THƯỢNG ĐĂNG ĐẠI THẦN NGUYỄN TRUNG TRỰC
Vừa qua lễ cúng giỗ vị anh hùng
Nguyễn Trung Trực, sáng nay 30 tháng 8 năm Đinh Dậu nhằm 19 tháng 10-
2017 kẻ dự cúng lễ quan thượng địa phương nhà: Cù Lao Ông Chưởng,
người đi cúng lễ ở đình thờ Rạch Giá, hoặc bên đảo Phú Quốc xa xôi
trở về đây. Thiên Quang Am có mở phiên trà sáng gặp gở các vị, kể
cho nhau nghe lễ ở nơi nầy, nơi kia và những câu chuyện vui nhộn của
từng địa phương tổ chức lễ. Sau một lúc ồn ào náo nhiệt, phía
khách có người đặt ra câu hỏi: chức quan THƯỢNG ĐẲNG ĐẠI THẦN là
chỉ cho vị thần nào? và ai phong chức? Bị hỏi bất ngờ, nhiều khách dự
trà lẩn tọa chủ Thiên Quang Am không trả lời được vì chưa ai đọc thấy
trong văn học sử nước nhà có tước phong như thế.
Từ lâu, tôi đọc bài nguyện trước
ngôi thờ Tam Bảo có cụm từ “QUAN THƯỢNG ĐẲNG ĐẠI THẦN” ở địa vị
chứng minh lễ quy y. Bài nguyện chỉ đề Quan Thượng Đẳng Đại Thần chứ
không nêu quý danh ai, thế mà hầu hết tín đồ trong đạo đều một ý
với nhau: Quan Thượng Đẳng Đại Thần chính là Cụ Nguyễn Trung Trực.
Hằng năm đến ngày cúng kỹ niệm ông Nguyễn Trung Trực người ta hay bảo
là đi cúng lễ “Quan Thượng”. Tôi còn thắc mắc thêm: Nếu như Cụ Nguyễn
Trung Trực được phong làm quan thượng đẳng đại thần thì ai mới có
quyền phong thần cấp tột đỉnh như vậy?
Gần đây tôi có đọc một tập sách
nhan đề “ Đức Thầy Hòa Hảo với Làng Mỹ Hội Đông” của cư sĩ Trường
Thanh mà tác giả của tập sách nầy lại là cháu nội của ông Cả Mười
Lâm Tuấn Vĩ. Sở dỉ tôi chọn sách nầy làm tài liệu tham khảo vì người tín đồ PGHH
phần đông đều nghe danh biết tiếng dòng họ Lâm ở làng Mỹ Hội Đông,
trong thời Đức Thầy ra khai sáng đạo thì ông Cả Mười và lần lược
các con của ông:Lâm Ngọc Thạch, Lâm Thế Xương (Bảy Xương) Lâm văn Lẹ
(Út Lẹ)… quy y trực tiếp với Đức Thầy. Họ Lâm cả nhà vì đạo, vì
Thầy và đã cống hiến công sức rất lớn cho đạo PGHH.
Chúng ta đọc thấy trong quyển Sấm
Giảng Thi Văn Toàn Bộ, mỗi bài đều có ghi năm, tháng, ngày và sáng
tác ở đâu. Tính từ sau ngày 18 tháng năm năm Kỹ Mão Đức Thầy thuyết
pháp, trị bệnh, và viết ra giảng kệ, thi bài, có nội dung giáo lý thắm
đượm Phật Pháp; tại làng Hòa Hảo Ngài viết bốn quyễn Sám Giảng và
nhiều bài văn thơ, cho đến lúc đi viếng non Ông Két Ngài ứng khẩu ngâm
lên bốn bài thơ thất ngôn tứ cú, có ông Hương Giáo Tập ở Thới Sơn cùng
theo chuyến viếng non và viết tốc ký ngay trên non đề ngày 14 tháng 1
năm Canh Thìn có trình qua Đức Thầy bản viết nầy và được Ngài công
nhận. Từ khi Đức Thầy khai đạo đến giờ chỉ có bài “ VIẾNG NON ÔNG
KÉT” mới đề viết trên chỗ lạ. Ta có nên tự đặt câu hỏi: Tại sao Đức
Thầy viếng non Ông Két trước hơn đi dạy đạo đâu đâu không? Chính sự
thắc mắc ấy ta mới thấy sự viếng non Ông Két của Ngài là để kêu
gọi chư thần theo Ngài xuống thế độ đời:
“Vậy hởi chư thần mau nối gót
Theo Thầy dắt chúng khỏi nồng cay”
Sau khi đi Viếng Non Ông Két về mới
khởi sự đi các nơi truyền đạo. Điều đáng lưu ý là điểm đầu tiên
Ngài đến là làng Mỹ Hội Đông. Nơi đây Ngài có sáng tác bài: Viếng
Làng Mỹ Hội Đông. Chấm hết bài viết Ngài đề: Mỹ Hội Đông 22-1 Canh
Thìn.
Tôi trình bày sự kiện nầy hy vọng
tạo một cảm giác dễ chịu cho người đọc hiểu chuyến Viếng Làng Mỹ
Hội Đông là chuyến viếng mở màn, có liên quan mật thiết trong công
cuộc châu du thuyết Pháp độ đời. Chuyện tôi nói: Dòng họ Lâm ở làng
Mỹ Hội Đông có những cống hiến rất lớn cho Đức Thầy, PGHH là nói
qua sách vở.
Như Phần đông đều biết, Lúc Đức
Thầy bị lưu cư ở nhà Ông Ký Giỏi, dầu bị kẻ dị chủng dòm ngó Ngài
vẫn làm được công việc “càng đen chơn lý tuyệt vời phổ thông”. Ép
Đức Thầy đi lưu cư để cắt đứt sự quy tụ của quần chúng đến với
Ngài nhưng đã mấy lần dời chỗ ở vẫn không cắt được. Quân Pháp toan
tính đày Đức Thầy sang Ai Lao thì việc mới yên. Ông Cả Mười Lâm Tuấn
Vĩ hay tin, bí mật tổ chức cho xe đến rước Đức Thầy đi nơi khác, trên
xe có hiến binh Nhựt đi từ Sài Gòn xuống Bạc Liêu trước một bước
làm cho quân Pháp không kịp trở tay, Đức Thầy thoát nạn bị đày. Cũng
như cha, Ông Lâm Ngọc Thạch khi hay tin phe Trần văn Giàu sắp thi hành
thủ đoạn ám hại Đức Thầy, ông tìm cách dời Đức Thầy ra khỏi căn
nhà ở đường Miche về chiến khu miền đông an toàn và ông có viết
tường thuật câu chuyện như sau:
“Sau đó tôi về đường Farinolles là nhà của một nữ đồng đạo
tên là Bà Năm Cò. May
thay, tại đây tôi gặp được cô năm Tournier là một nữ đồng
đạo chủ nhân căn nhà 38 đường Miche,
giáp với phía sau căn căn nhà số 8 đường
Sohier. Cô năm Tournier
báo tin mật: Đức Thầy hiện còn tại nhà của cô, và cô ra đây để báo tin cho anh em tìm cách đưa Đức Thầy ra
khỏi vòng vây.”
Đối
trước mưu mô của bọn ác chuyên hiếp người không dùng khả năng tự vệ, Ông
nghĩ phải nhờ vào sức mạnh của quân Nhựt nên đã vào sở hiến binh
Nhựt mượn xe. Họ đồng ý cho mượn xe nhưng không cấp tài xế, vì vậy
ông Lâm Ngọc Thạch phải đi kiếm tài xế, còn mình cũng là tài xế cho
chiếc xe khác đồng hành. Tìm người tài xế có bản lĩnh vượt khó,
gan dạ, quyết tâm với trách nhiệm không phải dễ dàng mà kiếm trong
thời gian cấp bách nầy, như ông nói:
“Tôi cần có một người tài xế để dễ bề đối phó khi bị chặn đường, và bà Năm Cò đã sốt sắn giao đứa
con trai duy nhất mà bà rất cưng
(tạm gọi là anh hai) đi
làm nhiệm vụ nguy hiểm đó.
Tôi nhận thấy đây là một cử chỉ
hy sinh đáng kể của bà, vì bà chỉ có đứa con mà thôi, mạo hiểm đi làm công tác nầy thiệt là nguy hiểm, vì xông vào vòng vây địch, có thể bị bắt, hay bị
xả súng bắn chết
như không”.(trích PGHH
trong lòng lịch sử dân tộc).
Những
chuyện trên đủ để chứng minh gia tộc họ Lâm ở làng Mỹ Hội Đông có
công rất lớn trong đạo và chuyện Đức Thầy Viếng Làng Mỹ Hội Đông
trước hơn làng nào dù không ai nói… ta cũng suy nghĩ ra.
Sơ
lược trên dòng sự kiện có liên quan như đã kể, giờ chúng ta trở lại
chính đề: THƯỢNG ĐẲNG ĐẠI THẦN NGUYỄN TRUNG TRỰC. Việt Nam có chiều
dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến, suốt chiều dài lịch sử không
mấy khi yên, nhân dân ta phải đối mặt với kẻ thù xâm lược. Vì bảo vệ
giang san, nòi giống ông cha ta phải nghênh chiến với bọn cướp nước và
đuổi họ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Chiến tranh dẫn đến sự chết chóc
thê thảm mà ông cha ta không có quyền lựa chọn bởi sách có câu “giặc
tới nhà đàn bà phải đánh”. Đàn bà chuyên về nội trợ không có bản
lĩnh chiến trường nhưng giặc tràn tới nhà là chuyện quá ép bức
không thể khoanh tay chờ chết. Sách cũng nói “Sanh vi tướng tử vi
thần” (sanh làm tướng chết thành thần). Trong nước làng nào cũng có
dựng đình thờ Thần. Đức Thầy dùng cụm từ “Chư quan cựu thần” nghĩa
là có rất nhiều vị đại thần sống một đời trung quân ái quốc, chết
được phong thần. Nhưng bài nguyện quy y trước ngôi thờ Tam Bảo có cầu
khẩn sự chứng minh của quan Thượng Đẳng Đại Thần, không giải thích
quan thượng là vị nào mà người tín đồ trong đạo vẫn một mực khẳng
định: Thượng Đẳng Đại Thần là Ngài Nguyễn Trung Trực. Cũng dựa vào
đó người ta bảo nhau: Chức Thượng Đẳng Đại Thần của Nguyễn Trung
Trực là do Đức Thầy phong. Tôi không đồng ý sự gán ghép nầy bởi một
lẽ dễ hiểu, Đức Huỳnh Giáo Chủ là cổ Phật lâm phàm làm Phật sự
với tất cả chúng sanh và mục tiêu làm phật sự là dạy cho người mê
giác ngộ, lìa nhiễm ái cõi hồng trần để chừng lâm chung không bị oan
khiên cột trói tự do vãng sanh về cõi Phật. Trong khi làm Phật sự,
Đức Thầy có thể ấn ký cho người chân tu đắc Phật thành tổ như Đức
Thích Ca đối với 33 đời tổ Thiền Tông. Nguyễn Trung Trực là quan chức
của triều đình chứ không phải là người trong Phật môn thì đâu lý để
Đức Thầy phong chức ông ấy! Quan chức triều đình thì phải có ấn ký
của vua nhứt là tước Thượng Đẳng Đại Thần phẩm vị Thần trên các vị
Thần…
Sau khi
ông Phạm văn Lịch đốt tàu Tây ở sông Nhựt Tảo, quân Tây rất căm phẩn,
phát lệnh huy động lực lượng truy bắt ông nên ông không thể ở làng Tân
An được nữa, phải nhanh thoát về cù lao Ông chưởng làng Mỹ Hội Đông
ở nhờ vào nhà ông Lâm Thoại Liễu. Hồi nầy chưa nghe ai nhắc tên ông Nguyễn
Trung Trực chỉ có tên họ Phạm văn Lịch mà thôi. Quan chức triều đình
ở địa phương có lẽ biết Phạm văn Lịch đã về đất lành nầy ẩn mình,
nên ông chánh tổng Định Hòa làm bản báo cáo lên triều đình Huế kể
những chiến công oanh liệt hào hùng của người anh hùng Phạm văn Lịch.
Vua tiếp văn tấu và cử khâm sai mang ấn chiếu của vua vào nam thay tên
đổi họ Phạm văn Lịch thành Nguyễn Trung Trực. Nhưng tiếc thay! Lúc
nầy quân Pháp đã tràn vào miền Tây lấy ta thêm ba tỉnh nữa; ấn chiếu
của vua, vì sợ quân xâm lược phát hiện nên vị khâm sai của triều đình
đã để trong khạp mấm Huế, chở đi từ Long Xuyên đến tổng Định Hòa
trên một chiếc thuyền chèo của ông chánh tổng Định Hòa. Thuyền đi
tới khúc sông Nàng Ét thì thấy phía sau có nhiều chiếc thuyền chèo
như rược theo, thấy thuyền chúng mỗi lúc gần lại thuyền mình. Thái
độ chèo nhanh đồng loạt của họ đáng nghi… nếu như, chuyện mang ấn
chiếu của vua bị bại lộ, bắt được Pháp sẽ không tha, nên vị khâm sai
lật đùng khạp mấm xuống sông. Chừng những chiếc thuyền chèo phía sau
qua mặt thấy không động phạm vì đến mình, vị khâm sai ra lệnh chèo
thuyền trở lại ngay nơi hủ mấm bị ném xuống nước, mò mải không
được. Chuyện đã lở, khâm sai tường trình vụ việc với chánh Tổng
Định Hòa về ấn chiếu vua ban cho Phạm văn Lịch thành hoàng thân Nguyễn
Trung Trực rồi liền về triều đình bẩm báo.
Đốt
tàu giặc ở dòng sông Nhựt Tảo là một chiến công lớn, một chiến công
chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Đối như trong tay của những
tướng lãnh binh cấp trung đoàn, sư đoàn cũng chưa ai có khả năng làm
cho giặc khiếp oai, ăn ngủ không yên nếu như Việt Nam còn có Ông Nguyễn
Trung Trực. Bị kẻ thù cướp nước truy bắt, Cụ Nguyễn trong người đầy
mưu trí với chuyện chống đánh quân xâm lược tuy là đi lánh nạn nhưng
lúc rảnh tay, tính ra kế, cũng đánh đồn Tây ở tỉnh Kiên Giang ăn gọn
ghẻ, làm chủ tình hình gần tuần lễ. Chừng quân Tây ồ ạc tiến quân
bằng súng đạn còn mình thì tay không, ông nghĩ phải sang đảo Phú
Quốc ẩn mình chờ có cơ hội. Quân Pháp lâu Ngài không giết được Ông
chúng giận dữ và lo sợ cụ Nguyễn sẽ đánh thần tốc một căn cứ lớn
nào của Pháp tới đây. Chính sự lo sợ ấy khiến họ phát sinh kế sách
hèn hạ, bắt nhân dân và mẹ ông đền tội thay. Chừng đó, ông vì nhân
dân và mẹ ra mặt chịu chết để cứu mẹ, cứu dân. Đối với nước với
dân công của ông thuộc về ĐẠI ĐẠI công, trên dòng lịch sử chưa có vị
anh hùng nào thành tựu ba việc lớn như ông: Trung với nước, hiếu với
mẹ, quí yêu sinh mạng nhân dân. Có một nhà thơ nào đó khen đáo khen
để tài trí anh hùng của ông: “Lửa hồng Nhựt Tảo oanh Thiên Địa, Kiếm
bạc Kiên Giang khấp quỷ thần”. Bởi thế, Sau khi Nguyễn Trung Trực hiển
Thánh vua Tự Đức sắc phong Nguyễn Trung Trực là Thượng Đẳng Đại
Thần.
21/10/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét