Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

MẸ HIỀN CON THẢO

Việt Nam ta rất giàu lễ nghĩa về cội nguồn nên cho ra đời những câu tục ngữ, ca dao mặn mà thâm ân:
“Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng” hoặc:
“công cha như núi Thái-Sơn
Nghĩa mẹ như nước trên nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Được ung đúc kỷ lưỡng bởi ca da tục ngữ nước nhà, những tiền nhân có công sanh thành dưỡng dục được con cháu nhớ ơn, chọn ngày kỹ niệm hằng năm để được nhắc nhở tấm gương. Ngoài ngày kỹ niệm về gia tộc người ta biết dựa vào sự tích Lễ Vu Lan Bồn của đạo Phật phát xuất từ tấm gương đại hiếu của Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ là Bà Thanh Đề thoát khỏi sự hành phạt của cõi địa ngục a tỳ siêu sanh lên Tiên cảnh để cứu cha mẹ mình.
Mùa Vu Lan năm 2017 nầy, tôi không nói về chuyện xưa tích cũ mà bàn bạc cùng bà con quê hương mình về tình mẩu tử đời nay, để nói lên ý nghĩa Vu Lan trong đạo Phật đối với cha mẹ còn sống và nhất là lúc bệnh hoạn, rất cần có sự chăm sóc của con cháu.
Xin kính tặng bài viết nầy cho những bà mẹ hiền và những người con hiếu thảo, sống qua tình mẩu tử thiêng liêng. Con thấy mẹ đau nhức, nghe tiếng mẹ rên mà cõi lòng tan nát, mẹ thương con với cảnh nghèo, thiếu tiền thang thuốc, nghiếng răng chịu đau không than van để lòng con yên ổn. Họ vì thương mà chịu quá nhiều ấm ức …
++ () ++
Gần một tháng qua bà Lan bị căn bệnh giày vò, trong người ba thứ thuốc: Tây, Nam, Bắc đưa vô đều đều mà bệnh không chửa khỏi. Biết trong mình gặp bệnh ngặt mà gia cảnh lại nghèo, nén lòng buồn thương cho số phận không may. Sanh một đứa con trai chưa đầy ba tháng thì cha nó vội vàng theo ông theo bà vùi chôn dưới lòng đất lạnh. Con mồ côi cha lúc ba tháng tuổi, mà bà gặp thêm bất hạnh đời làm dâu, không được các anh chồng thương cảm bảo bộc, che chở lại còn bị các ông ấy quấy rầy, họ là những anh đã lập gia đình ra riêng mà bụng dạ tham lam quá đổi đã gây nhiều chuyện sóng gió trong nhà cha mẹ… bà Lan đành phải rời khỏi nhà chồng, mua gánh bán bưng nuôi con, cho học đến hết năm lớp năm, cậu bé bị các bạn trong lớp chộ là đồ không cha, nhiều lần bị chộ cậu nhịn được nhưng có hôm thì cậu không nhịn nổi, cậu đánh và còn lượm gạch chọi tét thịt kẻ thù. Bị thầy cô bắt tội hành hung bạn, buộc chịu kỷ luật và làm tờ cam kết không tái phạm. Cậu không chấp nhận viết cam kết, từ đó bỏ học.
Lớn lên trong cảnh nghèo, học hành không tới đâu nên trong tay không nghề nghiệp, làm mướn: giảy cỏ, cuốc đất, khiêng vác. Cậu rất thương mẹ, luôn luôn là người con có hiếu. Lúc cậu lên 20 tuổi, mẹ định lo việc trăm năm cho cậu, cậu nói là cậu chưa thích chuyện đó…

Trong những ngày mới bệnh, bà biết triệu chứng ngặt nghèo nhưng âm thầm chịu đựng và dặn lòng: đau nhức cở nào cũng không rênh la để đứa con trai duy nhứt của bà không quá đau lòng vì thương mẹ. Mấy ngày qua bệnh trong người bà phát tác mạnh, sức chịu đựng không còn bà rênh ri rí liên tục. Lập _ cậu học trò nói trên_ nghe mẹ rênh nhiều biết trong mình mẹ giờ đau đớn lắm. Thương mẹ cõi lòng anh tan nát, hai lần chỡ mẹ đi bệnh viện huyện, tỉnh, lần nào khám tiêm thuốc thì thấy có kết quả rõ ràng nhưng khi xuất viện về nhà vài hôm thì đau nhức trở lại và dường sức công phá mạnh hơn. Bà con trong xóm thương tình ý kiến nên đưa mẹ đi nhập viện ở thành phố Sài Gòn, họ giải thích rằng: Các Y Bác Sĩ ở đó giỏi hơn, khám tới bệnh và thuốc men cũng đầy đủ.
Ý kiến của bà con là đúng nhưng anh chưa biết tìm đâu được tiền đưa mẹ nhanh ra Sài Gòn. Anh nhớ mình có ông bác nhà giàu muốn đến nhờ ông ấy giúp mà suy đi nghĩ lại thấy không nên, bỏ qua chuyện nhờ nhỏi nầy. Sau một tuần thấy bệnh mẹ lại tái phát, anh biết là chỗ không dễ mượn mà phải đi coi có may ra, bấm gan đến nhà ông bác ruột hỏi mượn tiền chỡ mẹ đi thành phố, bác nói rằng: con của bác đậu đại học ra chưa có chỗ làm, bác dành tiền để đi mua chỗ cho con, không giúp được.
Trong cơn thắc ngặt hết cách giải quyết, anh hận mình quá nóng nảy: phải hồi nhỏ nhịn được mấy thằng bạn nghịch ngợm trong trường, học hành tới nơi tới chốn thì bây giờ có việc làm tốt, lở thiếu thì còn cái danh dự của người có học vị mượn nhờ sẽ dễ hơn cái thằng vừa nghèo vừa dốt như mình. Chỗ tin cậy và là ruột thịt với anh mà mượn tiền không được khiến anh hết hy vọng đi hỏi mượn ai nữa, sực nhớ trong Sám Giảng có câu:
“Rủi ốm đau bởi tại căn tiền,
Hoặc hiện kiếp làm điều bạo ác.
Phải ăn năng phước điền tạo tác,
Lo thuốc thang khẩn vái Phật Trời.
Nguyền sửa lòng ắt Phật giúp đời,
Xuống phước rộng từ bi hỷ xả.”
Lập thắp hương lên ba ngôi thờ, trình nguyện Cửu Huyền Thất Tổ, Đức Phật, Đức Thầy độ cho mẹ sớm hết quả căn, tiêu tan tật bệnh.

Ông Trình _ người cùng xóm, Lập kêu bằng chú, nghe mẹ kể ông chú nầy hồi đó là bạn thân với ba _ đến thăm bệnh mẹ anh, thấy anh cúng không nhằm giờ trong đạo dạy, liền hỏi:
- Cháu cúng nguyện gì giờ nầy?
- Thưa chú, mẹ cháu bệnh lâu và trông chừng đã đến lúc trầm trọng. Cháu tuân theo giáo lý PGHH, cầu nguyện các đấng từ bi giúp mẹ.
- Ừ, cháu làm vậy rất tốt. Nghe tin cháu mấy lần chở mẹ đi bệnh viện, bệnh tình không đở hơn sao?
- Dạ, Mấy lúc gần đây bệnh đệm thêm, đau nhức khó chịu, uống thuốc mà nhức vẫn nhức. Cháu nhớ lời Đức Thầy dạy, suy ra, đối với những bệnh lâu như trường hợp của mẹ cháu ắt không phải chứng thông thường mà thuốc men vô là khỏi: bệnh liên quan đến nghiệp quả thì phải nguyện Phật tháo gở. Nghĩ mẹ cháu có thể như vậy nên cháu thắp hương cầu nguyện nhờ ơn Đức Phật Đức Thầy “dùng huyền diệu của tiên gia độ bệnh” mẹ.
- Chị đây phước đức mới có được người con biết đạo, phụng dưỡng mẹ đúng phép tắc.
- Cám ơn lời khích lệ của chú.
- Cầu nguyện các đấng từ bi gia hộ đối với người có tín ngưỡng tôn giáo là đúng, nhưng phải tận nhân lực đưa bệnh nhân điều trị, hoặc tìm Thầy hay đến chửa trị. Theo chú xét cháu nên đưa mẹ lên Sài Gòn nhập viện, chứ không thể cầu nguyện giao thân cho Phật được. vì cháu và mẹ, theo như chú biết, chưa đủ trình độ để làm việc phi thường ấy.
- Dạ cháu…
- Ý cháu muốn nói đã chỡ mẹ đi bệnh viện hai lần là đủ sao? Cháu đừng tưởng bác sĩ thì đâu cũng vậy, đất nước ta có hai miền Nam Bắc, Sài Gòn là trung tâm y tế cho miền Nam. Bác sĩ giỏi trong toàn miền được điều về trung tâm y tế phục vụ tốt sức khõe cho dân cư thành phố đông đúc nầy. Mẹ cháu đã hai lần đi bệnh viện huyện, tỉnh, lúc trong bệnh viện thì giảm rõ rệt, về nhà vài hôm sau trở chứng y như trước, chứng tỏ bác sĩ ở địa phương thiếu trình độ chuyên môn, khám không tới bệnh, trị kiểu giải chài. Nói rốt lại, bệnh của mẹ cháu, chú tin tưởng nếu ra được nhà thương Sài Gòn thì sẽ khỏi.
- Thưa chú, cháu cũng muốn, nhưng nhà cháu giờ đã hết tiền rồi.
Sau tiếng thở than bất cẩn, Lập hiện sắc buồn, cúi mặt vào lòng. Ông Trình thấy mình hơi tàn nhẫn lở lời khơi dậy niềm đau cho đứa con hiếu thảo nhưng đã hết cách, ông vả lả:
- Thôi cháu đừng buồn, chị và cháu ở hiền thì chắc sẽ gặp lành thôi. Tin chú đi!
Câu “ Ở hiền thì sẽ gặp lành, tin chú đi” Lập nghe rất là ngọt ngào, nhưng anh tin đây chỉ là lời an ủi làm dịu bớt sự căng thẳng của tiếng thở than không tiền, nhưng Ông Trình dám tin mình có thể cho cậu con trai hiếu thảo nầy gặp lành là sự thật, nên nói xong ông quay vội về nhà ngay lúc bà Mai vợ của ông chảy tóc, vì tóc của bà tốt dài, cầm lược vuốt thẳng tay từ trong ót ra phía sau một cách khó khăn, thấy có cơ hội, ông Trình giành cây lược trong tay vợ, chảy giùm, bà Mai cười nói:
- Sao hôm nay ông tốt với tôi như vậy?
- Không phải tôi đã làm cái việc trước đây tôi đã từng làm cho mình sao?
- Nhưng đã 10 năm qua anh không làm chuyện nầy với em nữa.
- Mình đã có nhiều con cái thì lo sự nghiệp, với lại mỗi lúc thêm già còn hưng phấn gì việc âu yếm chảy tóc cho vợ.
- Nếu vậy thời gian đi ngược lại hay hôm nay anh có vấn đề?
- Sự thật tôi muốn bàn với mẹ con Đào.
- Em biết ngay! anh nay chảy tóc cho em là có dụng ý riêng.
- Cũng tốt cho cả chúng ta thôi.
- Anh nói đi!
- Anh Lâm cha của thằng Lập xưa là bạn chí cốt với tôi, tình nghĩa bạn bè đối nhau như chén nước đầy. Tiếc vì anh ấy chết sớm để lại đứa con mới ba tháng tuổi là thằng Lập bây giờ đó, lớn lên trong sự nghèo nàn, nay Chị Lan lại bị bệnh không có tiền đi nằm viện, mong mình hãy cho anh có cơ hội giúp đỡ gia đình bạn bè, được không mình?
Bà Mai rất coi trọng danh dự của chồng và ông Trình lúc nào cũng đàng hoàn với vợ con, với xóm chòm cô bác, đáng được vợ con coi trọng. Nghe câu“cho anh có cơ hội giúp đỡ gia đình bạn bè” ngọt ngào quá! nhất là tiếng xưng “Anh” đã mất hơn mười năm qua nay mới nghe lại. Bà rất cảm động những lời van xin của chồng muốn làm việc nghĩa với bạn bè, lòng thì chịu nhưng chưa có hướng giải quyết, bà nói:
- Như ông cũng biết chúng ta thỏa thuận rằm lớn tới đây cúng chùa hai mươi triệu đồng, không thể chi thêm khoản tiền khác.
- Đồng ý không thể chi thêm, có thể mình chuyển số tiền cúng chùa qua trị bệnh cho chị Lan?
- Mình hứa cúng chùa, làm vậy có được không?
- Tôi xét là được. Nói đến sự sống của chùa chiền bây giờ về ăn xài là không thiếu, chỉ thiếu cái xây cất phô trương ra thêm thôi. Còn đi cúng chùa tức là cúng Phật, Phật thương chúng sanh, vì chúng sanh mà lâm phàm cứu độ. Ngài không muốn có bất kỳ một chúng sanh nào khổ nên lúc nào cũng hóa hiện cứu khổ ban vui. Sự cứu khổ ban vui cho chúng sanh là trách nhiệm của các vị Phật, nếu có một chúng sanh nào tiếp làm công việc của Phật làm, nghĩa là, cứu khổ ban vui thì Phật cũng sẽ khen thôi.
- Chị Lan thuở nhỏ cũng là bạn chơi thân với em, chị ấy hiền đến khờ khạu ra, cũng chính vì chị quá hiền làm em tức giận bỏ liều chị ấy. Hiền thì đáng khen nhưng cũng phải giữ lại quyền lợi chính đáng.
- Mẹ con Đào nói gì tôi không hiểu?
- Chị ấy có chồng, còn ở ăn chung gia đình, cha mẹ chồng chia cho hai mươi công ruộng. Làm dâu khoảng hai năm trong nhà, sanh con còn nhỏ thì chồng đã chết sớm. Dựa vào đất cho chưa cắt lập sổ chứng khoán ruộng đất, phía bên chồng có mấy ông anh tham lam bàn bạc lấy đất lại. Từ đó chị bị đối sử như người ăn kẻ ở, rầy mắng liên miên, sau chịu không nổi chị mới ôm con ra đi.
- Thôi, chuyện nầy bỏ qua cho đỡ phiền phức, không khéo có rò rỉ lọt đến tai mấy ông bác xấu bụng của cháu Lập thì sanh chuyện lôi thôi không đáng. Anh hỏi mẹ con Đào nè! có đồng ý giúp chị Lan trị bệnh như giải pháp anh vừa nêu không ?
Bà Mai cười nói:
- Người em giúp là anh.
- Cho chị Lan, cháu Lập, chứ sao là tôi được !
- Chẳng phải lúc nảy anh xin em cho anh có cơ hội là gì!
- Ừ … thì…
- Anh mới chảy tóc cho em, em dám không nghe sao ?
- Vậy chiều nay tôi đến báo tin mừng cho thằng Lập và kêu nó sửa soạn, mai vợ chồng mình đem tiền qua an ủi khuyến khích chị Lan nha!
- Em tuân lệnh ông xã.
05/9/2017



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét