HÃY NÓI CHUYỆN VỀ MÌNH ĐI.
Rất
lâu chúng ta mới gặp nhau phải không ? Vắng lâu mới gặp một lần đáng lẽ là nên
trân trọng thời giờ hiếm hoi nầy để nói chuyện về chúng ta mà rất tiếc, nảy giờ
toàn nói chuyện của người khác. Hãy ngưng nói chuyện họ để nói về bạn hay về
chúng ta sức khỏe và tinh thần mạnh yếu thế nào, không khỏe thì làm sao cho
khỏe, điều yếu, tìm hiểu nguyên nhân nào xảy ra yếu đuối đặng kịp thời làm mạnh
lên. Tôi muốn biết về bạn hoặc trái lại bạn cũng muốn biết về tôi. Thời giờ để
nói chuyện chúng ta còn chưa đủ, ta đi nói chuyện người khác chẳng phải đã uổng
phí lắm sao?
Ta
nói xấu người không có mặt đôi khi chỉ vì thói quen và sự cố chấp rằng ta hơn
họ. Đã nói sống theo thói quen và sự cố chấp biết đâu ta cũng là người xấu mà
ta chưa hay mình có những hành động, cử chỉ điên rồ thật tội nghiệp, khờ dại không
biết mình khờ dại, sửa mồm đặng đổ sự khờ dại xấu xa lên cuộc đời người khác, ta
thích nhìn cái xấu của người khác mà không nhìn tật xấu của mình, chẳng phải
Đức Thầy đã dạy như vầy sao?:
“Chuyện
người chớ móc chớ moi
Hãy
treo gương thiện mà soi lấy mình”
Nếu
thật sự có ai đó lỗi lầm, làm điều không tốt ta cũng không vì thế mà được nước
tấn công mắng nhiếc, vạch trần cái xấu của họ như giải quyết chiến tranh, dùng
sức mạnh quân sự để thắng trận. Chuyện mất mát tình cảm đâm ra đối nghịch nó
thuộc về tâm lý, hãy bầu bạn với lòng để quên sự mất mát đó sẽ tốt hơn. Đức
Thầy khuyên hãy đối xử tốt với người làm quấy để chinh phục họ:
“Lỗi
lầm chớ có hùng hào,
Đừng
chưởi đừng rủa đừng cào đừng bươi.
Đem
lời hiền đức tốt tươi,
Đặng
mà giáo hóa vàng mười chẳng hơn.”
Đời
có biết bao nhiêu là gương thiện nhưng tâm tính của ta quá hẹp hòi, ích kỷ, cao
ngạo không bằng lòng cho ta ngợi khen tôn vinh người khác, nhất là những người
mình mang mặc cảm nặng nề với họ. Những việc tốt họ làm đã vượt quá xa ta rồi
mà ta cứ ngồi ở sau chê bai người đi trước là dở, quá sá dở, không bằng ta.
Giáo
lý đạo Phật thuyết về bản thân con người, ngoài tám sự khổ căn bản: sanh, lão,
bệnh, tử, ái biệt ly, oan tắng hội, mưu cầu bất đác, ưu sầu lo ngại, còn có năm
thứ khổ khác gớm ghiếc mà ta phải đối mặt là Ngũ Trược, năm thứ trược của bản
thân làm cho tinh thần ta không yên với đạo để tiếp thu hạnh đức, phựt dậy ánh
sáng từ chơn tâm thanh tịnh. Điều đáng nói ở đây là “Kiến Trược” một trong năm
thứ trược mang tính nhạy cảm phiền phức nhứt qua giao tiếp mắt thấy. Đức Thầy
cho biết, người tu hành dù muốn được thấy Phật tại tiền hay về cõi Phật sau khi
mãn kiếp hồng trần mà cái tâm hay dòm ngó chuyện thế gian, lỗi phải của người
khác là không được đâu:
“Dòm
việc quấy ngắm điều bạo ngược,
Mắt
trông vào những chỗ đê hèn.
Nào
được xem cảnh báo đài sen,
Nghĩa
Kiến Trược giải ra như vậy.”
Học
Phật, học đạo chỉ là hình tướng ban đầu rồi lần lần tiến lên không trụ vào hình
tướng mà vẫn học Phật, học Đạo được; nếu mãi mãi trụ vào hình tướng ban đầu mà
cái tâm đạo, tâm Phật không có; ở đất chùa không trồng cây trái của chùa, trồng
những thứ vớ vẩn khác, ngược qui tắc thiền môn là trở về với thế tục ngay khi
đang ở trong chùa, ăn cơm chùa, mặc áo nhà chùa.
Trở
lại vấn đề chính, chúng ta hãy suy nghĩ, nói chuyện về mình là thắp đèn sáng
trong nhà mình, nhờ có ngọn đèn đạo đức trong ta thắp sáng, luôn hiện diện
chính mình sẽ không ai vào lòng, vào mắt cho ta thấy làm bận lòng, bận mắt. Ta
chỉ thấy có ta thôi và ta đang học Đạo, hành đạo đúng nghĩa. Trong học Đạo,
hành Đạo chỉ thương chứ không ghét, nếu có nhìn người, nhìn đời thấy việc xấu
của ai là đừng học, đừng nhìn, và khi đã nhìn cũng ánh mắt vô tình vô cảm trạng
thái xấu, đàng khác, lở có học, có nhìn, biết là học sai, nhìn sai thì xóa phức
đi cho mất gốc. Vì không học không nhìn cái xấu của ai nên không có chuyện xấu
của ai để nói và suy nghĩ về họ, khỏi mất thời giờ rèn luyện tâm tính mình.
Do
câu “Hãy treo gương thiện mà soi lấy mình”, mỹ ý của Đức Thầy, treo gương thiện
như treo ngọn đèn sáng trong suốt cuộc đời, lấy thiện làm gương, treo gương ấy
lên để lúc nào cũng thấy và nghe nhắc nhở, dễ huân tập thuần nhứt chơn tánh:
người ta ăn thiện, nói thiện và suy nghĩ cũng thiện, phước đức, công đức trùm
thân thì thân là phước thân.
“Diệt
mê si hãy phải nương thuyền giác,
Muôn
việc làm chánh trực khôn ngoan.
Đừng
bạ đâu tin bướng nghe càng,
Làm
ngu muội đọa thân uổng kiếp.”
Đừng
tưởng ăn chay, mặc đạo phục sớm chiều thì thụp vái lạy Phật là mình thức tỉnh
hết mê. Thức tỉnh là trạng thái đầu tiên bỏ đời theo đạo, nhưng không chỉ theo đạo
bằng vài hình thức đơn giản vậy là diệt được mê si. Tính mê si đã có trong ta
từ vô lũy kiếp, nó dẫn ta đi đầu thai không những là loài người mà là các loài,
lên lên xuống xuống dưới cõi trần gian nầy. Nay dù thức tỉnh bỏ đời theo đạo,
bỏ ác lấy thiện, nhưng tính mê si vẫn còn chồng đống trong ta thì những ngày
dài quy y cùng Phật Pháp ta phải tích cực từ bỏ tánh xấu và tội ác không cho
theo ta nữa, để chuyện tu không phải là tiếng nói suôn ở đầu môi chót lưỡi. Ông
Thanh Sĩ nói:
“Đạo
đức chỉ là khua ngoài miệng,
Tu
hành không một chuyện trong lòng.
Kệ
Kinh học nói cho thông,
Khác
nào con Két nhái ông chủ nhà.”
Đức
Thầy cảnh báo môn đồ “trong chúng sanh tìm đạo quá mồm”, mỹ ý ngăn trừ hạng tu
bằng miệng chứ lòng không tu. Từ “quá mồm” còn có ý nghĩa khác, quá mồm tức nói
người lắm miệng dệt thêu, hay bày chuyện móc moi chỉ trích, tới cửa chùa, cửa
đạo rồi mà cứ bày ra những chuyện thế gian làm cho náo loạn cửa đạo, cửa thiền.
Lời dạy của Đức Thầy “Treo gương thiện” ta hãy cương quyết thực hành siêng suốt
sẽ loại trừ được mê si.
Chuyện
của chúng ta là “Treo gương thiện, nương thuyền giác” nhưng ta lại quá thờ ơ, chỗ
đáng lo mà không lo lại bỏ công lo phê bình, chỉ trích nói xấu người khác làm
cho mất thiện tâm, thuyền giác không nương là tha hồ để mê si làm chủ quản thì
các việc mình cho là hay đã hóa ra dở.
03/11/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét