NHỎ CŨNG BIẾT LÀM PHƯỚC
Tôi thấy một bé trai với vài người lớn ngồi
trên cái thùng xe làm bằng sắt có càn niền cho chiếc Hon Da lôi đi,
chạy tới đâu thùng xe kêu rổn rảng người ta nghe phát sợ hơn cả tiếng
còi, ai cũng phải tránh vô lề. Hai bên hông và sau thùng xe đều có
gắn hiệu chữ (+) màu đỏ. Chiếc xe có tiếng
còi dễ sợ nói trên rẻ vào đường nhỏ xa, đến khúc vắng nhà thì
dừng lại, cho xe lấn lề đường phải của mình tắt máy rồi lớn bé
xuống xe mang theo dao tầm bức, dao phay, dây cột, nước uống, bắp khoai
lang nấu chín… đi dọc theo ranh đất rẩy xa xa, tới một đám Nga Bà mọc
quanh bốn phía vách đìa hầm thì dừng lại. Để đồ ăn nước uống dây
cột xuống một chỗ tróng trên bờ đất cao, dao phay, dao tầm bức, dao
yếm … cầm lên tay, chặt…
Đây là những người làm từ thiện,
Nga Bà có dược liệu thuốc nên những tấm lòng từ thiện không ngại khó
vào đồng sâu chặt đem về phòng thuốc nam trị bệnh miễn phí cho bà
con. Việc làm nặng nhọc vất vả nầy đáng lẽ để người lớn sung công
chứ chở con nít theo chi cho vướng bận. Đoàn có một bé trai học sinh
lớp 6 rất mực thông minh, ở trường Thầy cô giáo dạy xong là thuộc,
về nhà không cần học ôn mà tới cuối học kỳ thi lên lớp năm nào bé
cũng hạng nhứt. Bé không thích vui chơi ca hát hay xem người ta chơi đá
dế, đá gà, không thích quen thân với những đứa bạn không hiền, có
tính thương người thích làm việc phước. Thấy những kẻ tàn tật xin ăn
tội nghiệp, mẹ cho tiền đi học, có bửa bé không ăn hàng hoặc ăn chút
chút, lâu lâu dư tiền bé đón những người già yếu tật nguyền mua bánh
cho ăn hoặc nhét một ít ngàn vào tay người bất hạnh. Nay nhằm chủ nhựt
ngày nghỉ cuối tuần, bé trai học sinh lớp 6 nói trên rảnh việc, có
sẵn cái tâm thích làm từ thiện, thấy mấy chú bác cô dì sắm bộ đi
chặt thuốc nam, lớp xe Hon Da kéo thùng, lớp thì xe đầu hai người một
chiếc. Bé xin họ cho đi theo làm tiếp công việc và bé ngồi trên chiếc
xe mang thùng kêu rổn rảng nói trên, trông rất là vui.
Nga Bà cọng ngóng cao khỏi đầu,
có khi bị gió đẩy mạnh làm đổ ngả nằm xà huynh xà quang, cây đan như
xỏ rế, lộn sộn. Lá Nga dài, dầy cứng và nhám như lá mía, người
lớn ai cũng dùng bao tay, khăn quấn kín bít đầu cổ để tránh bị lá
Nga Bà cọ quẹt ngứa ngái hoặc làm trầy tróc da. Bé trai cũng được
mấy cô chú dạy như thế nhưng thằng bé không quen trùm khăn, chặt một
chút thì mồ hôi đổ ra, như bị ngột khó chịu, nó gở bỏ khăn, lá Nga
quét lên đầu lên cổ, thằng nhỏ bị cắt ngứa, càng ngứa nó càng gải
làm đỏ vệ lên mặt và cần cổ, ngứa thì ngứa nó dẫn tích cực chặt
gôm. Thấy thì tội nghiệp mà nhìn kỷ dáng dẻ và hành động của nó
hết sức là dễ thương.
Nhìn bé trai, bổng nhiên tôi nhớ
lại một bé gái dễ thương không kém. Hồi đó xứ quê nghèo khổ, đường
xá đôi khi năm ba cây số mà đi thì cũng cứ lội bộ đả dò. Sau 1975 từ
một quốc gia được tôn là “Con Rồng Châu Á” bị xuống cấp trầm trọng. Đương
thời khi con rồng châu á hoạt động người ta sắm Hon Da xăng dầu mặc
sức mà chạy, kế xảy ra biến cố chính trị, chánh quyền miền Nam đã
qua tay nhà nước xã hội chủ nghĩa, con rồng châu á ngưng hoạt động,
đất nước con người rơi vào cảnh tàn mạt: Húc thuốc bằng giấy vò, gội
đầu bằng nước tro… dầu thắp sáng trong nhà mỗi tháng chỉ được mua
một lít thôi, ai xài quá mức hết dầu trước tháng tối đến ở thầm.
Nhà có xe nhưng xăng đâu mà chạy, khiến nên đường xá long chong, xa xa
lại có con kênh đào chắn lối, để cho tiện việc qua lại trong thôn
làng người ta bắt cầu ngang kênh, phần nhiều là cầu tre cho nên từ
thuở nào trong dân gian có câu vần vè “cầu tre lắt lẻo gập ghình khó
đi”. Gập ghình vì cây tre nó có độ nhúng, dưới kênh muốn cho ghe
xuồng lưu thông dễ dàng, người ta trồng hai trụ tréo giữa, cách xa cho
tàu ghe lớn qua lọt, đòi hỏi nhịp giữa phải là cây tre to và dài
hoặc hai cây sắp đôi, khoảng dài thì độ nhúng càng nhiều nên nói gập
ghềnh khó đi. Những ai ở miền chợ không từng đi qua cầu mà có dịp
vào quê chơi phải đi qua cầu họ sợ mà càng sợ thì cái độ “lắt lẻo
gập ghềnh” càng tăng, tay chân rung lẩy bẩy. Nói về người đi xe đạp, chạy
cọc cạch trên đường đất long chong, bánh xe rơi vào mấy cái ổ gà làm
tưng cả ngực, đường bộ thì mình cởi xe, qua cầu kênh thì xe cởi
mình, nếu là chiếc xe đòn dong thì đỡ nhọc, kê vai lên cái đòn dong xe
chịu ê vai một chút nhưng đi vững trân chứ đụng phải chiếc xe đầm đâu
có chỗ cho chịu vai, xách tay qua tới bờ bên kia cầu mệt mỏi tối tăm
mày mặt.
Tôi từ núi Cấm xuống, xe hơi đổ
khách tại chợ cầu số 5, liền lội ngay vô Cảng Dừa. Tới kênh cảng đá
(bây giờ là kênh Bửu Liêm) chiếc cầu tre lắt lẻo đâu không còn trên
kênh nữa. Mặt Trời vừa sụt khỏi viền cây xa xăm, hai bên đầu bờ kênh
ngang có vài căn nhà nhỏ thấp lủng trong hàng chuối ven đường. Nhà
như một căn trại, mái lá đơn sơ nhuộm màu mốc thếch. Không thấy ai ra
đường cho lòng bớt cô đơn. Trời không mấy gió mà lạnh, cảnh vắng đìu hiu
như trên núi, chỉ còn tôi là khách bộ hành duy nhất trong buổi chiều
muộn. Tôi cởi xong chiếc áo bà ba vạt miểng và vừa rùng người để
tuột cái quần dài ra lội qua sông cho chắc thì nghe tiếng kêu chú ơi,
tôi quay về hướng có tiếng kêu, phía mặt trời lặn, thấy một bé gái
khoảng mười tuổi bơi chiếc xuồng Tam bản xắn qua kênh xuôi, dài từ
chợ cầu số 5 vô cảng Dừa, Ba Thê _ chú đừng lội để con đưa_ . Nó nê
chiếc xuồng bơi xâm xâm qua, tôi vội vả kéo quần dài lên và mặc áo
lại đàng hoàn, mũi xuồng vừa đụng bờ, tôi lên tiếng chào cháu và
nói vả lả:
Cháu mới bây lớn tuổi mà cũng
biết làm phước, bơi xuồng trông rất nghề nghiệp.
- Dạ miền nầy ai cũng vậy, nhỏ
hơn con, mấy đứa còn bơi xuồng được.
Lúc đó tôi ba mươi hoặc hơn ba mươi
vài tuổi, nông nghiệp chỉ một vụ lúa thôi, ruộng đồng vào mùa mưa
nhiều, nước trên thượng nguồn sông Mê Kong tuôn xuống, đường xá còn
ngập, nên dân ở đây nghèo giàu vì cũng phải có một hoặc hai chiếc
xuồng để sinh sống qua ba bốn tháng mùa nước, giăng câu, bủa lưới,
đặt lờ bắt cá, hoặc đi chợ, nên trẻ con sanh ra chừng biết chạy biết
nhảy, rược cút bắt thành thạo thì cha mẹ tập bé bơi lội, lớn nữa
tập cho bơi xuồng.
- Cháu nhà bên kia phải không?
- Dạ phải
- Sao biết chú cần mà bơi qua đưa
giùm?
- Thấy chú đứng trông, ngó vô, ngó
ra, là con biết.
- Cháu thông minh còn tốt bụng nữa.
- Cha con dạy phải làm người tốt; thấy
người ta lở đường mà mình làm bộ vô tình là không nên. Ăn ở vô tình sẽ bị người
khác đối sử vô tình lại. Làm người xấu mang tội nữa chết bị đày xuống
âm phủ chịu khổ.
- Dạy con còn nhỏ đã biết làm phước.
Cha cháu giỏi thật đó! Cho chú kính lời khen cha cháu nha!
- Dạ. Chú đi may mắn.
- Cám ơn cháu.
14/4/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét