tại một bệnh viện có tiếng ở Sài Gòn nhưng bệnh không thấy thuyên giảm mà
dường hơi mỗi lúc trầm trọng thêm khiến hai người thân duy nhứt của chị có lần
thỏ thẻ: Cha con tôi muốn làm phước thiện để hồi hướng phước đức cho mẹ nó sớm
mau hết bệnh, mẹ nó nói đi, chúng tôi làm việc phước thiện nào mới đem lại lợi
ích? Chị đáp: Hãy ưu tiên cho những vị tu độc thân nơi am cốc, kế đó là phóng
sanh.
3-
Khi hay chị Lê
thị Chu yền lâm trọng bệnh, đồng đạo xa gần hay
tin đến thăm, nhà không ngớt khách ra vào. Thấy thần sắc của bệnh nhân có biểu
hiện không xa nữa sẽ từ biệt cõi đời, đồng đạo đến thăm liền tổ chức, đặt trách
ban hộ niệm ở niệm Phật liên tục hăm bốn trên hăm bốn giờ, cho đến 5 giờ 20
chiều ngày 16 tháng 3 năm Mậu Tuất 2018, đồng đạo Lê thị Chuyền cởi bỏ huyễn
thân tứ đại lại thế gian ra đi một cách nhẹ nhàng giữa lúc mọi người đồng thanh,
đồng sự, chấp tay trước ngực đọc bài tiếp dẫn Tây Phương.
Sự lâm chung của Lê thị Chu yền
có hiệu chứng vãng sanh khiến hai vị đồng đạo thấy được điềm lành:
nữ đồng đạo nầy là Châu thị thu Nguyệt |
1- Nữ đồng đạo Châu thị thu Nguyệt. Tôi gặp vị nầy
ngay trong ngày tang lễ của Lê thị Chuyền qua sự giới thiệu của đứa con trai yêu
quí của chị:
Xin hỏi, tôi muốn bàn chút chuyện với cô có được
không?
Dạ được.
Nghe nói cô có thấy hào quang trên
nóc nhà của chị Lê thị Chu yền ngay lúc chị ấy
lâm chung phải không ạ?
Là ánh sáng lạ.
Xin mời cô kể đầu đuôi câu chuyện
về điều mà cô cho là ánh sáng lạ đó được chứ ?
Vâng, tôi ở hộ niệm cho chị Tám đến
trời ngả về chiều, chợt nhớ ngày nay có đám cúng tuần trong xóm, tôi liền tạm
ra khỏi nhóm hộ niệm đi làm đạo sự nơi khác. Cầu nguyện xong, trên đường về, lướt
qua kẻ tróng của hàng cây ven đường tôi thấy trên nóc nhà chị tám phát lên ánh
sáng lạ, rực sáng. Lúc đó tôi cũng không hay chị tám hóa kiếp mà trách thằng
Hoàng sao mắc đèn soi sáng quá cở lúc ban ngày. Trở lại nhóm hộ niệm để cùng
anh chị em tiếp tục chương trình, chừng đó mới hay chị Lê thị Chu yền
đã siêu hóa đúng ngay lúc tôi thấy vầng sáng lạ chói chan trên nóc nhà của chị.
Không phải nói để biện hộ, xưa nay tu hành tôi thích những gì thực tế chứ lời
đồn thôi là chưa được. Nay tôi chứng kiến thật sự chứ không phải nghe lời đồn.
Trong niềm tin bao là của tôi, đồng đạo Lê thị Chu yền
đã được vãng sanh Tịnh Độ.
người ngồi nhìn óng kính là Nguyễn thị Bi |
2- Nguyễn thị Bi, năm nay tròn 70 tuổi, nhân dịp
cúng tuần nhị thất cho đồng đạo hóa cố Lê thị Chuyền, tôi xin tiếp chuyện với
chị, chị đồng ý lời yêu cầu của tôi:
- Thưa, có phải chị là người may mắn được chứng
kiến vầng ánh sáng trên nóc nhà của đồng đạo Lê thị Chu yền
ngay lúc đồng đạo nầy lâm chung không ạ?
- Dạ phải.
- Vậy chị hoan hỉ kể cho nghe toàn bộ về câu chuyện
ấy được chứ ?
- Dạ được. Tôi ở cách nhà Lê thị Chu yền
không xa, đoạn đường cong như chữ “V” chúng tôi ở hai đầu trên chữ V ấy, vì thế
trông nhau rất rõ. Chiều ngày 16 tháng 3 Mậu Tuất tôi thấy trên nóc nhà của Lê
thị Chuyền chụm lại một vầng ánh sáng nhiều màu lấp lánh, vẻ sáng đẹp chưa từng
thấy. Lòng hân hoan, tôi kêu đứa cháu nội 18 tuổi mà chỉ tay lại nhà đồng đạo Chu yền, nó vừa thấy là kêu lên: Bà nội! Phật đến rước bà
Tám vãng sanh rồi đó! Nghe nói mừng quá, ốc át tôi nổi rần rần lên, tôi muốn
báo cho nhiều người hay để chiêm ngưỡng điềm lành còn đang hiện hữu nầy, liền
vụt đi như chạy mà mắt cứ không rời vầng ánh sáng nên đã vấp chân té một lần,
rồi hai lần mà ánh sáng vẫn còn chiếu diệu. Tôi tìm đến nhà hai vị nữ đồng đạo
nầy( trong hình hai người cùng ngồi với Nguyễn thị Bi) thì vầng ánh sáng ấy
không còn nữa, tiếc thay! Ba chúng tôi liền đến nhà Lê thị Chu yền
mới hay tin đồng đạo nầy lâm chung đúng ngay lúc trên nóc nhà có vầng sáng hội
tụ óng ánh những màu sắc nói trên.
Nói xong câu chuyện, chị Nguyễn thị Bi xin kể lại
giất mơ để tăng thêm niềm tin cho những hành giả thiết tha cầu nguyện lực Di Đà:
cách nay khoảng ba tháng tôi chiêm bao thấy Phật Bà Quan Âm thần thông diệu
dụng từ trên không trung xẹt xuống nhà Lê thị Chuyền, chừng bay trở lên tôi
thấy có đồng đạo Chu yền theo sau với đạo phục
màu dà, ngồi sắp bằng chấp hay bàn tay trước ngực cũng bay lừng lừng lên cho
đến khi huốt tầm mắt tôi mới giật mình thức dậy. Trong lúc đồng đạo Chuyền đang
lâm trọng bệnh kéo dài thời gian, điềm chiêm bao nầy, đối với tôi mà nói, có
thể là sự báo trước rằng không xa nữa Lê thị Chu yền
sẽ được vãng sanh Tịnh Độ.
16/5/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét