MUỐN
ĐƯỢC TRÍ HUỆ PHẢI DIỆT VÔ MINH
Đọc bài “TRONG VIỆC TU THÂN XỬ KỶ”có
đoạn như vầy “Người học đạo muốn mở mang trí huệ cần phải tìm
phương pháp diệt cái vô minh (tối tăm ngu muội)”. Cảm nhận trong câu có
ẩn ý hay ho tôi muốn đặt cả câu làm tựa đề. Nhưng tựa đề nào cũng
là hình thức đại diện cho bài thuyết trình hay bài viết, thành thử
không quá dài dòng, nên từ đó tôi tóm tắt lại: Muốn được trí huệ
phải diệt vô minh.
Câu trích dẫn trên về phần nội dung
có hai mệnh đề mang tính độc lập: Tí Huệ và Vô Minh. Đức Thầy không
giải thích danh từ trí huệ là gì nhưng về từ vô minh thì có chú
thích trong dấu ngoặc đơn (tối tăm ngu muội).
Hai danh từ độc lập đối nhau trí
huệ và vô minh, nếu Đức Thầy giải nghĩa vô minh là tối tăm ngu muội
thì trí huệ đương nhiên phải là sáng suốt tỉnh lòng. Không cần giải
thích về trí huệ nhưng Ngài biết tín đồ của Ngài cũng sẽ cũng
hiểu được trí huệ là gì.
Nếu đã sáng suốt thì không lầm
lẩn khi chọn lấy những thứ thuộc độc hại cho sự sống mình, những
sinh hoạt hàng ngày như : Ăn, Mặc, Ở, đều không lầm lẩn. Ăn không lầm
lẩn là ăn không có tội, không vì sự ăn sống của mình làm những
chuyện thất nhơn ác đức để được ăn. Mặc không lầm lẩn là mặc để che
kín thân ô trược chứ không dùng màu sắc quyến rủ, dụ dỗ kẻ ham mê
màu sắc phạm vào sắc dục. Ở không lầm lẩn, không vì tạo cho có chỗ
ở tốt mà người ta phải lao thân vào những việc làm tội lỗi như lường
gạt, cướp giật hoặc bày mưu tính kế sang đạt gia tài của người khác
làm của mình…
Ví như trong một căn phòng mà có
ánh sáng đầy đủ thì khi muốn lấy một món gì sẽ không lộn qua món
khác, chọn đâu là ăn chắc đó. Trong cảnh bao là của Trời Đất có
thiếu gì nghề nhưng ta chọn nghề TU và chuyện tu của ta không phải
chỉ mình ta biết mà Đức Thầy còn dạy ta quy y vào đạo để tu hành
cần nên mời Các Phật, Phật Tổ, Phật Thầy, Quan Thượng Đẳng Đại
Thần… đến làm lễ chứng minh cho ta kể từ nay “tu hiền theo Phật đạo”.
Chỉ chuyện quy y thôi chúng ta đã thắp sáng được lòng tin các vị trên
trước mà ta đã cầu khẩn đến chứng minh và thắp sáng tâm mình. Câu
nguyện TU HIỀN THEO PHẬT ĐẠO nó vắn tắt chỉ theo Phật đạo thôi, qua
hành trình dù gian nan khổ khó không thể rơi vào ma đạo và khi ta
không giữ đúng lời khấn nguyện tu hiền theo Phật Đạo thì các vị trên
trước đã chứng minh lễ quy y của ta sẽ không hộ độ cho ta nữa, tại
sao? Vì ta bỏ qua lời hứa với các vị thì các vị cũng bỏ ta.
Vậy những ai đã quy y PGHH mà qua
sự tu hành lai căn mất gốc, còn phân nửa PGHH thôi, tự mình làm lai
căn mất gốc còn dạy người khác lai căn mất gốc nên bình tâm tỉnh trí
lại. Sự thật đồng là tín đồ trong đạo như nhau, chúng ta không có
quyền bắt tội đồng đạo mình, dùng từ mất gốc để chúng ta kiểm
chứng sự quy y của mình có thật như lời nguyện “ tu hiền theo Phật
đạo” hay tu ác? Nếu như còn hành động ác, nói ác, suy nghĩ ác thì
không phải là TU HIỀN THEO PHẬT ĐẠO nữa rồi. Gắng nhớ lời dạy của
Đức Thầy trước lúc Ngài xa vắng:
“Rán nghe lời dạy của Thầy,
Để chừng đến việc kiếm Thầy khó
ra.”
Ta không lầm lẩn khi chọn tôn giáo
quy y, và lời nguyện quy y của ta là TU HIỀN THEO PHẬT ĐẠO nó rất là
dứt khoát với những tôn giáo thuộc tà giáo, ma giáo, những kẻ xưng
danh mạo phạm, nói tứng ứng linh thiêng, hàm hồ cống cao ngã mạng sẽ
không chiêu dụ được người chỉ nguyện tu hiền theo Phật đạo. Việc quy y
vào đạo coi như đã xong thứ đến là sự tu không lầm lẩn.
Đừng tưởng niệm Phật sẽ có Phật
cứu độ rồi cứ niệm bằng miệng mà vô tâm, vô cảm với Phật còn lại
hành động không có gì tốt cho tiến trình tu niệm của mình. Đạo Phật
dạy tu chủ yếu là tu tâm, trong khi tu phải làm sao cho lắng đứng các
niệm thế tình kêu gào lăng xăn lộn sộn đánh mất sự yên tĩnh của tâm
hồn, đánh mất câu lục tự Di Đà trong khi mình nguyện tu theo pháp môn
Tịnh-Độ. Đã lòng không lắng đứng các niệm thế tình, không chuyên
nhất pháp môn Tịnh-Độ, ỷ có cái ta nhập thất liền liền, tu lâu hơn
người tu muộn không nhập thất thì tự hào là tu nhanh tu đúng pháp.
Không thể có vụ tu đúng pháp ở một hành giả với tâm tính bất an khi
công phu niệm Phật, không thể nói tu đúng pháp mà vọng niệm thế tình
cứ gào thét trong tâm. Như người tìm ngọc trong một đống đá, quan
trọng là tìm được hay không chứ đừng khoe rằng tôi tìm đã lâu năm rồi
hãnh diện với những người mới đến tìm. Nếu một người mới tu do
siêng năng thiền định sanh trí huệ, nhìn thấu viên ngọc ở đâu trong
đống đá, liền vẹt hết đá che lấy nắm viên ngọc trong tay sẽ hơn
người xưng là đi tìm ngọc lâu năm mà không tìm được ngọc và không
biết ngọc ở đâu.
Trí huệ cũng có khi dùng đồng
nghĩa với Chân Nh ư,
Phật Tánh, Bồ Đề, Niết Bàn. Khi nói về sáng suốt người ta dùng từ
trí huệ, khi nói đến sự bất động người ta dùng từ Chân Nh ư,
khi nói về tính ngay thẳng không nhiễm và tỏ sáng thì gọi là Phật
Tánh, khi nói về sự lố lăng của phiền não mà giữ cứng rắn thì
dùng Bồ Đề, nói về tịch tịnh là Niết Bàn. Tất cả những món diệu
dụng nầy là của sở hửu trong Đức Phật. Cái gì trong Đức Phật là
sẵn có chớ không phải do tạo mới có.
Trí huệ không phải của ai đâu cho mà
nói được mất, nó luôn hằng hửu trong Đức Phật và trong ta, không dời
đổi hay tăng giảm để ta phải thấy trí huệ khi chỗ nầy khi chỗ khác,
sự phát sáng lúc giảm lúc tăng. Khi ta không thấy trí huệ hiện không
phải vì lúc đó trí huệ mất, khi trí huệ mờ mờ không phải vì trí
huệ giảm lu, tất cả vì ta để cho vô minh che phủ nên lúc tối đen lúc
mờ mờ là do vô minh hiện nhiều hay hiện ít. Cho nên việc tu hành nói
rằng tìm trí huệ là nói cho dễ nghe khi mình chưa thể hiện chứ thật
ra trí huệ vẫn hiện hửu lúc nào như lúc nào có mất mát hay dời
đổi đâu mà tìm, tất cả là do vô minh bao phủ cho nên thay vì tìm trí
huệ ta hãy tìm cách diệt hết vô minh thì trí huệ sẽ hiện ra. Lúc
không thấy mặt Trời ta bảo mặt Trời mất. Nhưng mặt Trời là một định
tinh chứ không phải hành tinh, y một chỗ, mặt trời còn đó mà người
ta không thấy mặt trời là bởi mây che.
Đức Thầy dạy: “Muốn diệt cái
vô-minh trước hết phải điêu-luyện khối tinh-thần cho mạnh-mẽ đặng tự
lập một con đường rõ-ràng, duy nhứt của mối Đạo mình đang học để
lấy đó làm cương-mục mà bài trừ những thành-kiến, cố chấp, thói
quen, sự chần chờ, lòng ham muốn, tánh kiêu-ngạo, tật-đố, gièm-siểm,
dua-nịnh, ích-kỷ tư tâm, sự gây-gổ, mê-đắm trong bể dục-tình và sự
phiền-não nó làm cho náo loạn cõi lòng. Nên bài trừ được nó rồi
trí-huệ tất mở mang vậy”.
Mườn tượng như hai mệnh đề độc lập
trí huệ và vô minh kể trên, Đức Thầy dạy “trước hết phải điêu luyện
khối tinh thần cho mạnh mẽ” mà không giải thích khối tinh thần mạnh
mẽ ấy gồm những gì. Ngài kêu gọi bài trừ một cách triệt để “Những
thành kiến, cố chấp, thói quen, sự chần chờ, lòng ham muốn, tánh
kiêu ngạo…” đều là hình dáng của vô minh, rồi Ngài kết luận một
cách quả quyết “Nên bài trừ được nó rồi trí huệ tất mở mang vậy”.
Thành kiến: Thứ kiến thức sẵn có
trong đầu, chấp chặt vào đó không ai nói gì có thể thay đổi được.
Cố chấp: Hay để ý câu mâu những
người thuộc về đối tượng, giữ quan niệm cứng nhắc, ai khuyên gì cũng
không nghe.
Thói quen: Là những thói sống không
lành, không sáng sủa, ví dụ như thói quen cờ bạc đàng điếm… Đã quy y
rồi mà cái thói quen ấy chưa chịu bỏ.
Sự chần chờ: Muốn tu mà còn hẹn
mai hẹn mốt, tới thời công phu không chịu lẹ làng vào cuộc, đồng hồ
báo hiệu nghe nhưng không chịu cựa mình ngồi dậy.
Lòng ham muốn: Đức Phật bảo thế gian
là cõi khổ, ham muốn những điều thế gian là ham muốn sự khổ. Lòng
ham muốn đây thì đâu mạnh dạn dứt tình để đi về Tây Phương Cực Lạc.
Tánh kiêu ngạo: Kiêu: ngạo mạn, tự
cao không phục tòng ai; Ngạo: Kiêu căng hóng hách. Kiêu ngạo là khoe
khoang kiêu hãnh và khinh lờn người khác.
Tật đố: Tính ghen ghét kỳ thị.
Gièm siểm: Đặt điều nói xấu nhằm
hạ uy tín người khác.
Dua nịnh: nịnh bợ, muốn nhờ cậy
nhà giàu hay người quyền thế, người ta sẵn sàng hạ thấp danh dự
mình, khom lưng trước kẻ giàu sang, quyền thế.
Ích kỷ: Chỉ nghĩ đến quyền lợi,
lợi ích cho riêng mình, ai thiệt thòi vì mình cũng mặc kệ họ.
Tư tâm: Sự suy tính vì lợi ích
riêng.
Vô minh (tối tăm ngu muội) và sự
tối tăm nầy chỉ là thứ mây che bên ngoài dầu che bao lâu không động
phạm đến trí huệ. Nhưng mây có nhược điểm sợ gió, ta hãy là nguồn
gió mạnh của Bát Chánh Đạo thổi bay mây để hiện bày trí huệ. Vô
minh là thứ lẩn quẩn bên mình, chẳng cần đi kiếm đâu xa, nó là hiện
thân của thành kiến, cố chấp, sự chần chờ, lòng ham muốn, tánh kiêu
ngạo, tật đố, gièm siểm, dua nịnh, ích kỷ, tư tâm, chính chúng trùm
che trí huệ nên cõi lòng ta u tối. Diệt tất cả chúng nó, nếu bầu
Trời không một chút mây che thì ánh sáng mặt Trời sẽ rọi khắp, sự
tối tăm ngu muội bị gió mạnh của Bát Chánh Đạo thổi bay, ánh sáng
trí huệ bật lên chiếu khắp.
Tôi dùng từ “trí huệ bật lên” là
cố giải thích một cách gượng gạo, bởi vô minh đang trùng trùng vây
bủa mà kế lại sáng trưng…
17/10/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét