PHÓNG
SANH
Nhớ lại lúc
còn trẻ nhỏ, ở quê, tôi có thú vui ra đồng
lật đất bắt dế nhủi, dế đá, cá thia thia, dế đá đem về cho nó gáy te te sướng lổ tai rồi thì cáp độ ăn thua với những con dế khác của mình hay của mấy đứa bạn. Có khi tụ tập trong nhà, cải cọ hoặc cười vui
lớn tiếng bị cha mẹ la rầy chúng tôi kéo ra đường
giác trưa,
ngồi dưới bống cây bày ra chiến
trận đấu dế. Mới đá có chút con dế của tôi đã thắng, cắn sức râu cụt cánh con dế thằng bạn, chạy phóng ra thau. Đứa bạn tôi
tức mình ngắt đầu con dế thua của nó, đút cọng cây
bằng cái que tăm, đăm thủng từ cổ đến đầu con dế, dùng hai ngón tay xe xe
cọng cây giả làm con dế sống tấn công con dế thắng của tôi. Tôi thấy trò chơi cũng vui mắt
để cho nó
làm mình coi. Con dế thắng của tôi cắn đá tứ tung mà
bên kia đối thủ vẫn nguyên cái sức
mạnh tấn công.
Bấy giờ có cô bác đi qua đường
xem thấy bọn trẻ chúng tôi ngồi chùm nhum cười cợt lớn tiếng,
ghé mắt thấy chúng tôi chơi ác, ngắt đầu con dế,
quý vị dừng lại khuyên rầy: Đừng làm ác để sau không bị quả báo.
Sau đó, khuyên chúng tôi nên phóng sanh, thả
hết những con dế còn lại: Các cháu sát sanh hoặc
làm khổ sinh vật đều có tội, phóng sanh có phước,
Phật Trời Thánh
Thần phù hộ sống lâu, sống khõe, chết không
bị đày xuống âm ty chịu tội. Quý vị ấy đọc và giải thích lời dạy của Đức Thầy cho chúng tôi nghe:
…“Chẳng những vậy thôi, họ còn giết các thú vật vì
sự vui thích của mình; kẻ bắn chim đang bay trên trời, người chặt cá đang lội
dưới nước. họ bắt thú vật làm tấm bia cho họ nhắm trong
những khi cao hứng, quên hẳn rằng sanh vật cũng có linh hồn, cũng có thân xác, cũng biết tìm lẽ sống còn
như nhơn loại vậy”.
Hôm
đó chúng tôi thả hết những con dế, nhà đứa nào
cũng nuôi cá thia thia, cô bác không hay mà khuyên thôi nhưng chúng tôi sợ tội và
muốn có phước cũng đem đi thả chúng xuống chiếc đìa đầy nước sau đồng.
Thật sự, chúng
tôi nghe nói về tội đứa nào cũng sợ còn phước thì
chưa hiểu ích lợi của phước và phải làm
gì để được phước. Mất vui chuyện đá cá, đá dế,
bửa sau chúng
tôi rủ đá banh, chia nhau vào vườn chuối hái lá chuối khô,
tước dây cọng gùi lại bó tròn cho giống trái
banh. Đá mồ hôi mồ hám nhảo nhề người thì cô bác bửa trước lại đi ngang nữa, kêu
chúng tôi cho bánh kẹo. Chúng tôi chạy lại chỗ quý cô chú lãnh kẹo bánh,
đứa ngồi đứa đứng nhai ngốm ngám, có một cô
để bàn tay lên vai lưng tôi quét mồ hôi, nói: các cháu chơi
đổ mồ hôi như vầy là hao sức lắm, có thể dẫn đến bệnh hoạn khiến cha mẹ lo buồn, hãy theo các chú bác làm phước cho Trời Phật thương. Chúng tôi chưa biết
làm phước là
làm chuyện gì nhưng đã ăn mấy
cái bánh kẹo là
thích, đồng ý đi. Các vị dẫn chúng tôi kiếm cây
thuốc Nam
ngoài đồng, bó
vác về chặt phơi khô đem đến nhà thuốc
để lương y độ bệnh miễn phí cho bà con. Làm công việc
được quý
cô chú bác cưng thương lại thêm có bánh kẹo ăn chúng tôi đứa
nào cũng
thích. Trong lúc làm việc thiện, thỉnh thoảng quý
cô chú dạy chúng tôi đạo lý ở
đời, với Ông
Bà Cha Mẹ có lễ phép, với cô
bác xóm diềng phải thật thà dễ dạy, với anh chị
và bạn bè, hãy thương mến và đối xử tốt, giữ tính ngay thẳng không tham lam lấy cắp
của ai làm của mình…
Từ đó
ngày nào hễ đi học về, giác trưa không có việc
vì làm tôi hay đi tới chú bác để nghe
dạy. Nhờ thế, từ đó dẫn đến sau nầy tôi luôn ghi nhớ không sát sanh hại vật và
thay vào đó là phóng sanh. Mỗi năm nước lên đồng, cá,
tôm, tép theo nước và sanh trưởng tung tăng bơi lội
xa xa, tìm
nơi yên ổn làm nhà để ở, chừng hết mùa, nước rút
ra sông biển, cá trong đồng ra không kịp, nước cạn kẹt lại trên những vũng nhỏ, nếu không có ai cứu
đem đi, một vài
ngày sẽ bị chết khô. Khi nào có tính trước
bắt cá đem
ra sông thả tôi mang theo rổ,
thùng thiết, bọc chứa nước, còn tình cờ ra đồng mà gặp dịp thì cổi áo
ra làm thùng đựng cá. Đi tìm những vũng lạn, nước trên đồng bị nắng trời sắc cạn kiệt dần, nước chỉ còn một lổ túm húm mà chung quanh
thây cá nằm lạn đả, bay mùi hỉnh hỉnh khó chịu, tôi
cũng phải xông vào chỗ cái lổ nước túm
húm bằng đi trên xác những con cá, tép, phần nhiều là cá sặc, cá lòng tông để
cứu những con cá tép đáng thương còn sống dưới sự giãy giụa, lặn ngụp mà nước ao tù chỉ còn khỏa lưng đưa những cọng râu ngút ngắt chờ chết rất là tội nghiệp. Cá lóc, cá rô, các trê người
ta gọi là cá đen, loại giỏi chịu đựng cảnh mắc cạn hơn loại
cá trắng: tép, cá sặc, cá lòng tong, cá linh…
Tôi bắt tép để riêng trong cái bọc
có nước, các
loại cá cho ở chung một thùng để tránh
sự hoạt động mạnh của cá mà có thể
sức khõe của tép
không chịu nổi, đem ra kênh hay sông thả
còn tùy
thuộc vào địa điểm bắt thả cá gần kênh, sông hay xa biệt
mù để chuẩn bị đồ đựng an toàn. Tôi nhận một bên vách thùng chìm xuống cho nước mát trộn vào, cá như được
tiếp thêm
sức mạnh chạy tháo ra, nhìn chúng bơi lội
tự do tôi
cảm thấy rất là sung sướng, không hay mình cực
nhọc, mình mẩy quến sình.
Vì
sung sướng đã khiến tôi không biết mệt, mà
đầu óc tôi như được nhắc chừng những con cá đang bị mắc cạn trên đồng cần sự cứu sống nhanh. Ngày nào như ngày nào,
nhiều chuyến ra đồng tìm vũng nước cạn bắt cá đem thả.
Hồi
ấy xứ tôi bà con nhiều hộ trồng mía, lựa đất cao mùa nước không ngập trồng mía hom, đất thấp
thì trồng mía mùa. Mía mùa trồng
sau khi nước giựt khô đất người ta cày bừa mấy bận cho bung đất
nhuyễn khá
bột lên thì mới giăn dây kéo hàng xuống
giống cho đến mưa già nước lên mùa tràn đồng thì mới
thu hoạch, để đất cho phù sa chứa dựa; mía hom tức mía làm
giống chờ trời sa mưa xuống người ta mới trồng chừng thu hoạch đúng
thời vụ trồng mía mùa. Thời gian kéo dài như vậy, để tránh
gió mưa làm đổ ngả, người ta phải cho kéo máng gió, máng dện hai lần, đấp giữ hàng mía đứng thẳng thành mỗi luốn mía
có đường mương sâu ngáy. Mùa nước dâng
lên ngập lút giồng mía mô cao, cá tép theo
nước lên đồng tìm chỗ im ở sanh con đẻ cái, chừng nước rút, cá lớn mạnh mẽ quất đuôi lội ngược ra ngoài kênh, sông, bầy con cháu
của chúng non nớt chưa biết tìm cách bảo
vệ sự sống còn,
không vượt ra, mắc cạn ở lại trong những đường mương kéo máng mía. Nước sắt dần, những cá tép phải chịu ló đầu bài lưng chờ chết, có
những đường mương dài hốt bắt cả một thùng thiết chưa chắc hết. Phóng sanh hồi nầy hoàn toàn là công lao và những
con cá tép
được cứu không có ai làm chủ
để nói lên
sự mua bán.
Ngày
nay, người làm việc phóng sanh sang hơn,
không nghe ai nói vào đồng bắt cá hoang, phóng sanh những con cá
bị kẹt sắp chết khô. Họ xuất tiền ra mua, làm giàu cho các ông bà
chủ kinh doanh bằng nghề nuôi cá. Những
nhà có ăn
có mặc, rủ nhau hùng tiền mua thả cá, trong nhóm, một ít
người vì muốn được danh thơm tiếng tốt với đời chạy theo
phong trào
thả cá phóng sanh mà ngay bản thân họ lại không
chịu phóng sanh với những thịt thà dùng hằng
ngày.
Phóng
sanh chim cá, cứu mạng cho chúng khỏi
chết là điều tốt, nên
khuyến khích, nhưng tôi muốn chúng ta nên nghiên cứu lại việc mua cá của những người kinh doanh bằng nghề nuôi cá, biết đâu,
nhắm vào chỗ tiêu thụ dễ dàng họ sẽ lên
huy hoạch, mở rộng nghề nuôi cá hơn nữa…
rút tiền trong túi của ta mà số tiền ấy Đức Thầy dạy “Giúp cho những người lỡ đường đói rách, tàn tật”, hoặc như những câu sau đây:
“Khùng
cả tiếng kêu dân ơi hỡi,
Hãy
giúp cho kẻ khó mới nhằm.
Đến loạn ly khổ hạnh khỏi lâm,
Còn
hơn đúc chuông đồng Phật bự”
Ước mong rằng, những người mua chim cá phóng sanh cầu
phước cho mình
hay cho ông bà cha mẹ, vợ chồng, hãy nên làm việc
phóng sanh
ngay chính bản thân mình qua sự
ăn uống trước đã. Chúng ta tu ở hàng tại gia, đòi
cho tịnh tâm trong khi thực hành đạo sự rất là khó, tịnh thân là việc bên ngoài, nắm bắt được, thì ta phải rán thực hiện ba điều căn bản bởi nghiệp của thân: Không sát sanh, đạo
tặc, tà
dâm. Việc ta phóng sanh có liên quan đến
ác sát
sanh của thân nghiệp, tịnh thân không sát, đạo, dâm
thì sự phóng sanh mới đạt hiệu quả cao.
01/5/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét