Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018



NHẮC NHỞ PHẬN SỰ


Phận sự ở đây nói trong phạm vi đạo đức, tất nhiên người có phận sự phải chuyên lo hành đạo và làm việc có ích lợi cho đạo. Tín đồ PGHH có hai thời cúng lạy mỗi ngày là hai cữ công phu tu tập. Đức Thầy dạy:
“Sớm chiều bình đẳng chớ lơi
Thường hành như vậy nhớ lời đừng sai.”
Và:
“Giúp người đói khó nhu mì
Dạy nó tu trì niệm Phật làm ngay”.
Phận sự của tín đồ, nếu đã quy y vào đạo mà không thủy chung với đạo bằng tự mình tu tâm dưỡng tánh, làm việc có ích cho đời, đem lòng mê danh, mê lợi, mê tình hay mê bất cứ gì khác, sa súc bỏ đi cử công phu, cũng không thiện sự với ai thì đáng được “nhắc nhở… phận sự” để không chìm đắm quá sâu trong cõi tạm, đắm đuối ngoi lên không nổi. Đức Thầy khuyên:
“ Bổn

đạo ôi! Hãy rán sửa mình.
Cuộc dạy đời ta lắm công trình,
Làm chẳng trọn uổng thay một kiếp”.
Một số tín đồ lười biếng công phu, bửa nào siêng thì cúng không siêng âm thầm thông qua, mầng cho cố sát chừng tới giờ cúng bái là than mệt, gượng cúng để chứng tỏ ta không kém đồng đạo nào, đọc bài nguyện cứ ngáp vắn ngáp dài mà giỏi nói chuyện trên mây xanh ngay khi mình bị chìm đắm trong nhà cửa, đất đai, tiền tài, danh vọng, cũng đọc lên lời dạy của Đức Thầy để biện hộ:
“Tu không cần lạy cần quỳ,
Ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau.”
Và: “Còn sự lễ bái là điều phụ thuộc, là món trợ đạo để nhắc nhở các trò nhớ phận sự mà làm.”
Người ta dựa vào từ “phụ thuộc” nắm chặc ở đó, quên nội dung chính của vấn đề “Nhắc nhở các trò nhớ phận sự mà làm”. Như chúng ta biết, quyển Sám Giảng Thi Văn giáo lý PGHH gồm có hai phần: Giáo Lý và Giáo Điều. Thực hành hai buổi công phu mỗi ngày, giữ tám điều răn cấm thuộc về giáo điều còn lại hầu hết mang ý nghĩa giáo lý. Đối với người thường xem Kệ Giảng, có những bài, những câu rất ít khi đọc tới, huống chi những tín đồ còn quá nặng nợ với đời, chạy đôn chạy đáo kiếm danh, kiếm lợi, kiếm tình, mấy khi quởn việc, lật quyển Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý ra xem. May là Đức Thầy sắp xếp cho giáo lý chứa đựng trong giáo điều để tín đồ học thuộc lòng mỗi ngày hai lần và đọc trong tư thế khấn nguyện chứ không buông lỏng như đọc giáo lý lúc đi, đứng nằm ngồi. Hai lần cúng nguyện là hai lần được “nhắc nhở”. Nhắc nhở gì đây? Nhắc nhở phận sự của người tín đồ khi đã nguyện hứa với Phật là “Cải hối ăn năng làm lành lánh dữ”.
Đặc biệt hơn, trong lời nguyện hứa với Phật, người tín đồ PGHH đều có kính thỉnh Phật Tổ, Phật Thầy quan thượng đẳng đại thần chư quan cựu thần, chư vị sơn thần, chư vị năm non bảy núi cảm ứng chứng minh”. Vậy ta nguyện vái với Phật là từ nay “cải hối ăn năn làm lành lánh dữ” đều có các vị ấy chứng minh, đủ biết, muốn nhắc nhở tín đồ nhớ phận sự mà làm thì mỗi ngày phải cúng nguyện hai lần chứ không phải như đọc các bài giáo lý khác, bỏ cử hoặc lâu lâu mới đọc. Cúng nguyện mỗi ngày hai lần như hâm nóng hoài hoài về phận sự của mỗi hành giả là phải Cải hối ăn ngăng làm lành lánh dữ…tu hiền theo Phật đạo”. Nhờ có sự nhắc nhở mỗi ngày hai lần như vậy, sáng nầy ta đã nguyện vái “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đại từ đại bi phổ độ chúng sanh A Di Đà Phật”, câu nguyện mới ràng ràng đây mà giờ gặp một người hiếp ta, làm điều xấu với ta đang lâm nạn, hắn rất cần có sự giúp đở của người khác, ta không vô tâm vô tình đến phải trở thành người vô nghĩa chỉ vì giận người lâm nạn nầy mấy bửa trước đã xúc phạm thân thể danh dự ta. Trong khi làm phận sự nguyện Phật độ chúng sanh ta đâu có thưa với Phật ngoại trừ kẻ xấu ác, hoặc những kẻ ta không thương không thích. Không có ngoại trừ tất nhiên ta nguyện Phật độ chúng sanh là độ họ, lời nguyện còn nóng hổi nếu ta ác cảm với họ nữa thì cái công ta mỗi ngày hai lần quỳ nguyện Phật Tổ Phật Thầy … cảm ứng chứng minh cho ta cải hối ăn năng làm lành lánh dữ chẳng hóa ra vô nghĩa hay sao?
Ngoài phận sự một tín đồ quy y ngôi Tam Bảo, ta cũng còn phận sự cháu con đối với Ngôi Cữu Huyền Thất Tổ, khi ta nguyện các vị chứng minh cho ta “ Nay con tỉnh ngộ quy y Phật, chí dốc tu hiền tạo phước duyên” thì Ông Ba Cha Mẹ quá cố rất là vui mừng, giống như lúc Ông Bà Cha Mẹ còn tại tiền, thấy con cháu hung hoang độc ác, tội lỗi chất chồng, đôi lúc phải ngồi tù, giờ ăn năng cải hối, mời cữu huyền thất tổ Ông Bà chứng giám. Thấy con cháu hoàn lương như vậy Ông Bà Cha Mẹ quá cố không vui mừng sao được?
Đến lược vui mừng thứ hai, tưởng con cháu hoàn lương cho cuộc đời của nó không gây tội ác với ai thì thôi, nó lại còn tiến xa hơn nữa, dám hứa với Tổ Tiên Ông Bà rằng “Tu cầu Tông Tổ siêu thăng Phật Đài”. Quyết tu để trước cứu mình, sau độ siêu tông tổ. Không phải một lần hứa như vậy là thôi, phải mỗi ngày hai lần nhắc lại lời hứa cho “nhớ phận sự mà làm”, nếu không cúng nguyện mỗi ngày, quên được là quên luôn phận sự.
Nhân sinh có ba hạng: Thượng căn thượng trí, trung căn trung trí và hạ căn hạ trí. Dạng thượng với tâm địa sáng suốt, học ít biết nhiều, xem hay nghe nói sơ qua liền biết và khi đã biết rồi thì không quên: Tỉnh là không mê lại, hễ phát tâm tu là tu suốt. Dạng Trung đứng giữa thượng và hạ, tâm tánh phân hai, nếu ở gần bậc thượng ảnh hưởng theo thượng, ham tu học, sợ quả báo không dám nghĩ chuyện bất lương, chẳng may kết giao với người thấp thỏi, ngu độn, gần mực có ngày bị ảnh hưởng đen như mực. Dạng hạ căn hạ trí, con người không nhạy bén về nhận thức, hay làm chuyện hung ác để kiếm tiền, ai khuyến thiện không nghe, không tin nhân quả báo ứng, vô minh dày đặc, may mắn gặp bậc đại đức duyên sâu, lý sự diệu dụng mà cảm nhận đôi chút, vô minh liền có chỗ hở mà vùng vẫy thoát khỏi bống đen, từ đó, nếu được ở gần bậc thiện tri thức chắc chiu gầy dựng sự nghiệp trí huệ là đổi đời.
Xét ba dạng trên, ai nhìn sự thật sẽ thấy đời hạ nguơn rất ít có bậc thượng căn thượng trí, các vị ấy hễ giác ngộ sự đời theo đạo chuyên tu là mãi mãi không thối bước bỏ tu. Phần đông chúng ta thuộc hạng trung căn trung trí dễ bị ảnh hưởng cảnh “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Muốn sáng thì phải gần đèn, gần gủi bậc thiện tri thức, hoặc đọc học kinh giảng, sách vở nói về Phật Giáo để tâm tư nương tựa hoài hoài. Như tôi nói lúc nảy, Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý, lâu lâu mới mở ra đọc một lần, có câu suốt cả đời mình cũng chưa đọc tới, nhưng cúng nguyện theo tôn chỉ, giữ vững công phu của người tín đồ sáng đọc “Nay con nguyện cải hối ăn năng làm lành lánh dữ quy y theo mấy Ngài tu hiền theo Phật Đạo”, chiều cũng vậy. Không phải đọc suôn kiểu trả lễ cho xong đặng suy nghĩ qua việc khác: làm dữ không hay, trái đạo không biết. Nói ăn năn cải hối phải biết lý giải, phân tích rõ các điều mình nguyện vái để nghiêm nhặc sống trong câu nguyện vái của mình.
09/6/2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét