Thuyết Trình Đề Tài:
TRÁCH NHIỆM
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca mâu
Ni Phật
Kính Chào Chư Quý Đồng Đạo!
Kính thưa chú thím Út chủ sự lễ cúng
giỗ phụ thân, kính thưa chư đồng đạo hiện diện thân mến. Hôm nay mười bảy tháng
chín, nhớ ngày kỹ niệm người thân qua đời. Theo phong tục tập quán “ Ăn trái
nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng”. Cha mẹ là người ơn ích hơn
tất cả trong đời sống, như Đức Thầy dạy:
“ Mẹ cha là kẻ trọng ân
Dưỡng nuôi báo hiếu lúc thân yếu già.
Dường linh đơm quảy mới là,
Có chi cúng nấy vậy mà dân ôi.
Ta là bổn phận làm tôi,
Phải đền phải đáp cho rồi mới hay.
Mục Liên cứu mẹ bằng nay,
Nhờ người hiếu hạnh tâm rày
từ bi”
chú thím út sắm lễ cúng chay dâng lên hương linh người quá cố,
đồng thời long trọng tổ chức lễ cầu siêu cho song thân vẵng sanh miền Cực Lạc.
Có mời cô bác họ hàng, tình làng qua tình đồng đạo đến tham dự, chứng kiến HIẾU
SỰ và thể hiện tinh thần “ con một cha” trong cộng đồng PGHH, chen vai chung
sức vì PGHH mà làm tốt các công tác ích lợi cho nhân sanh. Lác nữa đây sẽ đến
chương mục dâng chay phẩm cúng dường người quá cố, giờ xét thấy chúng ta còn
được thời gian nhàn rổi mà những người “ CON MỘT CHA”từ mọi nơi đến tham dự khá
đông đủ, chủ lễ gia liền cho tổ chức thuyết trình giáo lý PGHH và yêu cầu tôi
chọn thuyết qua một đề tài phù hạp lòng hâm mộ của người tham dự lễ cúng. Tôi
đáp lời yêu cầu của chủ lễ gia đảm nhận phần thuyết trình còn về phù hạp lòng hâm mộ của chư đồng đạo hay không thì tôi
không chắc. Nhưng tôi mong là vậy.
Kính thưa chư quý đồng đạo!
Hôm nay tôi xin gặp gở với quý vị qua
đề tài “Trách Nhiệm”
Thế nào là trách nhiệm?
Trách nhiệm là sự nhận lãnh một công
việc nào đó của người trên giao, tổ chức phân công hay bè bạn nhờ cậy mà
nhận là phải chịu trách nhiệm với tổ chức, bè bạn đó. Hoặc trách
nhiệm với bản thân mình, tự hứa làm công việc vì đó hay hứa với ai cũng là
trách nhiệm phải làm tròn lời hứa. Nhiều người làm việc, cũng một công việc mà
người có trách nhiệm với không có trách nhiệm kết quả khác nhau. Cha mẹ có
chuyện đi vắng, muốn các việc ở nhà trôi chảy, ông bà kêu các con lại qui trách
nhiệm mỗi đứa làm gì làm gì.
Chúng ta chẳng phải đã lãnh trách
nhiệm với Đức Thầy qua cái việc tu thân hành đạo, truyền bá kinh lành đó sao!
Như những người con ông kia hoàn thành công việc khi cha đi vắng. Chúng ta cũng
được Đức Thầy căn dặn trước lúc đi xa:
“Từ nay cách biệt xa ngàn,
Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy”
“Ít lâu ta cũng trở về
Khuyên cùng bổn đạo chớ hề
lợt phai”
vắng Đức Thầy lâu, lòng luôn mong nhớ.
Đức Thầy chưa trở lại và chừng nào mới trở lại chúng ta muốn biết trước và rất
nôn nao trong việc mong chờ. Mong chờ để đừng phai lợt niềm tin là tốt nhưng
việc đó đối với chúng ta không quan trọng lắm đâu, quan trọng là những gì Ngài
dặn bảo trước lúc ra đi cho đến nay chúng ta có làm xong chưa?
“ - Làm hết các việc từ thiện.
- Tránh tất cả
điều độc ác,
- Quyết rửa tấm lòng cho trong sạch”
Chúng ta làm theo lời Thầy Tổ dặn đến đâu rồi? về việc “ Trau Thân
Hành Đạo”đạt đến mức khả quan chưa? Có ổn định tinh thần đạo đức chưa? Có hạnh
cách của nhà tu chưa? Nếu tinh thần đạo đức chưa ổn định lúc ham tu lúc ham
đời, Niệm Phật ít mà niệm ma
quá nhiều. Hãy tăng cường sức niệm Phật lên thì niệm ma sẽ hạ xuống. Tránh sao
cho đừng niệm ma chứ! Đệ tử Phật mà suy nghĩ theo ma nhiều có ngày ông đệ tử bỏ
Phật mất. Hạnh cách cũng chưa sáng sủa khó mà tạo sự hâm mộ đến người đời tiếp
nối sự nghiệp, nhà Phật Giáo ít có thành viên mới đến cùng sinh hoạt giáo lý,
người cũ mỏi mòn, lâu ngày nguội lạnh, tương lai mờ mịt…
Sanh ra trong lúc không có Phật tại
thế nhưng tôi tin là các Phật tử không thiếu hiểu biết về Ngài. Phật có Thánh
Hạnh phi thường ra sao ta không thấy bằng chính mắt mình, nhưng học qua kinh kệ
của Ngài để lại, ta biết Ngài là đấng tam toàn: Toàn Thiện, Toàn Giác, Toàn
Năng như Ngài đã tuyên bố khi lâm phàm “ Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc
Tôn”( trên trời dưới trời chỉ mình ta cao quí). Không thấy Phật nhưng trong hân
hoan ta rất tin tưởng có Ngài trước khi ta được sanh ra. Những gì ta tin tưởng
ở Đức Phật, ta thấy cần nên biểu hiện thắp sáng sự tin tưởng Phật ở người khác
bằng thông qua ta. Phật không còn trụ thế thì các đệ tử Phật phải thay sức gồng
gánh sự nghiệp của Ngài. Trong việc gồng gánh sự nghiệp Phật ta phải nên trút
bỏ sự nghiệp trần gian, không còn là người thừa kế đất đai, tiền bạc, quyền
tước như lúc xưa Sĩ Đạt Ta đã từ bỏ thân phận của một thái tử tiếp nối ngôi
vua. Điểm đầu tiên mà cũng là cuối cùng cho việc gồng gánh sự nghiệp Phật, hạnh
cách của các đệ tử là quan trọng nhất. không
gặp Phật nhưng gặp Tăng, người ta sẽ tìm thấy một phần nào hình bống Phật qua
hình bống của các vị chơn
tăng đệ tử, tiêu biểu cho Đức Phật và tạo niềm tin cho đạo Phật thắng thế là
đạo cứu khổ ban vui. Nếu ta giới thiệu Đức Phật cao siêu tuyệt vời mà hạnh
cách của các môn nhân đệ tử dưới mức trung bình, sự hung ác, mê nhiễm như người
đời sẽ làm ảnh hưởng xấu đến đạo Phật, dân chúng nghĩ sao về đạo Phật khi gặp
một Tăng Sư, Phật Tử, người đại diện cho Phật, tiêu biểu sự cao siêu sáng tỏ mà
ăn ở chẳng ra gì.
Đức Tôn Sư dạy kêu gọi tất cả những
nhà tu Phật Giáo:
“ Cả tiếng kêu cùng các chư Tăng,
Với tín nữ thiện nam Phật Giáo.
Nên cố gắng trau thân gìn đạo,
Hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành.
Làm cho đời hiểu rõ thinh danh,
Công đức Phật từ bi vô
lượng.
