TÌNH
THƯƠNG
Trong giao tiếp, tình thương và sự quan
tâm đến nhau, nó là chất liệu, hương vị cho đời sống. Lòng mình ít nẩy nở tình
thương với ai thì đổi lại cũng rất ít có ai thương mình.Trong cuộc sống mà
thiếu tình thương giữa mình và họ, họ và mình; mình không quan tâm đến nỗi đau
mất còn của người khác và người khác đối với mình cũng thế thì cuộc đời khô
khan buồn tẻ. Sống chỉ biết có “Ta” thôi, cho dù nhiều người sống chung nhà
hoặc cùng một xóm mà cách nhau như mỗi người cúc côi trên một hoang đảo chẳng ý
vị chút nào. Khi cô đơn lạnh lẽo thì tình thương là sự ấm áp, lúc buồn phiền
tình thương là một bài thơ, một bức tranh phiếu giễu duyên dáng để cho người ta
quên cái nhớ, nhớ cái quên. Khi đói đau tình thường là sự chia sẻ hạnh phúc,
khi làm tội tình thương là sự bao dung tha thứ. Chất liệu tình thương có trong
người nào thì người ấy đi đâu cũng tợ như đi trên thiên đàng, làm việc vì cho
ai như mang lợi lộc đến.
Đề Bà Đạt Đa với lòng ác độc, ông cho
Doi dữ uống rượu để chờ Phật đi hóa duyên đến thì thả doi ra hại. Mưu tính nầy
không thành công, vì doi dữ không dám làm động đến Phật. Ấy vậy mà Chưa khuất
phục, Đề Bà Đạt Đa vận động một số lực sĩ lên núi cao chờ khi Đức Phật đi ngang
qua lăn đá rơi xuống hại Ngài. Cách hành sử nầy dầu với ai cũng là tội ác chớ
không riêng vì Đức Phật. Người tội lỗi như vậy, với kẻ hại mình Đức Phật cũng
mở lượng từ bi tha thứ. Biết kẻ ác mạng chung liền bị đọa xuống A Tỳ Địa Ngục,
Đức Phật sai Ông Mục Kiền Liên đi cứu. Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ bị Bửu Vinh ám
hại phải ra đi…Bửu Vinh tưởng đã thành công, cuộc chơi kết thúc. Nhưng bằng
cách nào đó Đức Thầy vẫn còn sống sau biến cố Đốc Vàng, Ngài viết thư lệnh:
“ Tôi vừa hiệp hội với Bửu Vinh, bỗng
có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên nhân còn điều
tra; trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai chạy về
báo rằng tôi bị bắt hay mưu sát thì các ông đừng tin và đừng náo động. Cấm chỉ
đồn đải, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân y tại chỗ. Sáng ngày tôi
sẽ cùng Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi về sau. Phải triệt để tuân lịnh”.
Trong chuyến đi để Đức Thầy “Từ nay
cách biệt xa ngàn, ai người tâm đạo dừng toan phụ Thầy” theo Ông Phùng Văn Khả
kể: cùng đi trên ghe với Đức Thầy có cả thảy là 9 người: Đức Thầy và 4 vệ sĩ,
Ông thư ký Giữ cùng 3 người chèo ghe đưa từ miền đông về Ba Răng Đốc Vàng (Đồng
Tháp).([1]) Trong trận đó 4 người vệ sĩ chết hết 3, chỉ
còn ông mười Tỷ sống sót. Thơ ký Giữ và 3 người chèo ghe không có trách nhiệm
trong phiên hợp, ở dưới ghe, nghe tiếng súng nổ dữ dội biết chuyện không lành,
trầm mình xuống kênh luồn qua sông chạy đi… coi như ông mười Tỷ từ cõi chết trở
về thuật lại sự diễn biến của chiến trận hôm đó do Bửu Vinh sắp đặt. Ông ta chỉ
cần ra lệnh bằng một quả đấm xuống bàn ngay khi đang ngồi họp thì súng nổ liên
thanh, Đức Thầy mất tích.
Bửu Vinh hại Thầy như vậy nhưng Đức
Thầy vẫn lựa lời mà cứu ông ta: “ Tôi vừa hiệp hội với Bửu Vinh, bỗng có sự
biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh suýt chết”. Nói như thế, Ông Bửu Vinh, kẻ phạm
tội tài đình lại đồng là nạn nhân với Đức Thầy bị kẻ khác ám hại thiếu chút nữa
đã chết. Kẻ giết người, sau câu nói của người bị giết không chết đã xác nhận
tên sát nhân là nạn nhân. Ông Bửu Vinh hết sức là nhẹ nhỏm sau câu nói như lệnh
phán quyết của Đức Thầy. Hắn ta đắt ý cười hợm hĩnh với lịch sử đã chứng minh
mình vô tội. Sự thật thì lịch sử không thể tha thứ để chứng minh Bửu Vinh vô
tội dù Đức Thầy đã cố gở tội giùm Ông ta và ép tội cho nhân vật thứ 3 xa lạ
nào. “Sáng ngày tôi sẽ cùng Bửu Vinh điều tra kỷ lưỡng rồi về sau”. Như vậy,
cho đến tàn cuộc chiến có sự chết chóc dã man, Ngài chẳng chút mệnh hệ nào qua
bàn tay sát thủ của Bửu Vinh, còn hẹn với Ông Trần Văn Soái, Ông Nguyễn Giác
Ngộ rằng: “Sáng ngày tôi sẽ cùng Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau”chứng
tỏ Bửu Vinh không có tội qua vụ trọng án “ Biến Cố Đốc Vàng” và Đức Thầy viết
xong bài kêu gọi tín đồ “án binh bất động” không có chung cuộc cùng với Bửu
Vinh “rồi sẽ về sau”.
Tình thương là một bài thơ, cho người
lạnh đến tận xương sống có lại sự ấm áp, là thiên đàng ngay trong cuộc sống
giữa cõi trần gian u ám nầy. Đức Thầy đã mang thiên đàng đến cho Bửu Vinh, cho
tín Đồ Phật Giáo Hòa Hảo, cho toàn nhân loại chúng sanh để ai có thù hận thì
hóa giải, mở cửa tình thương mà ban phát cho những tội nhân những kẻ bất hạnh,
thiếu may mắn. Chúng ta nói với nhau nghe về ý nghĩa của tình thương, sẵn sàng
bỏ qua tội ác, lỗi lầm, ta không nhìn kẻ ác với cử chỉ khinh miệt để trong
tương lai gần họ sẽ cảm nhận tình thương của ta dành cho họ là thứ ân đức họ sẽ
có cơ hội hoàn thiện, đồng thời người khác cũng sẽ cảm nhận được điều đó là
tốt, tiếp nhau cho tình thương chảy tràn trong cộng đồng xã hội.
Lúc là thơ thì hết sức là mộng mơ
duyên dáng, đãi ngộ những ai có nội lực về sự yêu thương bằng ca ngợi tính hiệu
quả. Nhưng thơ cũng có lúc là Kinh Kệ để Phật trao lời giác ngộ cho những chúng
sanh còn quá ích kỷ, nhỏ mọn, gay gắt. Ta hãy nghe đây một bài thơ vừa là thơ
hết sức thân thương trong chữ tình mà vừa là kinh kệ của một thanh niên cho ai
đó sáng tâm với mối tình rộng lớn: yêu khắp nhân loại đại đồng:
“ Ta có tình yêu rất đượm nồng,
Yêu Đời Yêu Lẫn cả non sông.
Tình yêu chan chứa trên hoàn vũ,
Không thể yêu riêng khách má hồng.
Nếu khách má hồng muốn được yêu,
Thì trong tâm trí hãy xoay chiều.
Hướng về phụng sự cho nhân loại,
Sẽ gặp tình ta trong khối yêu.
Ta Đã đa mang một khối tình,
Dường như thệ hãi với sơn
minh.
Tình yêu mà chẳng riêng ai
cả,
Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sanh”.
Thế gian, Chồng thương vợ, vợ thương
chồng, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ là “ ân nợ” với nhau. Sức sống của
tình thương là sự chung đủ để bảo vệ hạnh phúc không ngoài hôn nhân và dòng họ.
Là thứ tình thương được bao kín trong không gian nhỏ hẹp, dầu vậy cũng sẽ tác
động tâm lý những hôn nhân và dòng họ sống chẳng yên ổn chút nào. Nếu không qua
khỏi ngưỡng cửa hôn nhân và dòng họ để có một tình thương rộng lớn “ tình yêu
mà chẳng riêng ai cả, yêu khắp muôn loài lẩn chúng sanh” ta đừng vì quá bảo vệ
tình thương trong hôn nhân và dòng họ của ta để phải tội với người khác.
Sau biến cố Đốc Vàng 25 tháng 2 nhuần
Đinh Hợi 1947, Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo đi “ Dạo Ta Bà” để “ dạy khuyên
những kẻ ngổ ngang, biết câu Lục Tự gìn đàngTứ Ân”[2].
Tín đồ xót dạ trông Thầy Về, mỗi lần đến ngày kỹ niệm Đức Thầy vắng mặt các tín
đồ vọng bàn làm lễ cầu Đức Thầy sớm mau trở lại.
Nhớ lại sự vắng mặt của Đức Thầy không
xảy ra suôn sẻ, không có chút biểu cảm êm đẹp, diễn trạng bị người ta ám hại.
Các tín hữu PGHH biết Đức Thầy không chết, Ngài đến cõi Ta Bà vì sứ mạng cứu
thế độ nhơn chớ không phải đi theo dòng nghiệp quả luân hồi sanh tử. Ngài lãnh
trách nhiệm từ 2 vị Phật Tổ ở 2 ngôi Giáo Chủ, một ở cõi Tây Phương Cực Lạc,
một ở cõi Ta Bà. Lúc đi giảng hóa độ đời, Ngài tiên tri trước khi xảy ra biến
cố Đốc Vàng là sau nầy Thầy sẽ vắng mặt, trong suốt thời gian vắng mặt không
một ai biết Thầy ở đâu mà tìm. Từ đó, để căn nhắc tín đồ tu theo đạo của Ngài
thì phải có dạ thỉ chung
“ Từ nay cách biệt xa ngàn
Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy.
Giữa chừng đờn nỡ đứt dây,
Chưa vui buổi hiệp bỗng Thầy lại xa”.
Rán chặc dạ tu hành qua thời gian thử thách:
“ Chờ con đầy đủ nghĩa nhân”
Thì Ngài sẽ:
“ Ra tay tế độ dắt lần về ngôi”.
Ngài cũng nói trước cho các tín đồ tin
tưởng, khi Ngài trở lại thì đạo PGHH sẽ đến thời kỳ rực rỡ:
“ Chừng nào Thầy lại gia trung
Thì trong bổn đạo bống tùng phủ
che”
Hoặc:
“ Chừng ta trở lại thì đèn hết lu”
Chớ bây giờ thì:
“ Trăng còn khi tỏ khi lu
Cho nên phận lão
diễn du đổi dời”
Đọc những câu trên ta biết Đức Thầy
dầu bị ám hại đến đâu cũng không chết, chỉ lao đao thôi. Nhưng Thầy gì ai mà
phải lao đao? Chúng ta thương tưởng Thầy quá phải không? Thương Thầy chúng ta
phải làm gì đi chứ! Phải cụ thể một chút để chứng minh sự thương là thật. Có
người nói: Tôi thương cha tôi quá! Nói nghe thật bùi tai nhưng cậu con hết sức
là lạnh lùng, tàn nhẫn thấy cha già lụm cụm è ạch khiêng vác, cậu ta đứng chống
nạnh quay nồi đồng nhìn chơi, cha mẹ đói tối tăm mày mặt cậu con làm kiếm đồng
tiền cứ việc ăn tiêu thỏa thích. Sống cái kiểu chết ai nấy chịu mà nói thương
là thương gì? Đức Thầy cho biết những khổ đau Ngài gánh chịu cũng do chúng ta
mà ra: nếu không có chúng sanh khổ Ngài không mang thân tứ đại để dùng duyên
hóa độ
“ Ước trăm họ nhẹ mình có cánh
Đồng bay về Cực Lạc một đàng
Thì thân Thầy hết phải gian nan
Đâu có chịu mang
câu nhạo báng”([3])
Nếu chúng sanh sớm lo tu quyết một
lòng về Cõi Phật, có còn ai đâu trong cõi khổ để nhọc công Ngài lâm phàm độ
thế? Chúng ta đã chọc dạ Từ Bi của Ngài để Ngài “ Không ngồi yên nơi ngôi vị
hưởng quả Bồ Đề trường thọ mà còn len lỏi xuống chốn hồng trần đặng chịu cảnh chê
khen” ([4])
Thương Thầy, ta phải làm gì đi chứ! “ Nhẹ mình
có cánh, bay về Cực Lạc” là hai yếu tố quyết định cho việc Thương Thầy. chư đồng đạo thân mến!, tôi xin thỏ thẻ với quý vị chút nhá! Đức
Thầy ước chúng sanh “Nhẹ mình” thì chắc là chúng sanh ai nấy đang nặng mình rồi
phải không? Có nặng nề mới ước được nhẹ chứ nào? Chúng ta không nhẹ là bởi có
quá nhiều thứ chồng chất lên mình, nặng như bị đá neo chúng ta dầu có lấp cánh
mà bay cũng không nổi, Phật Tiên có giống dây xuống kéo chúng ta lên cũng bị
đứt dây thôi. Nhờ có học đạo dầu không thuộc nhiều nhưng chuyện chúng ta quá
nặng nề thế sự thì đã thuộc làu mà áp dụng cho nhẹ đi thế sự là không phải dễ:
tiếng ai nói dễ thương là chỡ đến “ Khẳm” tiếng người ta nói thô bỉ nghe phát
ghét đáng lẽ là phải “Xù bỏ tại chỗ” lại cũng rán mà chỡ cho “chìm xuồng”để mỗi
khi hết chuyện ở ngoài, lôi về nhà đầy những ngổn ngang thế sự “ khui hàng” ra
bay cái mùi muốn bật ngữa mà cũng khui, những chuyện dơ bẩn không đâu.
Thân Thầy chịu gian nan, Danh Thầy bị
nhạo báng, ta nói “Thương Thầy” mà không làm vơi bớt chút gian nan và sự tổn
thương danh dự của Đức Thầy vì ta, nói vậy mà nghe được sao? Lời Thề “ Bể trầm
luân khô cạn sáu đàng, tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh” Thề với cái thời gian
vô cùng tận, nhưng nếu chúng sanh tức khắc làm cho “nhẹ mình” để “bay về
Cực Lạc” thì sáu đàng sẽ bị khô cạn ngay thôi.
Phải chi vì chúng sanh khổ, Ngài lâm
phàm chịu khổ chung trong cõi khổ để cứu khổ cho đời, đừng bị ai khinh khi biếm
nhẻ thì đở hơn, chúng ta ít đau lòng hơn. Muốn xóa hết những sự khinh khi biếm
nhẻ đó, chúng ta làm thử coi, đừng bao giờ mang danh Phật Giáo Hòa Hảo mà hành
động không có chút vì là Phật Giáo Hòa Hảo cả, dầu có lúc ta phải đấu tranh với
sức chống phá của ma quái để cho Đạo Phật Giáo Hòa Hảo được tự tồn chúng ta
cũng đừng sai phạm quy tắc đạo đức, để cho ma quái thấy người tín đồ vẫn giữ sự
ngay thật trong khi đấu tranh. Không vì tiền tài mà bỏ cuộc, không vì danh lợi
để chạy kiếm sự đấu tranh trong phe nầy phái nọ, không vì thương ghét mà ở
chung hay chia cách bởi quan điểm đấu tranh. Quan điểm là quan điểm, tình
thương là tình thương, quan điểm là do con người suy tư đặt ra, chúng có thể bị
dời đổi hoặc xét tự tiêu diệt. Nhưng tình thương không phải là quan điểm mà là
tính thường trụ trong mỗi con người, lúc sự sống không thể hiện tình thương
không phải là tính thường trụ ấy mất mà do lòng ta đang cập nhật quá nhiều làn
sóng ác che khuất tính thường trụ của tình thương. Sóng không có tính thường
trụ mà nó là cái duyên sinh khi có gió nổi lên. Duyên sinh thì có sinh có diệt,
khi làn sóng duyên sinh bị diệt tính thường trụ của tình thương sẽ phản chiếu,
không phải vì không cùng nhau quan điểm mà lại sử sự với nhau không còn
chút tình thương nào.Tuyệt đối là chúng ta không để mất gốc Từ Bi. Bảo vệ tôn
giáo không chỉ là ngăn ngừa, chận bí thế lực tàn phá của những kẻ vô đạo đức,
sức mạnh ma quái, mà phải gìn giữ cho còn Phật trong lòng ta đủ để tiếp nối sự
nghiệp của Phật. Nếu sức mạnh của kẻ phá đạo thắng hơn ta về quyền lực thì ta
còn cái tâm đức họ không vác đem đâu được, ta sẽ thắng
họ ở Dân Chủ, Dân Mến, Dân Thương. Người đấu tranh cho đạo giữa chừng bị hại,
hãy giữ vững bản chất hiền lương để cho dân chủ thấy quỷ ma hung ác, dầu không
dám tiếp mình nhưng đã rớt nước mắt vì mình thì phần thắng sẽ về mình, nếu ta
đấu tranh không đúng hướng đạo, dân không mến không thương, không rớt nước mắt
mà rớt ra những lời độc địa: Tín Đồ đạo Hòa Hảo mà hành động không có chút Hòa
Hảo, hung ác sa đọa như người đời. Bị lăng nhục thì đấu tranh chỉ có nước thua
thôi.
Đừng nên nhân danh Đấng cứu thế mà chồng chất nợ nần thêm cho thế,
đừng nên khoe khoan mình là đệ tử của Đức Từ Bi mà hành động chẳng chút từ bi
nào, nếu không tiếp mang gánh nặng giùm Đức Thầy, đứng yên mà chịu, đừng làm
nặng thêm cho gánh nặng của Ngài.
([1] ) Một trong 3 người chèo ghe, chèo
lái, đưa Đức Thầy từ miền đông về miền tây, chung chịu trong biến cố Đốc Vàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét