ĐỨC BỔN
SƯ VÀ CHIẾC LONG ĐÌNH
(Để tôn vinh cuộc lễ kỷ niệm ngày viên tịch của Đức
Bổn Sư năm nay, 13 tháng 10 năm 2018.)
Đức Bổn Sư quý danh là Ngô Lợi, sanh trưởng ở miền
tây nam giáp biên giới Việt Nam
– Cam Pu Chia, xưa thuộc tỉnh Châu Đốc, nay là An Giang. Rất tiếc các nhà chép
sử lớp tiền bối không tìm ra được năm sanh, chỉ đề năm viên tịch 1909.
Ngài đi trong lòng lịch sử dân tộc khai sáng đạo
Hiếu Nghĩa, bổn đạo của Ngài ở khắp miền bảy núi nhưng trung tâm phát huy đạo
lớn mạnh và nối truyền đến ngày nay là ngôi chùa với cương vị Tổ Đình, đại Tòng
Lâm “Tam Bửu Tự” dưới chân núi Tượng, cận thị trấn Ba Chúc.
Long Đình của Đức Bổn Sư để thờ vị trí hàng đầu |
Đức Bổn Sư ngoài công cuộc dạy đạo cứu đời, sáng
tác quyển “Đồ Thư” truyền lại nhân gian, Ngài còn có đôi tay của một nghệ nhân,
tạo nên chiếc Long Đình với nét điêu khắc tuyệt vời, kỷ vật kỳ tích. Ngài thành
lập một tôn giáo, đáng lẽ phải chuyên biệt về giáo lý, giáo điều để thức tỉnh
quần chúng hâm mộ đạo pháp, tránh xa tội lỗi và những đắm nhiễm tục lụy, cớ chi
là một nghệ nhân?
Long Đình có hai nghĩa: 1, sân rồng, 2, chiếc kiệu
khiêng có muôi. Dầu dùng nghĩa một hay nghĩa hai, chữ “Long” đều đặt để sự liên
quan đến vua, sân rồng là sân chầu trước hoàng cung đại điện, vua đi đâu, chăm lo việc nước, việc dân, thảy
ngồi trên kiệu. Nói về Long Đình Đức Thầy có câu:
“Mấy lời dặn bảo đinh ninh,
Gắn ghi chạm dạ Long-Đình được xem”
Hoặc:
“Muốn xem được hội Long-Đình,
Thì dân hãy rán sửa mình cho trơn.”
Tuy ta không nắm được dụng ý của Đức Bổn Sư nhưng
tin chắc rằng việc sáng tác Long Đình đối với vị sáng lập tôn giáo trong lòng
lịch sử dân tộc có mang tính thời sự ngay trong lúc nước nhà bị quân xâm lược
Pháp ngang ngược bạo hành, biểu hiện sự liên quan công cuộc dạy đạo Hiếu Nghĩa,
bù đấp, khôi phục niềm tin đạo đức, tín đồ không bị tha hóa hay rời rạc tình
yêu non sông.
Viếng chùa Tam Bửu, bước vào nơi tôn nghiêm ta thấy
có hai ngôi Long Đình làm chỗ thờ, Long Đình ở vị trí đầu tiên và Long Đình
đằng sau nốt. Nhìn thoán qua ta thấy hai ngôi Long Đình nét điêu khắc giống
nhau nhưng nhìn với sự thâm dò, ngẩm nghĩ thì chiếc Long Đình ở vị trí hàng đầu
nét hoa văn thật tao nhã hữu tình.
hình nhà cơm từ thiện đải những ngày vào lễ |
Theo lời của quý chức sắc trong Đạo Hiếu Nghĩa,
chùa Tam Bửu có hai ngôi thờ Long Đình, cái để thờ ở vị trí hàng đầu là do
chính tay Đức Bổn Sư sáng tác, còn cái ở sau cuối là do thợ người thế tục làm.
Đức Bổn Sư đóng kỷ vật kỳ tích nầy vào thời pháp thuộc, không có dụng cụ bào
đục hay dùng máy móc như hiện nay, tương truyền Ngài chỉ dùng vỏn vẹn có con
dao phay và cây búa mà hoàn hảo kỷ vật trong khi những danh thợ sau làm ra nghệ
phẩm nầy vào thời nước nhà độc lập có đầy đủ các dụng cụ giúp tay nghề thích
nghi cho công việc điêu khắc. Sở dỉ có hai Long Đình như thế trong một ngôi
chùa vì các chức sắc tín đồ của đạo muốn bảo quản tốt kỷ vật kỳ tích, các vị đã
học qua một bài học bởi những kẻ trộm cướp thì cái còn lại sẽ hình dung được
cái đã mất làm mẩu thức để sao tác. Có 3 chức sắc trong đạo Hiếu Nghĩa cho tôi
cơ hội tiếp chuyện với quý vị rất vui vẻ, và kể tôi nghe câu chuyện như sau:
Khi Pháp tặc xâm chiếm Việt Nam , đặt nền đô hộ, họ thấy cái
Long Đình của Đức Bổn Sư bốn vách đều có hoa văn sặc sở, không gian rộng rãi,
trên có mui che, thấy là hứng thú sanh lòng ham muốn lấy chỡ đi một cách ngang
ngược về làm của riêng mình. Kẻ chủ mưu thâm ác phá hoại tự do tôn giáo và tín
ngưỡng của các tín đồ đạo Hiếu Nghĩa, ông ta thốt lời hóng hách mạ lỵ ngôi thờ
tự tôn nghiêm trong chùa với lời lẽ cao ngạo: Lấy về làm phòng ngủ. Sự hóng
hách ngang tàn của tên cướp, đem Long Đình làm của riêng mình tưởng là hả hê
lắm nhưng đâu ngờ, chỉ một đêm thôi thì ông đã bị hộc máu tươi. Một lần đủ tởn,
từ đó về sau ông không dám làm phòng ngủ nữa. Mãi cho đến khi quân Pháp cút
khỏi Việt Nam
thì cái Long Đình của Đức Bổn Sư được đưa vào viện bảo tàng. Trải qua thời kỳ
đệ nhứt Cộng Hòa, Long Đình của Đức Bổn Sư vẫn nằm yên trong viện bảo tàng, qua
thời đệ nhị, tổng thống Việt Nam
Cộng Hòa là ông Nguyễn văn Thiệu, khi còn là chủ tịch ủy ban lãnh đạo quốc gia,
nhận đơn xin của quý chức sắc của Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, từ đó tri nguyên tông
tích cái Long Đình là của Đức Bổn Sư Ngô Lợi, tổ đình là chùa Tam Bửu, ngày 21
tháng 11 năm 1970 ký lệnh hoàn trả về nguồn gốc. Lệnh hoàn trả có sẵn nhưng cho
tới ngày 11 tháng 5- 1971 quan chức và binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa tổ chức cuộc
di hành đưa Long Đình từ viện Bảo Tàng về chùa Tam Bửu.
Hôm đưa Long Đình trở về nguồn gốc, miền tây nam
hai tỉnh An Giang và Châu Đốc nối liền trời đổ mưa suốt, như thể đất Trời cảm
động. Theo bảng lộ trình quan binh Việt Nam Cộng Hòa dùng xe đưa tới chỗ,
nhưng thời điểm đó, đường từ Nhà Bàn vào Chi Lăng, Tri Tôn, Ba Chúc núi núi nối
liền mấy ông “bên trong” dấu mình trong rừng núi hoạt động đánh phá( hồi đó dân
chúng hay kêu Việt Cộng là mấy ông bên trong, bởi họ hoạt động thầm lén trong
đồng, quân lực Việt Nam Cộng Hòa gọi là lính “Quốc Gia”, công khai với dân
chúng), Phía quốc gia lo sợ mấy ông bên trong ra đấp mô giựt mìn, phá đường xe
chạy nên đã cho quan binh theo bảo vệ đưa kỷ vật kỳ tích về chùa Tam Bửu một
cách an toàn.
Tôi quen thân một anh, trước 1975 có đi lính Địa
Phương Quân, cấp bậc trung sĩ giữ chức trung đội trưởng, hơn vài lần kể tôi
nghe về câu chuyện đưa ngôi Long Đình từ Viện Bảo Tàng Sài Gòn về chùa Tam Bửu
tỉnh Châu Đốc: Nhận được lệnh từ thiếu úy đại đội trưởng, cả đại đội chúng tôi
đi nằm đường, nói là giữ an ninh cho một ông tướng nào đó từ Sài Gòn về quận
Tri Tôn kinh lý. Tưởng ở được đường làng có dân cư, không ngờ đại đội tôi nằm
sâu trong đồng mà hôm ấy 10 , 11 tháng 5 – 1971 suốt ngày trời mưa dầm dề. Chừng
xong chuyện giữ an ninh, trở về hậu cứ, tôi mới hay rằng đại đội của tôi và
nhiều đại đội khác, binh chủng khác, trên đường từ Sài Gòn về quận Tri Tôn đã
có đi giữ an ninh, lớp ven đường, lớp trong đồng, cẩn mật cho cuộc tiễn đưa
Long Đình của Đức Bổn Sư về nguyên chủ.
Hồi đó, anh bạn tôi kể chuyện trên hơn vài lần, tôi
nghe nhưng không để bụng, tưởng là nói trong tiệc trà cho vui chơi thôi. Sau
nầy, nhân dịp đi viếng chùa Tam Bửu thấy có ngôi Long Đình để thờ trong chùa là
sự thật, tôi chợt nhớ chuyện anh và đồng đội anh đi làm hàng rào an ninh mà
nghe lòng có điều thích thú muốn gặp anh tìm hiểu thêm nhưng anh không còn tồn
tại trong cõi thế gian nầy. Tôi hơi tiếc vì đã bỏ qua một điều không nên bỏ…
trải nhiều năm tháng cho đến ngày gần đây trở lại viếng chùa Tam Bửu tôi gặp ba
vị chức sắc thuộc đạo Hiếu Nghĩa tiếp phục vụ đạo sự ở đó, tôi bày tỏ lòng ham
mộ về chuyện Long Đình và những vì có liên quan đến báu vật nầy. Thấy tôi là
người thích tìm sử liệu, quý vị ấy rất vui kể cho tôi nghe những gì đã biết và
sau cùng dẫn tôi về nhà lật cho xem một quyển sách chữ in khổ lớn, người ta lật
tìm phớt qua những trang tôi thoán trong đây có nhiều văn kiện mang tính lịch
sử, đến trang ghi ngày tháng năm chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, Ông Nguyễn
văn Thiệu ký lệnh giao trả Long Đình về chùa Tam Bửu thì dừng lại để tôi xem.
Thật là thú vị!
19/11/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét