PHẬT HỌC ĐƯỜNG:
TRONG ĐỜI SỐNG NÔNG NGHIỆP
Biết được Đức Phật Của Phật Giáo Hòa Hảo là KIM SƠN PHẬT, ngoài việc viết giảng kệ khuyên tu Ngài còn châu lưu khuyến nông qua 107 địa điểm. Vì lòng tôn kính đối với bậc chân sư, người tín đồ các nơi đã long trọng tổ chức khán đài cho bậc chân sư trên đường đi qua mời thuyết pháp. 107 điểm Đức Thầy đi khuyến nông là 107 cái khán đài. Sự kiện Đức Thầy đi khuyến nông, thuyết pháp, tiếng đồn rộng xa, gây ảnh hưởng rất to tác trong quần chúng. Điều đáng ghi nhớ trong chuyện thành đạt nầy là Đức Thầy đã thu phục được 2 vị có tên tuổi trong xã hội: Bác Sĩ Trần Lũy và Thi Sĩ Việt Châu Nguyễn Xuân Thiếp.
Bác Sĩ Trần Lũy lúc đó đang làm việc
trong Sở Y Tế thị xã Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, nhân dịp Đức Thầy đến khuyến
nông ở vùng Kiên Giang Ông tìm cách hỏi chuyện với Đức Thầy cái điều Ông thắc
mắc: có một học thuyết nói rằng thủy tổ của loài người là loài Khỉ. Đức Thầy
giảng rõ ngọn ngành khiến nhà trí thức rất khâm phục. Còn Thi Sĩ Việt Châu đã
may mắn gặp Đức Thầy qua câu chuyện được dẫn lược trong quyển Sấm Thi, Ông Việt
Châu quá giang xe của Đức Thầy trên đường về Sài Gòn, ngồi chung trên xe, Thi
Sĩ mời Đức Thầy xem tập thơ của ông sáng tác có tên là “ Lông Ngỗng Gieo Tình.
Đức Thầy chưa xem tập thơ thì đã ứng khẩu “ Tặng Thi Sĩ Việt Châu”, vô ngay câu
đầu có tính xác định ông khách quá giang xe là một Thi Sĩ “ Xe về chỡ theo
chàng Thi Sĩ” và kết thúc một chuyến khuyến nông bằng câu “ Khuyến Nông chấm
dứt mùa hè.”
Bác Sĩ Trần Lũy, sau khi được Đức Thầy
phá nghi cho, Ông kính đức độ và trí thông minh biện luận của một thanh niên
sáng lập tôn giáo mới mấy năm mà đồ chúng quy ngưỡng rất đông. Ông quyết tâm
theo đạo. Đức Thầy vắng mặt ông vẫn giữ đạo chờ Thầy. Năm 1973 hay 1974 vì đó
tôi có dịp đi quỹ lạo chung chuyến với Bác Sĩ Trần Lũy và Ông Trung Tá Tụi
bấy giờ là tiểu khu trưởng
Tiểu Khu An Giang. Tôi đi trên một chiếc xe bao dẫn đầu cho hai chiếc xe chỡ
hàng cứu trợ những nạn nhân chiến cuộc ở đảo Phú Quốc. Những nạn nhân nầy ở dãy
đất miền Trung, tàng tích của chiến dịch đẩm máu có tên là “ Mùa Hè Đỏ Lửa”do
phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ phát động.
Tôi đến bên biển Rạch Giá, chiếc hạm
chỡ chúng tôi ra Đảo cũng đã đến đậu sẵn ngoài khơi, đợi những chiếc đò nhỏ tải
người và hàng cứu trợ ra. Một chiếc xe du lịch chỡ vị tiểu khu trưởng Tiểu Khu
An Giang đến thì cũng một chiếc xe du lịch khác chỡ Bác Sĩ Trần Lũy và 2 cô con
gái của ông. Điểm đủ những thành phần tham dự chuyến quỹ lạo nạn nhân chiến
cuộc, chúng tôi xuống từng đợt con đò nhỏ ra Hạm Hải Quân. Bác Sĩ Trần Lũy được
hai cô con gái chăm sóc khá chu đáo, họ bung ra cho Ông cái ghế nằm và chỗ của
ông giống như khu tự trị, ngoài ra thì lao xao tiếng người, sự qua lại, nói
năng của các thành viên trong đoàn. Hồi nầy tôi còn trẻ lắm nhưng tôi mong mỏi
sớm trưởng thành trên đường đạo. vốn từ lâu tôi có nghe người ta nhắc nhở cuộc
hội kiến của Bác Sĩ Trần Lũy với Đức Thầy. Tôi kính ông là người trưởng thượng
có duyên may được gặp Đức Thầy và tin chắc ông biết nhiều về Đức Thầy đáng làm
đề tài, môn học cho những người tuổi trẻ như tôi. Tôi muốn lại gần ông để thưa
chuyện nhưng ngại ngùng mấy lược, sau cùng, sự ham học cũng thắng tự ti mặc
cảm: cho tôi đến với Ông.
Dấu ấn Khuyến Nông của Đức Thầy đã tạo
cơ hội bằng vàng cho Bác Sĩ và Thi Sĩ hiểu chân xác về Đạo Phật, Phật Giáo Hòa
Hảo, Sứ Mạng của Đức Thầy là canh tân giáo điều, làm mới mẻ những vì lúc xưa mà
bây giờ không còn phù hợp.
Ảnh hưởng kéo dài theo thời gian, dầu
không còn sự hiện diện của Đức Thầy đi khuyến nông nữa mà dư hưởng của cái đầu
tiên đã thường gợi nhớ, đặt cho người ta sự chọn lựa sinh kế nào dễ tu thì
phần đông nhận rằng: làm ruộng là dễ tu nhất. Có thể vậy lắm, kẻ làm ruộng
người ta gọi là nông dân và ai cũng biết bản tính nông dân rất thật thà, chất
phát, ngay thẳng, nhẹ chanh chua với đời, lòng ít nhớm đục, dễ tu là lẽ đương
nhiên. Thêm vào đó, làm ruộng không có tính cấp bách như những công chuyện
khác, nay làm cỏ không được thì mai làm, nay không thăm ruộng được thì mai thăm
thậm chí đến mốt cũng không nhằm nhò gì, nếu có nhằm nhò thì tình thế cũng
không nguy kịch như mất trắng tay. Trong khoảng thời gian nhàn rổi có thể tham
gia vào các công tác Từ Thiện, hoặc tu Tịnh Độ. Hiện nay ngành công kỹ nghệ đã
phát sinh ở nước ta, đang độ chạy đua với các quốc gia trong khu vực, giải
quyết đổi nghèo thành giàu. So ra, sức chạy đua chưa cân xứng bởi cơ chế chánh
trị của nước ta không minh bạch được tính dân chủ để mở rộng cạnh tranh thì
chạy đua chỉ gây thêm tổn thất…những việc làm tốt cho gương mặt thôn xóm, xã
hội trông vào bàn tay từ thiện của nhân dân: cầu đường, phòng thuốc nam miễn
phái, trại hòm từ thiện, cơm cháo, nước sôi miễn phí các bệnh viện trong khu
vực miền tây nam bộ, dẫn đến nhiều bệnh viện lớn trên địa bàn “ Hòn Ngọc Viễn
Đông”(Sài Gòn). Cất sửa nhà nghèo, cứu trợ thiên tai bão lụt…coi lại thì là mặt
mày của các anh chị bà con nông dân, tín đồ PGHH nhiều hơn.
Như đoán trước việc làm của nông dân tầm cỡ đó, nên Đức Thầy không tiếc lời nhắc nhở:
“ Một mai vác cuốc ra đồng,
thề rằng ruộng rẫy
được trồng lúa khoai”
Đức Thầy cũng đã xác định, những người
Tàu, tiệm hàng buôn bán khá ở nước ta, cũng nhờ nông dân:
“ Ông Ban các chợ Sẩm Hia
Tiệm hàng thạnh mậu nhờ dân ruộng vườn”
Dân ruộng vườn mà có khá lên thì nên làm phước thiện:
“ Bà nào góa bụa hữu tài
Tiền nhiều đất rộng cò bay mút đồng
Cơn nầy bố thí cho
xong”.
Quy Y theo đạo là để tu, gốc nông dân,
làm ruộng thì phải tu ngay trên đám ruộng của mình:
“ Ở ruộng đồng cũng niệm vậy mà
Phật chẳng chấp
chẳng nài thời khắc”.
Điểm lại, Đức Phật Thầy Tây An, Đức
Huỳnh Giáo Chủ cùng các chư vị lâm phàm quanh miền Thất Sơn, vùng trọng điểm
Nông Nghiệp làm thí điểm trường dạy đạo. Hai vị Giáo Chủ đi tiền và hậu trong
các vị đã làm chấn động dư luận, tạo ảnh hưởng lớn cho tín ngưỡng Tôn Giáo mạnh
mẽ. Người đạo tính nông dân, chân chất thật thà. Phật đã nghĩ đến họ bằng hòa
mình vào họ, lập trại ruộng, đi giảng thuyết khuyến khích làm ruộng còn xưng:
“ Ta là cư Sĩ canh điền
Lo nghề cày cuốc
cũng chuyên tu hành”.
Nghe nói lòng mình có Phật và có thể thành Phật mà lại được cùng
với Phật “ lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành” thì thiệt là ấm áp cuộc đời,
họ có thể nói câu nầy “Phật của Nông Dân, Đạo của Nông Dân, được chứ!
31/12/2014