Theo Tôn ý của Đức Thầy, người
học đạo phải biết nặng nợ với đạo vì đạo dạy cho ta đi con đường chính đáng, an
lạc. Ta đã đạt sự an lạc chính đáng với một chừng mực đủ để vững niềm tin là sự
thật mà thế gian ai cũng muốn. Tại vì họ chưa giác ngộ giống như ta lúc xưa,
đâu biết cái thứ hạnh phúc tuyệt vời Đức Phật đem đến cho nhơn sanh. Đã nợ với
đạo thì phải lo đền đáp. Ta biết thân sanh tử là không thật, sớm hay muộn cũng
trả về tứ đại, hãy đem thân làm con thuyền chở đạo đến với mọi nhà, mọi người.
Trước muốn làm lợi ích cho đạo là phải “ Trau thân gìn đạo” cái đã, việc trau
thân của chúng ta đạt đến mức khả quan, phản diện đức độ bác ái vị tha, trong
sạch thì bước kế tiếp là “ Truyền Bá Kinh Lành”. Chỉ tiêu của đạo Phật đề ra là
“Tự Giác, Giác Tha”, việc ta làm điều ta suy nghĩ, nói năng là đi trong trách
nhiệm chớ không phải vô tư, tình cờ, may mắn. Những lời chúc nhau may mắn chỉ là xả giao cho vui
chuyện, hy vọng lời chúc tốt đẹp sẽ có kết quả tốt đẹp là không chắc. Ta không
chấp nhận sự may mắn đến khi ta không có trách nhiệm, nếu ta chấp nhận sự may
mắn đến là thừa nhận với Phật ta không có công cán gì với Ngài sao? Hoặc giả làm mới có chút công chẳng thắm thía gì với những điều ta
biết, những Ân ta thọ; nhờ may mắn nên ta thành đạt. Tên học trò lười biếng,
u mê, sức hiểu biết chỉ một phần trăm, trăm bài thuộc một bài, đến chừng thi
nhà trường chọn đúng ngay đề thi cậu thuộc, cũng lên lớp như ai, đó mới chính
là may mắn. Trừ cậu ra các thí sinh thông thạo một trăm phần trăm, nhà trường
đưa đề nào trong số trăm đề chúng cũng đáp án tốt. Tên học trò kém thông minh
kia, cậu ta được công bố đỗ đạt như bao học trò đạt tỷ lệ trăm phần trăm. Chừng
hết ở trường học đến trường đời, trình độ một phần trăm chỉ ăn may một lần thôi
sẽ làm cho tiền đồ đen tối. Mang tiếng vào đại học, đậu bằng đại học mà làm
việc chẳng ra trò tróng gì.
Có ai dám bảo, Đức Phật nhờ may mắn mà
đắc đạo không? Ngài đã rời bỏ cung vàng điện ngọc, chăn êm nệm ấm đi đổi lấy
cuộc đời nghèo khổ bơ vơ nơi tuyết sơn băng giá, nằm quạnh hiu trên đất trên cỏ
mà là may mắn sao? Đem thân vóc ngọc ngà của một đông cung thái tử hành đạo đến
chết lên chết xuống trên đĩnh Hy Mã Lạp Sơn, thắng phục ma vương là may mắn
sao? Ngài làm cho Ngài, chiến đấu với ma quân phiền não giành lấy Niết Bàn
thoát vòng sanh tử là may mắn sao? Không có sự may mắn nào đem tới cho Ngài
chứng đắc đạo quả. Chúng ta quy Phật tu hành, kính lạy Phật là điều không nên
thiếu, nhưng cúng lạy không hoàn toàn là sự xin xỏ những điều thuộc về ta mà
đáng lý ra ta phải tự làm để có. Không phải suốt ngày vái vang cầu sự may mắn
của Phật ban cho. Chúng ta phải làm hết trách nhiệm của mình với Thầy Tổ, của
mình với sự sanh tử của bản thân mình. Không thể làm có chút công ngồi chờ sự
may mắn đến. “ Vọng Niệm chúng sanh” trong ta thì ta tự giải quyết, giải quyết
bằng cách nào thì ta cũng đã học thuộc quá nhiều bài bản của Đức Phật dạy cho.
Ngặt vì ta có thói quen cố hữu “sợ khó” nên làm có chút việc ăn thua với “ Vọng
niệm thế tình” thì ngẩn ngơ ngơi nghỉ, chờ xin xỏ Phật ban ân.
Con người mỗi lúc lên tuổi đời, năm
đạo cũng lớn dần theo. Sự hiểu biết về Phật pháp vươn lên với tầm cao sâu.
Chính vì sự hiểu biết rộng mở, ta thấy mình có trách nhiệm và lớn lên trong
trách nhiệm gánh vác đạo và đời. Mình người lớn rồi, không còn cái tuổi bị quở
là “ăn chưa no lo chưa tới” nữa được, không thể vô tích sự với đạo đời đang cần
có người phục vụ, và nếu như mình không phục vụ, dẩu có vô tư đến nổi khổ đau nhân
thế, không tiếp họ được gì thì ta cũng đừng làm cái gánh nặng cho người khác,
cho cái xã hội đang cần an lạc và hạnh phúc. Ta không tu thân hành thiện hòa
nhập sự sống vào muôn triệu sự sống ta cũng đừng làm ác và chở nặng ác cảm đến
cho ai. Vào đạo, lấy tiếng là người có tôn giáo mà không tu đương nhiên sẽ là
cái gánh nặng, gây cản trở sự phát triển của Tôn Giáo, không xứng đáng một tín
đồ.
Một đứa bé ăn ít, mặc cũng ít, tốn
tiền các thứ cho một đứa trẻ chẳng nhiều nhỏi gì, yếu tố tâm lý hơn yếu tố vật
chất. Tích tụ duyên sinh thế nào đó trong cách trông nom chu đáu dành cho
bé có nhiều tiếng cười hơn là khóc mà tiền bạc có thể không tính toán. Tiền bạc
đổ ra như máu chảy nhưng vấn đề là ở đứa bé có mạnh khõe, thông minh và ngoan ngoản không. Đáp lại thì bé chỉ làm
chút nủng nịu, múa men cười cợt cho cả nhà vui là được. Bé lớn dần với bộ dạng
của thanh niên thanh nữ. khi bước qua tuổi đời thanh niên thanh nữ, yếu tố tâm
lý có thể được giàn trải cả một thiên hà mơ mộng, sự sinh hoạt vật chất qua
thân chỉ là chắc chiu trong thiên hà mơ mộng, trải suốt kiếp không thành. Hiện
thực khi lớn xác, tốn tiền cho ăn mặc, xài phí nhiều hơn, người thanh niên
thanh nữ phải làm lụng bằng tay chân lẩn trí óc chứ không phải ngoan ngoản vui
cười như thuở bé đâu. Tuổi bé thơ không có trách nhiệm gì, ngay cả thân mình
tiêu tiểu còn làm phiền cha mẹ nhưng bây giờ dầu không ai dạy cũng phải nhìn
đời mà tự học lấy trách nhiệm, không ai kêu cho hay dạy những bí ẩn mà phải tự
tìm và thành đạt. Đầu tiên là trách nhiệm với bản thân, kế đó là cha mẹ, gia
đình, xã hội quốc gia. Cậu cô không thể hành động như đứa bé thuở nào, hễ đói
là đòi ăn, không cho ăn bé khóc đố ai bụm miệng, chừng tiêu tiểu cứ tiêu tiểu
thí ra ai làm gì đó thì làm. Cậu cô biết mắc cở khi làm điều xấu, biết hãnh diện
khi làm điều tốt, biết cạnh tranh uy tín, nhà cửa, giàu nghèo là dòng chảy tự
nhiên trong mỗi người( trừ những người bệnh thần kinh). Lớn mà không biết tự lo
cho bản thân, cha mẹ, gia đình xã hội, còn hành động như con nít là không đi
theo dòng chảy tự nhiên đó, là người có vấn đề không bình thường. Người mà
trách nhiệm với bản thân còn chưa có thì trách nhiệm với ai, kể cả cha mẹ già
rồi cứ bị thằng con sức lực ăn bám, xin tiền. Cuộc sống chết ai nấy chịu ngợp
lắm!
Mới tu, chẳng khác nào như một đứa bé,
sống nhờ tri thức của người đi trước, chưa biết trách nhiệm vì với đạo và Thầy
Tổ. Năm tháng tu dần lên tự nhiên gở bỏ những định kiến ăn gởi nằm nhờ trong
cửa đạo, bắt đầu có trách nhiệm với bản thân, phải “ tự đốt đuốc lên mà đi”chớ
không mong chờ ai đem cho cây đuốc. Trách
nhiệm với Tôn Giáo bằng đi từ trách nhiệm bản thân, người có lý lịch tốt sẽ làm
tốt việc, việc làm tốt mà có người làm tốt công việc nữa, thành công là chắc
chắn, hay lắm phải không?
Tôn giáo có những sáng tạo, mở rộng
nhân tâm phát triển tín đồ đều là do bàn tay đóng góp của chư tăng ni Phật Tử
đã làm tốt trách nhiệm từ bản thân mình.
Kính thưa chư đồng đao!
Đứng trước thời điểm đạo mất tự do về
quyền tự do tôn giáo, người tín đồ phải tay nắm tay tiếp sức bảo vệ đạo. Đức
Huỳnh Giáo Chủ dường đã kêu gọi sự dũng cảm của tín đồ khi phải đối mặt trước
cảnh “ Nước mất thì nhà tan, cơ sở của đạo cũng bị lấp vùi”. Từ sau ngày 30
tháng 4 năm 1975 Việt nam Độc Lập thống nhất đất nước. Lãnh thổ không còn bị
chia cắt của hai chủ nghĩa Việt Cộng, Quốc Gia, một nhà nước mới có cái tên dài
lê thê “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”ra đời, chiến trường im tiếng súng
không còn sự chết chóc giữa hai thế lực thù địch. Phận làm cha, mẹ, vợ của lính
reo mừng khôn tả, nhân dân không còn bị cuộc đọ sức bằng vũ khí tối tân giải
quyết một mất một còn, họ không phải bỏ bửa ăn mà chạy chui xuống lổ trảng xê
lánh đạn. Được vậy ai mà không mừng, nhưng cũng từ đó Ông nhà nước mới nhậm
chức với chủ trương không cần sự có mặt của các tôn giáo trong kiến thiết quốc
gia và xây dựng cộng đồng xã hội. Giáo Hội PGHH bị buộc phải giải thể, tịch thu
các cơ sở, tài sản và cấm hoạt động tôn giáo qua bất cứ hình thức nào. Tất cả
sách, những văn phẩm của các tín đồ nghiên cứu, cả đến quyển Sấm Giảng Thi Văn
Giáo lý của Đức Thầy do chính tay Ngài viết nhà nước kết luận là “ văn hóa đồi
trụy” phải mau mau đem giao cho nhà nước. Trước những cảnh tượng đau lòng nầy
đã nhắc nhở người tín đồ biết rằng nước không mất bởi quân dị chủng nào nhưng
cơ sở giáo sản của đạo còn bị lấp vùi, hãy cảnh báo cho nhau trước nguy cơ
mất đạo.
Thật là chuyện kinh thiên động địa! Tưởng đã xóa sạch PGHH không
còn chút dấu tích nào nhưng kết quả không như họ tưởng.
Phần đông, người tín đồ đã nhận trách nhiệm HÀNH ĐẠO, TRUYỀN ĐẠO,
BẢO VỆ ĐẠO với Đức Thầy từ quyển Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Ngài để cho tín
đồ tu học, nên chỉ một ít phần tử yếu chí mềm lòng, những vì thuộc về PGHH của
nhà mình họ đều đem giao cho nhà nước, có hao hớt nhưng không nhiều. Còn lại số
đông, lá cờ đạo, quyển Sấm Giảng Thi Văn, văn phẩm nghiên cứu về PGHH được các
tín đồ nặng lòng với Thầy Tổ đã đem đi đào hầm chôn giấu, hoặc ngụy trang trong
những đống đồ không cần thiết để hoa mắt quan chức nhà nước, bảo quản không hư
hoại. Âm thầm với trách nhiệm hành đạo, truyền đạo, bảo vệ đạo đã phát quang
cho nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thấy không thể nào diệt được đạo PGHH.
Năm 1999 họ ký cho PGHH giấy phép tái phục hoạt và cho in ấn Sấm Giảng giáo lý
PGHH.
Bây giờ nhớ lại rùng mình. Nếu toàn
thể tín đồ lúc xưa đều ngoan ngoản đem quyển Sấm Thi của Đức Thầy giao cho nhà
nước để họ tiêu diệt văn phẩm với suy nghĩ của họ là văn hóa đồi trụy, nay cho
in ấn còn đâu nữa mà noi theo để in ấn? Chúng ta hãy kính trọng những ai đã bảo
vệ quyển Sấm Thi của Đức Thầy không lọt vào tay nhà nước để họ thiêu hủy “ Pháp
Bảo” và vinh danh đồng đạo nào đã giấu quyển Sấm Thi và được đem ra in
trước nhất ngay sau khi nhà nước cho in ấn.
Có lại chút sự nghiệp của PGHH, trách
nhiệm của chúng ta còn dài. Nhà nước cho PGHH tái phục hoạt với hình thức chưa
phù hợp tính dân chủ. Chúng ta còn phải đặt trách nhiệm mình trước các Ban Trị
Sự không được các tín đồ công khai bầu chọn, quyển Sấm Giảng Thi văn của Đức
Thầy còn bị cắt khúc, ba ngày lễ đạo PGHH chưa trọn, các cơ sở của tôn giáo còn
bị lấp vùi thì chúng ta còn trách nhiệm bảo vệ. Tuy nhiên, sự bảo vệ đạo hãy đi
theo con đường hòa bình không vùng vũ lực mà bằng sự thương thuyết và vận động
đồng đạo, đồng bào các giới yểm trợ mặt ngoại giao…
Tóm kết:
Trong hàng tín đồ PGHH nói chung, nếu ai cũng có trách
nhiệm với tôn giáo và Thầy Tổ bằng qua ba tiêu điểm Hành Đạo,
Truyền Đạo, Bảo Vệ Đạo thì đạo nhà sẽ rực sáng hơn thế nầy, để sự “ ước mơ thế giới lân
Hòa Hảo” của Đức Thầy sớm có kết quả tốt. Hành đạo phải đi cùng với sự phát
quang về hạnh cách mới được sự hâm mộ quần chúng, đồng bào; truyền đạo
không vì danh, bảo vệ đạo không vì lợi hưởng, sự trong sạch của người có
trách nhiệm là yếu tố quan trọng, là chỗ dựa, là niềm tin để ai đứng bên kia
đường nhận xét, có mỹ cảm về tín ngưỡng, họ sẽ bước bước nối chân cùng chúng ta
khai thông những bế tắt, làm sáng tỏ vị thế của Đức Thầy và PGHH từ cố quốc đến
thế giới năm châu.
Trước khi rời khỏi diễn đàng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi
đối với chủ lễ gia và chư đồng đạo đã nhường cho tôi có được một thời gian diễn
đàn xứng đáng. Kính chúc thân tâm an lạc.
Lê Minh Triết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét