ĐOÀN KẾT THÊM SỨC MẠNH
Những
ngày qua, ở đâu thì tôi không biết chứ vùng Kiến An, tổng Định Hòa trời mưa gió
mỗi ngày, nhằm bửa, 24 giờ đồng hồ có khi mưa đến ba chập, trong mưa thường kéo
theo luồn gió mạnh. Gió lúc thì suôn luồn, lúc vặt ngọn khiến nhà dột, vách
phên bị mưa tạc xối xả, đám mưa nầy dột tạc vào nhà, váng sàn nhà lau chưa ráo
thì trận mưa gió khác kéo tới, máy tol kêu ào ào, lập cập, rầm rầm.
Trong
nhà có thượng lên ba ngôi thờ mà đốt nhang nguyện vái lần nào gió cũng thổi tắt
một cây nhang ở ngôi thờ Thông Thiên. Vào khoảng thời gian tôi còn cúng nguyện
hễ thấy tắt là đốt lại nhưng gió còn mạnh ngọn đốt lại cũng tắt nữa nên từ đó,
nếu gặp giông to thổi tới biết là không thể thì tôi không uổng công tắt đốt cây
nhang lắm lần. Nói đây là nói gió hơn mức thường một tý nhang bàn Thông Thiên
cũng tắt. Tôi tưởng, cúng ba ngôi có một ngôi bị vậy thật là tiếc, không đành
lòng.
Mới
chiều hôm rồi, cúng xong hai ngôi thờ trong nhà, ra nguyện hương trước bàn
Thông Thiên, cấm nhang lên lư hương đứng ngay thẳng chắp tay nguyện chưa hết
bài Tây Phương ngũ nguyện cây nhang trên lư hương mới đó đã bị gió thổi tắt.
Tôi cố quên chuyện tắt nhang để giữ chánh niệm của lời nguyện. xong buổi công
phu tôi rút cây nhang tắt ra khỏi lư hương bàn Thông Thiên, cho hợp nhiều cây
nhang tắt của những ngày qua, tổng cộng 8 cây, tôi đốt một lược và so bằng đầu
các cây nhang đang cháy cấm lên lư hương bàn Thông Thiên thế mà chúng cháy đến
tàn.
Có
lẽ do nhiều đầu nhang bằng nhau cháy rực, mỗi chúng phát tủa ra hơi nóng tiếp cho
độ cháy của nhau, nếu cây nhang ở đầu gió lạnh muốn tắt, chính nó một phần che
án sức gió cho những cây nhang phía sau, vì vậy mà những cây nhang ở sau kia
vẫn cháy tốt và khà được hơi nóng châm thêm sức nóng dễ cháy lại những cây
nhang đầu gió. Nhờ sự hợp tác đứng chung của các cây nhang tất cả không bị gió
thổi tắt.
Hiện
nay tình hình quốc gia và tín ngưỡng tôn giáo bị xói mòn niềm tin bởi có quá
nhiều tổ chức riêng rẻ, phe nhóm, một số không thích vào phe nhóm nào thì hành
động lẻ loi, đơn độc; cá nhân thêm cá nhân, tổ chức thêm tổ chức, chùa thêm
chùa, sống biệt lập với những cá nhân khác, tổ chức khác, chùa khác, mỗi chỗ
sống cho mình một thế giới riêng, có đấu tranh hay cạnh tranh để thể hiện mục
tiêu chính đáng cũng hướng về mình hơn là vì quốc gia, tôn giáo. Thay vì chống
quân xâm lăng, những kẻ bán nước hại dân, họ lại chống những anh em cùng chiến
tuyến với mình mà khác đơn vị, tổ chức tôn giáo hay chính trị. Nhân dân trong
một quốc gia, sức mạnh của nhân dân là sức mạnh của quốc gia dân tộc, nếu nhân
dân trong quốc gia chia năm xẻ bảy sức mạnh đâu còn để đẩy lùi quân xâm lược
hay những kẻ ỷ quyền bán nước hai dân, chuyện mất nước không tránh khỏi. Cá
nhân dám đương đầu đòi quyền tự do cho đất nước là gan dạ nhưng thiếu đoàn kết
để cùng ai đó che chở, chống đở tiếp thêm sức mạnh thì… như một cây nhang và
tám cây nhang đốt trước gió… đưa ra từng chiếc đủa, dù một trăm triệu chiếc
cũng bị bẻ gảy, nhưng chung một bó đủa chừng một triệu chiếc thôi, chắc chắn sẽ
được bảo toàn.
Việt
Nam ta không phải đến bây giờ mới nhìn thấy mưu đồ cướp nước của Trung Cộng.
Hai đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Trung Cộng cũng đã tấn công chiếm
rồi và đặt lên đó bảy hòn đảo nhân tạo, ngư dân Việt Nam đi đánh bắt cá trong
vùng Trời biển của mình cũng bị tàu Trung Cộng rược đâm chìm thuyền, ở Vũng Án
nhà máy Fomosa của Trung Cộng thảy độc, nhân dân bốn tỉnh và đất đai bị nhiễm
độc nặng, cá dưới biển chết tuyệt chủng, mấy năm qua nhân dân trong vùng bị hại
bởi chất thảy độc địa của nhà máy, chịu đói khổ chưa nguôi thì Trung Cộng dở
thói tiến sâu hơn nữa cho mưu đồ cướp nước. Ỷ là đàn anh cộng sản với nhà nước
Việt Nam họ đòi Việt Nam cho họ mướn đất 3 tỉnh 3 miền Nam Trung Bắc đặt 3 đặc
khu kinh tế để khai thác tiềm năng kinh tế của Việt Nam chảy vào kinh tế Trung
Cộng. Trước mối họa xâm lăng của Trung Cộng, để thoát khỏi chúng, nước nhà rất
cần sự đoàn kết của toàn dân mới đầy đủ sức mạnh giữ an bờ cõi. Xưa trong thời
Pháp thuộc Đức Thầy viết bài “Gọi Đoàn” để kêu gọi sự đoàn kết toàn dân, xin
trích:
“Thương
dân ruột tím gan bầm,
Rửa
chưa xong hận còn căm mối hờn.
Nay
chẳng lẽ ngồi đờn những bản,
Vong
quốc ca cho bạn chung nghe.
Thôi
thì ta hãy hiệp bè,
Cùng
nhau đoàn kết đặng khoe sức hùng.
Khắp
Bắc, Nam đùng đùng một trận,
ấy
mới mong quốc vận phản hồi.
trước
là dẹp lũ Tây bồi,
sau
đưa quốc tặc qui hồi diêm cung.
Nếu
nay chẳng vẫy vùng cương quyết,
Thì
ắt là tiêu diệt giống nòi.
Muôn
năm chịu kiếp tôi đòi,
Thân
người như thế còn coi ra gì ?!”
Việt
Nam ngày nay không còn chịu cảnh Tây bồi hay quốc tặc nhưng đáng sợ hơn là nhân
dân hằng ngày phải chứng kiến Trung Cộng mỗi lúc bành trướng họa xâm lăng lên
dãy non song gấm vóc của tổ tiên. Ba đặc khu kinh kế là chiếm lãnh ba miền đất
nước, rồi còn nào là chương trình học đường của bộ quốc gia giáo dục cắt môn
tiếng Anh thay vào đó là tiếng Tàu. Họ muốn gì đây?
Tôi
xin lập lại những câu đáng ghi nhớ trong bài “Gọi Đoàn”, chỉ phải:
Khắp
Bắc Nam đùng đùng một trận
Ấy
mới mong quốc vận phản hồi…
Nếu
nay chẳng vẫy vùng cương quyết,
Thì
ắt là tiêu diệt giống nòi,
Muôn
năm chịu kiếp tôi đòi
Thân
người như thế còn coi ra gì ?!
Tình
hình tôn giáo: Với PGHH hiện nay độ phát triển còn quá nhiều trì trệ, sự trì
trệ nầy cũng do thiếu tinh thần đoàn kết mà ra. Khi tôn giáo bị tước mất quyền
tự do tôn giáo, đưa PGHH ra ngoài vòng pháp luật, nhiều tín đồ cúng lạy ngày
hai thời còn phải sợ chánh quyền phát hiện mình đi theo một tôn giáo ngoài vòng
pháp luật không dám công khai hình thức đạo, đọc Sám Giảng trong tâm, tu hành
lén lút. May thay, có những tín đồ lòng gan dạ sắt hiểu chuyện gì nên làm là
làm, đứng ra đòi hỏi quyền tự do tôn giáo với nhà nước. Qua đòi hỏi cương quyết,
nhà nước giảm hạ cường độ đàn áp, cho ra đời một ban đại diện PGHH và công nhận
tính hợp pháp người đạo được đọc công khai quyển Sám Giảng giáo lý, đồng thời
cho tín đồ làm lễ cúng hai ngày kỷ niệm: Ngày khai sáng đạo PGHH 18 tháng 5 và
ngày lễ Đản Sanh Đức Thầy 25 tháng 11 âl hằng năm, theo pháp luật nhà nước quy
định. Được chút ít tự do tôn giáo tín đồ rất là mừng, nhưng các đồng đạo đang
kê vai trong việc đấu tranh thấy tự do tôn giáo trong sự vẽ vồng của pháp luật
nhà nước xã hội chủ nghĩa còn quá nhiều hạng chế ví dụ như: tín đồ không được
ứng cử bầu cử công khai vào giữ chức vụ trong bộ máy giáo hội, nhà nước đưa
đảng viên hay những tín đồ thân cộng vào các chức vụ điều hành giáo hội, quyển
Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý nhà nước cắt bỏ phần Thi Văn chỉ cho ấn hành phần Sắm
Giảng mà thôi … người tín đồ đòi hỏi với nhà nước những điều còn bị hạng chế là
đòi hỏi đúng đắn, lở có bị bắt đánh đập hay vào tù thì một số đông đồng đạo
khác, cho dù có hưởng chút tự do tôn giáo của những người bị đánh đập, tù đày
đòi được, họ theo phía chánh quyền, chê bai, mạ lỵ, buộc tội đồng đạo mình.
Trong đạo mà tinh thần đoàn kết không có thì đạo sẽ bị ép, một khi đạo bị xử ép
người trong đạo cũng bị ép mất quyền tự do tôn giáo. Đức Thầy kêu gọi môn đồ:
“ Chớ chia rẻ phải đồng tâm lực
Khua giọng vàng đánh thức bốn phương.
Chấn hưng Phật Giáo học đường,
Dưới trên hòa thuận chon đường quy nguyên.”
Chẳng
những đồng tâm thôi mà còn đồng thêm sức lực, cái tâm suy nghĩ nếu không dùng
lực để thực hiện những điều mình suy nghĩ kết cuộc như không.
Tôi
dùng từ “lở có bị” chữ “Lở” không hiểu theo nghĩa phạm tội mà lở đây có nghĩa
là lở-làng, xui rủi khi gặp chánh quyền, công an không thích những người hoạt
động tôn giáo trong địa bàn họ, họ nâng quan điểm biến người hoạt động tôn giáo vào khung hình phạt khác, chẳng
hạng như: Gây rối công cộng, gây rối trự tự an ninh hoặc chống người thi hành
công vụ… những tội không dính líu với bản thân của người đòi hỏi quyền tự do
tôn giáo.
25/6/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét