Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018


ĐỀN THỜ ÔNG THẺ SỐ 2

Gọi là Ông Thẻ, thực sự chỉ là thanh cây, vì thấy miếng thẻ có công lớn nên người đời gọi tôn danh là ông. Cây Thẻ nầy có hai đặc điểm:
Thứ nhất: Do chính tay Đức Phật Thầy Tây An chọn cây quí chuốc cây làm thẻ và xai Đức Cố Quản Trần văn Thành vẹt rừng đi cắm bốn cây thẻ ấy.
Thứ hai: Thẻ có vai trò bảo vệ sự bình yên cho miền Thất Sơn nên được chia cắm dưới chân quanh vùng bảy núi, giữ gìn an ninh và sự xâm hại của quân Tàu. Kẻ dị chủng nầy biết miền thất sơn nước ta là nơi tụ hội địa linh nhân kiệt nên đã dùng ếm phá cho địa không linh nhân không kiệt nữa. Bốn cây thẻ Đức Phật Thầy xai đi cắm nhằm phá ếm của họ không còn tác dụng. Vì thế mỗi cây Ông Thẻ sau nầy được dân chúng trong vùng tin tưởng sự linh thiêng từ đôi tay của Đức Phật Thầy, công to của Đức Cố Quản mà dựng ngôi thờ phượng và nơi đây là ông thẻ số hai, tọa lạc trên cánh đồng Bảy Thưa, đường kênh cầu chữ S đi vào, cách chợ Cái Dầu, huyện Châu Phú khoảng 5 cây số, về hướng tây. Sở dỉ có chuyện bảo an vùng bảy núi vì theo Sám Giảng Giáo Lý PGHH đã báo trước những câu như sau:
“-Trên năm non rồng phụng tốt tươi,
Miền bảy núi mà sau báu quí.
-Trên bảy núi còn nhiều báu lạ,
Rán tu tâm dưỡng tánh coi đời.
-Rừng lâm cây đá thấy ngày nay
Mà ruột năm non có cát đài.
Thất sơn lộ vẻ đài lầu
Chừng ni mới thấy nhiệm mầu của ta…”

Sau 1975 nơi thờ tự nầy có nhiều thay đổi, diễn cảnh xảy ra không tốt về mặt tín ngưỡng và từ năm 2015 trở về trước vị trí thờ ông thẻ số 2  thật là buồn tẻ âm u, nằm chung trên tuyến dân cư. Không biết chánh quyền địa phương nghĩ như thế nào, Dinh thờ ông thẻ đã có từ bao đời biệt lập trên cánh đồng rộng bao la nay chánh quyền địa phương cho mở tuyến dân cư ngay đó, buộc Dinh thờ phải di dời sụt vô khỏi lộ giới. Vị trụ trì Dinh xin keo nhưng quẻ keo không cho phép, dân tình địa phương có tín ngưỡng sâu đậm về di tích tôn giáo càng không thể thi hành lệnh lạc của bất cứ ai. Chánh quyền địa phương hết cách, không dám hành động ngang ngược đành phải cho đường cua cùi chỏ né tránh đụng chạm Dinh thờ. Đường tuyến dân cư đấp cao hơn nền Dinh thờ từ một thước lấy hơn và bao sát làm cho nơi tôn nghiêm nầy thấp trủng xuống. Nơi thờ ông thẻ mà thấp thì các ngôi thờ phía trong cũng thấp, hàng năm tới mùa mưa và nước lên đồng, trong khu Dinh thờ nước nôi lủm chủm quý vị chủ quản Dinh vì muốn bảo vệ các ngôi thờ không bị ngập lục đã cho đổ đất chung quanh làm đập ngăn nước, giữ kỷ không cho nước ngoài vào nhưng mỗi khi trời mưa xuống, nước trong chu vi đê bao không thoát ra được, ở neo cho đến nước giựt cạn đồng mới mở đường thoát nước. Trong lúc nước lủm chủm trong nhà, ban quản lý dinh và trụ trì phải bắt cầu khỉ đi tới đi lui sinh hoạt và thắp hương nguyện vái ở các ngôi thờ.
Nhiều lần tôi đến vào mùa nước lên, thấy các nhịp cầu rẻ qua rẻ lại trong khu đền, dưới nước bốc lên mùi không sạch, tôi cảm nghe lòng thương thương tiếc tiếc… ban quản lý Dinh có nguyện vái xin xăm Ông cho phép di dời, đôn cao các ngôi thờ nhưng quẻ xăm không cho phép. Dân đây rất kính tin về bói quẽ xin xăm, quẻ xăm không cho là không dám vượt phép tắc. Sự tù túng kéo dài, cứ mỗi năm người ta tiếp tục xin keo, ước nguyện một ngày nào đó quẻ xăm cho phép tôn tạo các ngôi thờ trang nghiêm, để bà con khắp nơi có tín ngưỡng về những di tích lịch sử của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Đức Phật Thầy Tây An đến hành hương chiêm bái di tích quan trong nầy.
Năm nay 2018 chúng tôi trở lại thăm viếng di tích ông thẻ số 2 thấy ngôi đền được tôn tạo nâng cao, ngôi thờ Ông Thẻ dời vô cách xa đường cùi chỏ, dầu tôn tạo cất mới nhưng vẫn giữ mẩu cũ có điều khung nhà thờ lớn rộng gấp ba gấp bốn lần so với cũ.
Cúng nguyện xong các ngôi thờ chúng tôi gọi nhau ra đứng trước sân Dinh chụp hình lưu niệm. Chụp xong chúng tôi tản đi ngoạn cảnh rải rát thì trong khu Dinh, có người ra mời chúng tôi vào nhà khách dùng nước. uống xong ly trà nóng tôi nói lời cảm tưởng khen tặng các vị chủ sự gầy dựng công trình tôn tạo mới mẻ và khang trang, kiểu cách xây dựng các dãy nhà trong khu dinh rất đẹp mắt, rộng rải, thoán mát, đem đến sự thanh thoản tâm hồn để những bá tánh có tín ngưỡng về Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật Giáo Hòa Hảo đến chiêm bái di tích, biết được công trạng của bậc tiền nhân, về nhà vui tươi cởi mở, tin sâu vào sự nghiệp cứu đời của Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật Giáo Hòa Hảo.
Tôi hỏi một vị trong ban tiếp khách độ tuổi lục tuần ngồi cùng bàn uống trà với tôi:
- Thưa anh, từ năm 2015 trở về trước nơi đây trủng thấp dân làng muốn tôn tạo nâng cao dáng vẻ khu dinh thờ nầy nhưng nghe nói là quẻ xăm không chứng, phải thế không?
- Dạ phải _ anh ta trả lời.
- Cách chỉ hai năm mà ngôi đền thờ được xây cất khang trang như vầy là làm ngang bất kể sự không cho phép của quẻ xăm ông, phải thế không ạ?
- Dạ không đâu! Đối với các vì trên trước dân đây rất kính Không ai dám làm ngang.
- Thế là có xin xăm và được quẻ xăm cho phép sao?
- Dạ phải.
- Những năm trước nhiều lần xin xăm mà quẻ không cho giờ đã cho anh có thể giải thích gì sao không ạ ?
- Điều nầy tôi không chắc lắm, nhưng nói theo những thông tin mà tôi biết cùng với suy nghĩ của mình thì những vị trụ trì, chủ quản dinh thờ ông thẻ số 2 nầy trước kia ngoại giao không rộng lắm, nghĩ mình là con cháu nhiều đời trong họ hàng nhà Đức cố thì cứ hành theo lệ cha truyền con nối mà tiếp quản di tích… ngoại giao không rộng mặt ủng hộ của quần chúng không nhiều sẽ không có nguồn kinh phí đủ làm đại sự trùng tu đền thờ. Suy nghĩ điều đó, những người đặt trọng tâm tín ngưỡng Bửu Sơn Kỳ Hương và di tích lịch sử trong đạo đến lúc phải tiếp tay, đi thỏ thẻ với nhau vận động một cuộc cầu nguyện đông người. Theo tôi biết, có nhiều ngôi chùa nhận lời mời, tiếp loan tin mời bá tánh đến chùa cầu nguyện cho quẻ xăm xin di dời và tôn tạo dinh thờ ông thẻ số 2 được ơn trên ứng chứng. Được biết sau lời kêu gọi tham gia cầu nguyện bà con đồng đạo các nơi hay tin tham gia cầu nguyện con số lên đến nhiều ngàn người. Dân gian hay bảo nhau : Lòng dân là lòng Trời, khi có đông dân quyết tâm làm thiện sự bảo tồn di tích lịch sử của đạo, sau cùng quẻ xăm đành lòng với dân mà ứng chứng thiện sự. Từ đây những người có tham gia cuộc cầu nguyện xin quẻ xăm, xét mình có trách nhiệm đối với lời cầu nguyện của mình phải đóng góp tài chánh và kêu gọi hảo tâm của bà con cô bác, người thân, bạn bè nhiệt tình ủng hộ công của, nhờ vậy ngôi đền thờ ông thẻ số 2 được tái xây dựng với kết quả tốt đẹp thế nầy.
- Cám ơn anh về những thông tin có tính quyến rủ niềm tin. Thưa, hành trình chúng tôi hôm nay còn phải tiếp tục thăm viếng nơi khác, vậy đoàn đây xin chào tạm biệt anh nhá.
- Vâng! Chúc quý đoàn thượng lộ bình an.
29/7/2018


Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018


TÂM TÌNH VỚI BÀ CON NGHÈO

Nhớ hôm đi giúp quà tết cho bà con nghèo ở miền núi thấy cảnh bà con người đến bằng xe đạp thì thì đi bộ rất là tội nghiệp nên tôi có cuộc nói chuyện với quý vị trước khi phát quà. Tôi biết một số không ít những hộ nghèo đã tự làm cho mình nghèo mà không hay, giống như tôi hồi xưa vậy, cứ được nước trách Trời ăn ở không công bằng, cho người giàu thì giàu đủ thứ, kẻ nghèo thì nghèo tệ đến đổi không đủ cơm mà ăn.
Thưa quý vị! lời nói đầu tiên của chúng tôi là gởi lời chào thân thương và vấn an sức khõe quý bà con mình, và tiện đây, cho tôi xin một chút tâm tình để dễ cảm thông nhau nhá!
Chúng tôi được sanh ra và lớn lên cùng với quê hương đồng ruộng, lúc xưa vắng vẻ cô đơn không mấy khác miền núi của quý vị hiện giờ; cảnh bất hạnh, nghèo khó đã đeo bám dai dẳng. Nay chúng tôi vượt khó tuy chưa đến độ dư dả, thảnh thơi nhưng tâm tình của những người đã sống qua một thời vất vả về sự sống bẩn chật, lúc nào cũng nhớ nhớ thương thương những ai bị số kiếp nghèo khổ đọa đày. Từ trong cảnh nghèo chúng tôi đã cảm nhận được nỗi bất hạnh giày vò, sự thiếu thốn làm cho ruột thắt gan teo, mặc cảm với người có cuộc sống dư dả, mong cho được may mắn khá lên hoặc Trời Phật xót thương chuyển hóa. Thật sự những người nông dân nghèo khổ thuở nào đã được ơn trên chuyển hóa.
Nghe chú ba ở miền núi đây báo tin xứ mình bà con nghèo lắm, cơm áo qua loa, đời sống thiếu thốn không mấy người dám nghĩ chuyện ăn tết vui vẻ có quà bánh cúng ông bà, thảnh thơi năm bảy ngày thưởng xuân với những tiếng cười giòn. Nếu được sự quan tâm của những người tốt phước giúp đở thì tết năm nay bà con nghèo ở miền nầy được lợi ích lớn. Chúng tôi liền theo mong ước của chú ba nói trên, thông qua cùng chư huynh đệ đó đây có thiện tâm, thiện nguyện giúp đời, tạo một trăm phần quà tết cho bà con mình, mỗi phần quà trị giá 250.000 (hai trăm năm mươi ngàn) gồm có gạo, dầu ăn, đường, bột ngọt, nét cà fee, bánh kẹo, bánh phồng và năm mươi ngàn tiền mặt.
Xin thưa cùng bà con mình! Đối với những hộ bị nghèo thiếu bao vây suốt thì phần quà giá hai trăm năm mười nghìn không đáng giá là bao, nhưng trong lúc quý vị thắt ngặt nó sẽ chảy gở những rắc rối ở một chừng mực nào đó, chừng mực tết chẳng hạng, để quý vị mừng xuân đến với tâm trạng chút ít thảnh thơi, vui vẻ. Chúng tôi luôn đặt niềm tin bất khả xâm phạm vào Trời Phật Thánh Thần có sự chuyển hóa tốt đẹp cho quý vị thoát khỏi cảnh nghèo. Hy vọng món quà tết mà chúng tôi đem biếu sẽ như chiếc xe có trớn, sẵn trớn đưa quý vị đi tìm được công ăn việc làm khắm khá hơn.

Quý bà con mình muốn biết vì sao chúng tôi thoát được nghèo khổ và hôm nay đến đây tâm tình với vị không? Tôi nghĩ là quý vị nên cần biết, bởi vì cũng như chúng tôi, quý vị cũng muốn có cách thoát nghèo đói mà. Nếu vậy tôi xin nói nhá!
Một là: do chúng tôi học hành theo lời giáo huấn của Đức Thầy Phật Giáo Hòa Hảo:“Khuyên đừng xài phí sa hoa, ăn cần ở kiệm đặng mà lo tu”.Hai là, từ chỗ đắm say cờ bạc, rượu chè, húc chít chúng tôi nguyện bỏ hẳng. Ba là: làm thiện, nghĩ thiện, nói thiện, không làm ác, nói ác, nghĩ ác.
Ba yếu tố quan trọng nêu trên cộng với việc siêng năng làm lụng của mình đã đưa chúng tôi thoát khỏi cảnh nghèo đói. Điều nầy thực tế dễ hiểu chứ không phải mầu nhiệm khó hiểu.
Thứ nhất: Phần đông người ta thích sắm dọn, ra chợ gặp hàng mới đẹp là ham. Biết tình cảnh nhà mình nghèo thiếu thì nên thôi đi ước vọng sa hoa, không có tiền mà cũng không chặt đứt lòng ham muốn để nó càng lúc càng lấn chiếm xúi dục con người, khi độ ham muốn đi quá trớn không cưỡng nỗi người ta có thể làm gan hỏi tiền hoặc mua thiếu trả góp. Thế đã gây nợ nần trong lúc công việc chúng ta làm mức thu nhập không cao và đôi khi đồng tiền chảy vào túi ta rất là bắp bênh. Cái đời “tay làm hàm nhay” không ai mướn làm là không có gì nhai, cộng thêm tiền trả góp chỉ cần trịt một chút là nợ chồng lên nợ, nghèo chất thêm nghèo, thế có phải chính mình làm cho mình nghèo thêm không? Trách Trời là không đúng
Thứ hai: Trong nhân gian có ai mà không nghe câu nầy “Cờ bạc là bác thằng bần”, sống chỉ một đời thằng bần thôi chịu còn không nỗi, huống chi để gặp tới bác thằng bần về sống chung thì trông chừng bần cho đến hết kiếp, chết luôn thôi. Kế đó là uống rượu, ai cũng biết rằng uống rượu say sưa phải chịu tổn thất nặng nề. Người ta thường nói hễ rượu vô thì lời ra. Bình thường ít nói chuyện mà say rượu là nói chuyện huyên thiên bất kể Trời đất, đụng chút là câu mâu, nói chuyện lên đầu lên cổ người ta, ngay đến cha mẹ còn không nhường, tốn tiền mà còn làm nhục danh dự. Thân thể yêu quí do cha mẹ sanh ra nuôi nấng bây giờ say sỉn té bờ ngủ buội, riết rồi kiệt sức, thiêu đốt thời gian vào những chuyện tội lỗi không đâu. Đối với người chạy làm kinh tế đều cho thời giờ là vàng bạc, tức có thời giờ là có thêm vàng bạc mà mình lại đỗ thời gian quí báu vào chuyện say sỉn, say sỉn lâu sẽ thành tật, để sau cùng đi đến tình trạng tiền mất tật mang.
Thứ ba: Làm thiện, nghĩ thiện, nói thiện là tránh đi ba tật xấu: làm ác, nghĩ ác, nói ác. Người không sanh ác nhân sẽ không nhận lấy ác quả. Làm người tốt Phật Trời mới chuyển hóa cuộc sống tốt cho ta. Cổ nhân dạy “Hành theo đạo của Trời, chia cái lợi của Đất”. Trời có đức hiếu sinh, tạo ra muôn loài vạn vật, hành theo đạo của Trời là phải dung chứa hạnh hiếu sinh đối với mọi người, quí chuộng vạn vật. Không vì sự sống còn của ta mà gây bất lợi cho sự sống của người khác, loài khác; chẳng thế, ta còn lấy lòng thương yêu che chở cho người khác, loài khác, như mình thương yêu che chở chính mình.
Kính thưa quý bà con! Người ta thường bảo “Thức đêm mới biết đêm dài, có đạp gai mới biết đạp gai là đau nhức. Tôi chính là người đã từng thức đêm dài và đạp gai nên nay, nói với quý vị như lời thỏ thẻ từ bản thân đã qua kinh nghiệm, nếu quý vị ai còn phạm phải ba điều cấm kỵ nói trên hãy cố mà bỏ, từ nay không tốn thời gian cho cờ bạc, say rượu, hút chit… chuyên lo làm ăn cũng sẽ khá lên thôi. Như quý vị cũng biết, hiện nay trong các miền quê người ta hay đổ ra Sài Gòn, Bình Dương tìm việc, tuy rất nhiều người đi làm mướn kiếm tiền nhưng kết quả không giống nhau, người thì khá lên về quê cất sửa nhà cửa kẻ thì nghèo suốt, nợ nần. Vào làm công ty lương bổng như nhau mà mỗi tháng người dư tiền kẻ thiếu lại là sao?
Tóm lại: Muốn thoát cuộc đời nghèo khổ phải làm theo ba điều chỉ dẫn: Trong lúc mình còn nghèo thiếu không xài phí sa hoa, chỉ nên tốn tiền cho nhu cầu cần thiết, không rượu chè, cờ bạc, không làm chuyện ác đức bất nhơn để lương tâm không thẹn, không bị người khác gây ác cảm với mình.
Kính chúc quý bà con ăn tết vui vẻ
25/7/2018

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018


ĐỐI VỚI ÂN ĐẤT NƯỚC

Trong cõi thế gian, nhân sanh ai cũng có quốc gia, chủng tộc. Những bộ lạc nhỏ, thiểu số thuộc dạng đồng bào sắc tộc, ở lãnh thổ Việt Nam thì quốc gia của họ cũng là quốc gia Việt Nam và muốn cho chủng tộc quốc gia mình đời đời trường cửu dầu chủng tộc của mình thấp hèn quốc gia nhược tiểu cũng vì chủng tộc quốc gia mà bảo vệ. Những quốc gia tự cho là hùng cường ỷ mạnh hiếp yếu muốn thôn tính những quốc gia láng diềng nhược tiểu để mở rộng bờ cõi, nếu công dân của những quốc gia nhược tiểu cho đây là số mạng, số Trời đã định, cúi đầu cho quốc gia ỷ mạnh hiếp yếu thôn tính thì giang san của tổ tiên mình mất, nòi giống Lạc-Hồng sẽ bị lai căn. Một khi để mất giang san là mất tất cả.

Tín đồ đạo Phật, Phật Giáo Hòa Hảo, ân đất nước là một trong tứ đại trọng ân được để nằm lòng, bình yên thì lo tu bồi đức hạnh, khi quốc gia hửu sự là giựt dậy tấm lòng yêu tổ quốc, hành động bảo vệ nước non theo khả năng. Tín đồ PGHH Đức Thầy dạy ân đất nước như sau:

“ Sanh ra, ta phải nhờ Tổ-tiên, cha mẹ, sống ta cũng nhờ đất nước, quê hương. Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ, ta cảm thấy có bổn phận bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp. Rán nâng đỡ xứ sở quê-hương lúc nghiêng nghèo, và làm cho được trở nên cường thạnh. Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm”.

Nêu đoạn trích dẫn trên ta thấy có vài điều cần lưu ý:

- Muốn cho sự sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ, ta cảm thấy có bổn phận bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp.

- Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị.

- Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm.

Ta cảm thấy có bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp. Hãy tự đặt câu hỏi, với tình hình hiện nay đất nước mình có bị rơi vào cảnh huống “bị kẻ xâm lăng giày đạp” chưa? Ai nói chưa xin hãy nhìn cho kỷ đi! Hai đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ lãnh hải của Việt Nam, Trung cộng ngang nhiên đến xâm chiếm, mặc sức cho nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa kêu gào khan cổ trước sức mạnh của Trung cộng cũng không vì thế làm chúng rút lui. Ở vai trò làm chủ đất nước, nói đây là lãnh thổ của mình bị chúng bác bỏ mà không dám có một hành động cụ thể nào với kẻ đang xâm lăng giày đạp. Đối với Trung cộng, Việt cộng chỉ dám đấu tranh trên phương diện ngoại giao và điều nầy, bị nước đàn anh xã hội chủ nghĩa gạt bỏ ngoài tai và tiếp tục xâm chiếm với cơ ngơi vững chắc. Kẻ xâm chiếm dựng lên ở đó bảy đảo nhân tạo và trở thành bảy vùng quân sự của chúng trên biển đông, sẵn sàng áp đảo, khống chế những quốc gia có ảnh hưởng trong vùng nhạy cảm nầy nếu quốc gia nào can thiệp sự bành trướng của chúng.

Ngư dân Việt Nam biết Hoàng Sa, Trường Sa thuộc vùng Trởi biển của quốc gia mình, đến đánh bắt cá thì bị tàu tuần của Trung cộng khống chế đòi phạt tiền hoặc đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Công ty nhà máy Formosa của Trung cộng kinh doanh trên nước Việt Nam như một khu tự trị, nước chủ nhà không có quyền đến kiểm sát, bởi đó họ tự do thảy độc của nhà máy làm ảnh hưởng cả bốn tỉnh gây bệnh và chết người, phá hoại môi sinh đất đay và biển cả không còn sức sống cho dân nhờ. Trung cộng xâm chiếm một phần lãnh thổ của Việt Nam không phải là hành động của kẻ xâm lăng giày đạp sao? Như vậy cũng chưa vừa Trung cộng còn muốn chiếm sâu trong lãnh thổ nước ta, chọn ba miền Nam, Trung, Bắc làm ba đặc khu kinh tế, sự diễn biến của ba đặc khu kinh tế nữa sau thành ba đặc khu quân sự kiểm sát ba miền, chừng luật đặc khu được ban hành, dân ta có cánh cũng không bay ra được.

Hoàng Sa, Trường Sa hay Formosa mà Trung cộng chiếm dụng chưa có danh chánh ngôn thuận về luật đặc khu. Sống không hợp pháp với nước chủ nhà mà còn hành động ngang tàn cướp đất hại dân nước ta, huống chi nhà nước cho họ có ba đặc khu, pháp luật công nhận quyền sở hữu về ba đặc khu cho họ thì sự ngang tàn của họ đến cở nào?

Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị Trung cộng đã xâm chiếm hải đảo, công dân nước họ tuôn qua Việt Nam rất nhiều với dáng vẻ hiên ngang cường điệu, nhiều cửa hàng phố chợ có tên chữ Tàu, chúng sắp sửa một cuộc “kẻ ngoài thống trị”, nên ta phải có ngay hành động “cứu cấp nước nhà” nếu không sẽ hối hận suốt đời. Bằng vận động sự đồng tình của nhân dân Việt Nam, hay bằng cách nào đó… cho người Trung cộng thấy rằng nước Việt Nam dù nhỏ nhưng nhân dân là nòi giống Lạc-Hồng không dễ bị ăn hiếp, chẳng phải tổ tiên của các người đã bị nhân dân Việt Nam đuổi chạy về Tàu lắm lần đó sao?

Người tín đồ PGHH biết rằng, Đức Thầy là cổ Phật lâm phàm, hướng trọn chúng sanh đến mục tiêu giải thoát. Nhưng xuống trần nhằm lúc quốc gia hữu sự, quân Pháp bạo tàn giày xéo quê hương đất tổ đành phải ra tay cứu quốc, một mai đất nước thái bình nhân dân an lạc, giải quyết cái chuyện nước non xong rồi sau tu cũng được. Ngài cảnh tỉnh thi sĩ Việt Châu lúc ông ấy ngồi chung xe với Ngài trên đường về Sài Gòn, gợi lòng ái quốc, đừng vui chơi quá mà vô cảm với việc nước non:

“Quen thói viết thơ sầu thơ cảm
Không dìu dân hắc ám qua truông.
Ngâm nga giọng quá u buồn
Làm cho đọc giả quay cuồng mê ly.
Theo dõi gót từ bi mấy bửa
Phàm tâm kia đã rửa hay chăng.
Đương cơn song dậy đất bằng
Thi nhân đứng ngó để tăng sĩ làm.
Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa
Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha.
Đền xong nợ nước thù nhà
Thiền môn trở gót Phật Đà Nam Mô.”

“Sóng dậy đất bằng” ở thời đó là chỉ cho cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp tặc, trong khi quốc gia hữu sự thi nhân chỉ đứng ngó thôi. Nếu đem thi nhân với tăng sĩ mà so sánh chuyện quốc gia thì ai nặng hơn? Dỉ nhiên là thi nhân, bởi thi nhân đã dám “làm cho đọc giả quay cuồng mê ly”. Vấn vương trần thế thì mong cho trần thế được bình yên để mà tiếp tục sáng tác những vần thơ đa sầu đa cảm, trong khi đó, tăng sĩ theo hạnh Phật quyết rửa tấm lòng trong sạch các chuyện thế gian, lạc đạo, an bần xả thân tu tỉnh là đỉnh cao của sự tu học. Theo hạnh tu nầy, quốc gia có lâm nguy không sợ, chỉ sợ hành giả lâm nguy trong danh, lợi, tình nên chuyện gặp giặc giả cứ hành nhẫn nhục cho giỏi, ai đánh giết gì mặc kệ, phá chùa phá miểu cũng mặc kệ, nhờ công tu niệm với tấm lòng trong sạch hết kiếp được sanh lên cõi Tây Phương, quốc gia dân tộc có ông bà cha mẹ, vợ hoặc chồng, bà con thân thương bị chiến tranh giết chết hay còn sống trong khổ đau, hồi hợp… không cần để ý cho cực.

Đức Phật đầy lòng từ bi không muốn có một chúng sanh nào hung hiếp sát hại chúng sanh nào. Chuyện một quốc gia đi xâm chiếm lãnh thổ sát hại công dân của quốc gia khác làm động lòng từ bi của Phật, phải hành động ngay “Chùa am bế cửa” và “tuốt gươm vàng” để cứu nước cứu dân. Việc Tăng-Sĩ chùa am bế cửa để làm bổn phận công dân với quốc gia, chuyện tu hãy để sau nầy tu tiếp “miễn đặng bảo tồn non nước cũ, giữ an tánh mạng cả đồng bào”. (lời Đức Thầy) Ý chí đó, Đức Thầy không chỉ nói một lần cho có để thông qua mà Ngài còn vấn thân vào chiến khu miền đông cùng với các đồng chí chống giặc ngoại xâm. Năm 1946 tại chiến khu miền đông Ngài viết thi phẩm “Rứt áo cà sa” như sau:

“Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau,
Quyết rứt cà sa khoác chiến bào.
Đuổi bọn xâm lăng, gìn đất nước,
Ngọn cờ độc lập phất phơ cao.
+0+
Ngọn cờ độc lập phất phơ cao,
Nòi giống Lạc-Hồng hiệp sức nhau.
Tay súng tay gươm xông trận địa,
Dầu cho giặc mạnh há lòng nao…”

Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm. Thuở Đức Thầy ra độ thế, giặc Pháp đã xông vào làm chủ nước ta, cai trị dân ta; công cuộc đuổi giặc rất khó nhưng đồng bào ta vẫn đuổi được. Đã lấy kinh nghiệm từ xương máu đồng bào, tình thế hiện nay là Tàu cộng chỉ mới xâm chiếm một chút lãnh hải ta thôi, chúng ve vản sự cai trị khắp nước chứ chưa dùng quân sự làm chủ tình hình; nếu nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ nay cắt đứt quan hệ anh em với Tàu cộng, hướng về quan hệ thắm thiết với nhân dân, kêu gọi và thực hiện nền dân chủ thật sự để cho nhân dân có quyền tham gia các hoạt động cứu nước. Sức mạnh toàn dân, lòng dân là lòng Trời, có Trời cao đồng hành cứu nước, sự ngang ngược của Trung cộng cũng phải cuốn gói, bỏ đi cái thói xâm lăng thì nước nhà sẽ được cứu nguy.

Viết bài nầy, tôi không cố ý khuyên các đồng đạo hướng sự tu vào chuyện bảo vệ nước non, điều tôi muốn nói là ta quy y PGHH, vị khai sáng tôn giáo nầy, Đức Thầy chúng ta, Ngài đã lên tiếng bảo vệ non sông trong thời Pháp thuộc, đem thân tăng sĩ ra hành động “Chùa am bế cửa… rứt áo cà sa khoác chiến bào” thì tín đồ trong đạo cũng có quyền tham gia công cuộc cứu non sông mình trước sự ve vản quân sự của Tàu cộng.

21/7/2018

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018


CHUNG DÙNG MỘT BỬA CƠM
Với ĐỘI CẤT CẦU TỪ THIỆN

Tôi đi thăm công trình xây cất cầu của đội cất cầu từ-thiện đến từ An-Giang, chúng tôi từ xa đến thấy toàn đội xúc tiến công việc nặng nề, trưa lắm ban khói lửa kêu nghỉ dùng cơm thì mới thôi. Xem vị nào cũng mệt nhưng không thiếu vui vẻ cởi mở tình đạo với người khác. Những nhân công trong làng cùng tiếp việc từ thiện, lúc nghe hậu cần mời dùng cơm thì phần nhiều ai về nhà nấy ăn riêng. Chưa rõ quý vị nầy vì không quen dùng chay hoặc nghĩ người ta từ xa đến làm việc thí công, chủ nhà nuôi sáu bảy ông thợ đã mệt sao lại nuôi ăn tới mình chứ. Thật sự, ban tổ chức có đề đặt nhóm hậu cầu nấu ăn cho bà con anh chị em đến giúp thí công, kể cả những bà con nghe tin cất cầu từ thiện đến tham quan công trình. Nhưng mời mọc lắm cũng chỉ có vài người ở lại dùng cơm với đội thợ, chỉ hai mâm bàn mà thiếu khách, ngồi rộng rinh. Nay là vậy, hy vọng những ngày tới bà con dân làng hiểu được tấm lòng người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo xuất thân làm từ-thiện là muốn nối dài lòng thương yêu với mọi người và sự thương yêu được nối dài là yêu thương trong tình đạo. Đức Thầy bày tỏ mong ước:
“Biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng,
Đưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc”
Gieo đạo để cho nhân sanh trong thế giới đại đồng có được hạnh phúc. Chủ ý của đội cất cầu là giúp bà con bên nây bên kia sông từ rày nối liền cảm cách, tới lui thăm hỏi tình làng nghĩa xóm mỗi lúc thắt chặc… mấy thanh niên hay những bà con trong làng còn sức lao động đến giúp việc biết vậy, sẽ gọi thêm công đông hơn và ở dùng cơm cho đội hậu cần cũng phải một phen vất vả.

Tôi ngồi dùng bửa với đội thợ, trên bàn ăn gồm có: Hai dĩa rau muống đồng trộn với những miếng khô chay nướng xé nhỏ làm gỏi, hai dỉa dưa leo luộc, một tô canh bí rợ giống như luộc, không có gì khác nằm trong tô canh bí nầy, một cái ơ kho quẹt và ba chén nước tương, chỉ vậy thôi. Người dùng chay nhờ tàu hủ nuôi sức khõe nhưng trong mâm ăn không có chút tàu hủ nào. Tôi nghĩ các thợ đây cần có sức khõe tốt để làm từ thiện tốt, hết nơi nầy sẽ tiếp tục công tác nơi khác và nơi khác nữa, các vị hằng ngày ăn thua với Sắt, Cát, đá, xi măng, đụng tới thứ nào cũng nặng oặt phải dụng sức mà bửa ăn chay thiếu tàu hủ tôi thấy là không hay trừ phi cơ thể của người dùng chay có thói quen dị ứng mình mẩy với món ăn nầy, nhưng trường hợp như thế rất ít xảy ra. Tôi đưa mắt hỏi vài anh em ngồi ăn chung trong mâm:
- Các vị làm công việc nặng nề, ăn như vầy có cần thêm món gì nữa không, chẳng hạng như tàu hủ?
Nghe tôi hỏi, một người rồi hai, ba, người đều nói: Ăn như vầy cũng được. Tôi nghe câu “như vầy cũng được” với cái giọng rất gượng gạo nên nói:
- Ăn chay cần món tàu hủ để có dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động dẻo dai, lý nào hết thảy các anh em đây đều không thích dùng tàu hủ sao?
- Ối, người nào người nấy đã ăn chay mấy chục năm qua, sành điệu cả rồi anh à, tàu hủ biết là bao nhiêu trong mình mà kể, nay không có cũng được mà anh.
Khi tôi đề cập về bửa ăn thiếu tàu hủ, bàn ăn cận bên có vài cô hậu cần ra vẻ chú ý, dùng cơm xong tôi tìm cách gặp quý vị nầy thuyết phục để các vị cho thêm nhiều tàu hủ vào bửa ăn, đối với những người dùng chay lao động nặng mà thiếu món bổ dưỡng chính tôi thấy lo lo…
- Không sao đâu chú, _ quý cô nói _ mấy anh em đây ăn tàu hủ riết cũng ngán
- Nói thiệt sao?
- Dạ thiệt.

Có phải mình tính ép người ta cái điều mà người ta không muốn sao? Tôi ở nhà cũng ít khi dùng tàu hủ, thói quen khẩu vị và cả dạ dày tôi nữa thích một bửa cơm có rau luộc hay rau nấu canh làm chuẩn, nấu canh rau chỉ nêm muối và bột ngọt trong nồi rau là xong, kế đó phụ vào một nồi kho có khi là hái trái Mít non hoặc Chuối sống để vỏ, cắt khúc khúc như khoanh bánh tét, hoặc trở bửa thì kho một nồi đậu Ván Tía, Đậu Rồng, không cần tàu hủ nên rất ít khi tôi đi chợ mua dùng. Nhà có một thẻo đất trồng khoảng bốn mươi cây Mít, làm lụn là chăm sóc vườn, công việc nhẹ nhàng như đi giải trí cho khuây người, như vậy ăn uống đạm bạc, chỉ cần no bụng là được. Đối với các vị dùng chay mà vì đời, làm công việc nặng nề theo tôi nghĩ, chỉ ăn no bụng thôi là chưa đủ mà còn cần phải giữ bụng lâu đói để làm công việc hết thời gian. Rau cải nhiều có thể làm cho mình mẩy mát mẻ dễ chịu nhưng nó mau tiêu hóa, mần chưa hết giờ là bủn rủn tay chân có ai suy nghĩ chuyện đó không?
Bấy giờ đội trưởng đội cất cầu từ thiện lên tiếng:
- Tôi tuy chưa đọc thấy một quyển sách nào nói về sự bổ dưỡng của tàu hủ nhưng nghe nhiều người đồn đãi với nhau rằng một ký đậu hủ bổ dưỡng bằng một ký lô thịt Bò, những người dùng chay còn ở mức lao động mạnh đáng được ăn đậu hủ, chứ rau cải chỉ tạo chất xơ thôi, mau đói lắm. Không nói thì huynh đệ đây ai cũng biết, hôm nào bị đói giữa chừng, sức lực không còn như máy đang chạy bổng hụt xăng, làm gượng gạo, thẩn thờ cho hết buổi đặng châm xăng .
Sau lời phân giải của đội trưởng đội cất cầu từ thiện, một thành viên khác trong đội nói:
Sự thật là chúng tôi cũng biết ăn chay mà bửa ăn có tàu hủ sẽ bổ dưỡng cơ thể lâu đói bụng và chúng tôi cũng bị đói bụng trước giờ cơm vì ăn thiếu bổ dưỡng, nhưng đã đem thân đi làm từ thiện đòi hỏi gì chứ? Anh thấy đối với thợ mà ăn như vầy là đơn giản quá phải không? Rất cám ơn sự suy nghĩ của anh nhưng anh ơi, chúng tôi đi làm từ thiện những nơi xa xứ đạo có khi ăn còn tệ hơn đây nhiều, nhưng chúng tôi cũng hoàn thành được cây cầu sắc sảo đó thôi.
Nghe qua lời tâm sự thật là tội nghiệp, tôi biết các anh em không phải ngán hay có bệnh dị ứng với món tàu hủ mà vì không muốn làm phiền ban tổ chức về việc ăn uống trong lúc làm những vùng không có người ăn chay, chợ không bán đồ chay. Tôi đề nghị với quý vị hậu cần, mỗi bửa ăn, những món thực phẩm phải có tàu hủ và nếu như có người yêu cầu riêng về món nầy thì người yêu cầu sẽ được cấp thêm một miếng dùng sau liền với bửa ăn.
Dùng cơm xong quý huynh đệ cũng không ai trà lá thuốc men gì, đi làm tiếp tục công việc còn bỏ dở. Trước khi chào tạm biệt, đội trưởng đội cất cầu từ thiện báo cho tôi một tin mừng: cô Năm chủ nhà cho đội cất cầu mượn chỗ nấu ăn bày tỏ là muốn được quy y với đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Sẵn đây, yêu cầu chú tư lo liệu làm sao có ba ngôi thờ và chọn ngày thượng tôn ngôi vị.
Đúng là tin mừng! _ tôi nói _ nhờ có mấy huynh đệ tới trải tấm lòng người tín đồ PGHH cho bà con đây thấy mới có cái kết quả đầu tiên đáng trân trọng nầy. Tôi hy vọng những ngày tháng lưu trú lại vùng đất quạnh hiu để làm công tác tự thiện, quý huynh đệ sẽ truyền đi những thông tin về PGHH là đạo Phật nhập thế, đi giữa lòng lịch sử dân tộc, cùng với dân tộc mình sống biết yêu thương và tha thứ để xóa đi những gán ghép gièm pha của những người bị lợi dụng, xuyên tạc, có ác cảm với PGHH. Về phần tôi, trước yêu cầu làm trang hoàn ba ngôi thờ trong nhà người mới phát tâm quy y PGHH tôi hứa sẽ chọn bộ thờ tốt và thích hợp với dáng vẻ của căn nhà người sắp trở thành đồng đạo với chúng ta.
17/7/2018

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018


CUỘC TRÒ CHUYỆN VỀ LUẬT ĐẶC KHU

Có ba người bạn đến thăm, chúng tôi chào nhau vui vẻ, dành một chút  hỏi han sức khõe của nhau là lôi vào chuyện: Khởi đầu một anh bạn cằn nhằn quan chức nhà nước cấp cao về cái gọi là “Đặt khu kinh tế”, sau nói về Tàu cộng đến Việt Nam với ý đồ xâm lăng thế mà nhà nước xã hội chủ nghĩa cho Trung cộng thuê đất 99 năm, sao lại vô cảm với non sông mình như vậy. Một bạn nói rằng: Nay người Trung Quốc đã vào tràng ngập nước ta, trước giờ chưa có danh chánh ngôn thuận về đặc khu nào cho họ thế mà những cơ sở của họ như Formosa chẳng hạng, cũng được họ sử dụng như một vương quốc riêng, không tuân thủ luật pháp của nước chủ nhà, huống giờ ra luật đặc khu để ưu đãi cho họ chiếm ba miền Nam, Trung, Bắc: Kiên Giang, Nha Trang, Dân Đồn, ba miền có ba đặc khu kinh tế của Tàu cộng, chúng giữ quyền kiểm soát, làm chủ tình hình như khu vực Formosa, dầu quan chức Việt Nam cũng không vào khu đó được, kiểm soát của chúng sẽ làm giảm đi huy phong của nước chủ nhà.

Việt Nam có chiều dài lịch sử hơn bốn ngàn năm trong đó đã chứng minh một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ, thời gian đô hộ chiếm một phần tư chiều dài lịch sử. Theo quyển “Việt Nam Sử Lược” của học giả Trần Trọng Kim thì nước ta bị ba lần bắc thuộc, lần thứ nhứt 111 trước Tây lịch đến năm 39 sau Tây lịch, đời vua Vũ Đế nhà Hán sang đánh lấy giang san mình. Bắc thuộc lần thứ hai năm 43 – 544 đời Đông Hán nước Tàu, sai Mã Viện đem quân sang xâm chiếm giang san, Trưng Vương ra nghinh chiến quân Mã Viện thua chạy thoát chết về nước, sau Mã Viện hưng binh qua đánh lần hai lấy lại đất Giao Chỉ. Bắc thuộc lần thứ ba (603 – 939) đời nhà Tùy bên Tàu, biết xứ Lâm Ấp nước ta có nhiều của quí bèn sai tướng là Lưu Phương cử đại binh sang đánh chiếm.

Diễn đồ lịch sử của Việt Nam Sử Lược ghi ba lần Bắc Thuộc gồm lại một ngàn năm là chỉ nói trong thời kỳ đô hộ chứ sự thật thì quân Tàu từ đó về sau vẫn luôn qua làm giặc ở nước mình, cho đến đời nhà Minh năm 1418 – 1427 còn sang xâm phạm lãnh thổ, Lê Lợi khởi nghĩa đánh đuổi, đến đời nhà Thanh 1788- 1802 cũng qua cướp nữa bị vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh cho nhiều trận tả tơi.

Trung quốc, nòi giống nầy có thói quen cướp nước, từ đời ông cha lẩn đến đời con cháu, cướp hết đợt người nầy đến đợt người khác. Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh hải của Việt Nam, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phát tin trên các đài vô tuyến truyền hình, vô tuyến truyền thanh, phát ngôn viên của bộ ngoại giao hoặc những kỳ họp quốc hội, đưa ra xác quyết hai quần đảo nói trên thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chứng cứ như vậy nhưng Trung Quốc hành động ngang ngạnh xem thường luật pháp của nước chủ nhà, họ cố chiếm những của cải tài sản không thuộc về họ, giờ còn dựng lên ở đó bảy cái đảo nhân tạo. Nhìn dãy giang san của tổ tiên bị giặc chiếm lấy, các vị lãnh đạo quốc gia đáng lẽ phải biết đó là sự sỉ nhục nặng, vì một phút lở lầm tạo kẻ hở cho Tàu Tặc nhảy vào, đuổi không chịu ra, đã lở một lần thì cũng nên lấy đó làm kinh nghiệm không cho chúng xâm nhập vào lãnh thổ của mình nữa mới phải, tại sao còn tạo ra cái gọi là đặc khu kinh tế cho Tàu Cộng hợp pháp chiếm dụng ba miền đất nước. Hoàng Sa Trường Sa bị giặc chiếm đóng, chưa đủ cho các quan chức Việt Nam xã hội chủ nghĩa sáng mắt để học một bài học đối với sự bành trướng của Trung Cộng sao?

Đất nước là tài sản của toàn dân, xin hỏi anh tư, nhà nước sử dụng quyền lãnh đạo quốc gia như một thứ tài sản riêng của mình làm quà tặng cho Tàu cộng ba trọng điểm kinh tế của Việt Nam thành đặt khu kinh tế của Tàu tặc, anh nghĩ thế nào về chuyện nầy?

Không ngờ ông khách đặt câu hỏi dài lê thê trong đó có xen lẩn vế đáp với lý luận sáng tỏ, thế mà sau cùng kêu tôi trả lời những thắc mắc mà bạn đưa ra. Tôi đáp:

- Anh khéo thật! đã hỏi và tự đáp đầy đủ như vậy còn kêu tôi đáp nữa làm gì.

- Hay tôi muốn biết ý kiến của anh.

- Cũng giống như anh thôi.

Anh bạn đi chung lên tiếng:

- Có cùng quan điểm vậy đề tài nầy cho qua được chứ?

- Ừ, nếu anh tư không có ý kiến thì cho qua.

- Đến tôi hỏi anh tư nhá! Cho mướn đất kiểu gì mà tới 99 năm lận? Tính bình quân tuổi thọ của người Việt Nam trong một ngàn người chưa chắc còn một người sống thọ đến 99 năm tuổi, thế tại sao nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho Tàu cộng mướn thời gian kéo dài tới chín mươi chín năm như thế. Quốc gia là của toàn dân, nếu quốc gia gặp chuyện đại sự thì các quan chức lãnh đạo quốc gia phải mở cuộc trưng cầu dân ý mới phải. Dám đưa vào luật cho mướn đất cao cở vậy mà được thôi thì thêm một năm nữa cho chẵn trăm năm. Xin hỏi, ở vào trường hợp nầy anh có suy nghĩ gì về nhà nước Việt cộng cho nhà nước Tàu cộng thuê đất cở đó không?

- Anh hỏi tôi mới nói, suy nghĩ của tôi là không bằng lòng cho Tàu cộng thuê đất dù chỉ một năm cũng không chứ dừng nói tới 99 năm.

- Lý do là gì?

- Cũng như anh năm vừa nói, Trung quốc di truyền cái thói quen cướp nước láng diềng. Hãy đọc lại chiều dài lịch sử Việt Nam với một ngàn năm đô hộ của giặc Tàu chúng ta sẽ thấy rõ điều nầy. Các anh thử nghĩ: một người làm ăn lương thiện kết giao bạn bè, biết hắn kia là kẻ cướp có dám thân thiết, mời hắn về nhà không? Còn hỏi tại sao cho thuê đất 99 năm, lâu hơn một đời người như vậy thì rán một năm nữa thành số trăm cho chẵn, đợi phải màu mè? Thưa anh! Theo suy nghĩ của tôi, điều nầy thiên cơ đã sắp sẵn, nhà nước cộng sản vốn không ưa tôn giáo qua hình thức tự do tôn giáo, không tin sự nhiệm mầu của Trời Phật mà tới chuyện là làm theo Sấm Cơ.

- Anh bảo làm theo Sấm cơ là sao chứ?

- Cổ nhân bảo “ Cửu cửu càn khôn dỉ định”, Đức Thầy cũng dạy “Cửu cửu y nhiên, tình riêng tham báu, đổ máu tuôn rơi…”. Cửu cửu có nghĩa là chín chín, nếu cho thuê đất một trăm năm hay một hoặc hai năm là đâu có đúng với Sấm Cơ, các anh biết mà!

Câu cửu cửu y nhiên… trong bài “HỐ HÒ KHOAN” phải không? Chúng ta biết hố hò khoan là dân ca bắc bộ cũng như bài hát vọng cổ là dân ca nam bộ. Viết bài “Để Chơn Đất Bắc” Đức Thầy có câu:

“Bắc Kỳ còn hỡi hò khoan,
Chúng dân đi cấy reo vang ruộng đồng.”

Đặt tựa “Hố Hò Khoan” là chủ ý nói về bắc Việt, ngay từ đầu bài viết ta đọc thấy những câu như sau:

“Huỳnh Long lộ vĩ, Bạch Sĩ tiên sanh, Nam Quốc công khanh, ra đời cứu tế, hò xang xự xế…”

Bạch Sĩ tiên sanh là trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đấy, ông sinh ngày 6 tháng 4 năm Tân Hợi 1491, ở xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (miền Bắc), xưa trạng Ngài có cất BẠCH VÂN AM, dựa vào đó Đức Thầy gọi ông là là Bạch Sĩ Tiên Sanh. Ta đọc thấy bài Hố Hò Khoan, văn phẩm không dài mà kể từ đầu tới cuối có 3 lần hát hò: Hố Hò Khoan – hò sang xự xế -  anh hố hò khoan… đủ chứng tỏ bài viết có trọng tâm hướng về đất bắc thì câu: Anh hố hò khoan, tình lang xự xế, bỏ phế thôn hương, ác đức vô môn… hát bài tình lang bỏ phế thôn hương là gì? Ai bỏ phế thôn hương??? Năm 1954 hiệp định Geneve chia đôi hai miền đất nước: bắc Việt và Nam Việt. Đã cắt đất chia hai thì từ rày nhà ai nấy ở, đất ai nấy trồng, những người con của tổ quốc ở đất bắc không tuân thủ tính pháp luật của hiệp định, bỏ thôn hương, xua quân vào đánh lấy đất Nam Việt. Làm như vậy là có tội với tổ quốc, giết hại đồng bào. Kẻ gây tội ác với chính đồng bào mình chừng cơ Trời đã đến “ác đức vô môn” không còn đường để đi.

99 là cửu cửu. Biết sao bây giờ khi nhà nước Việt Cộng làm đúng Sấm cơ “cửu cửu càn khôn dỉ định”. Thưa các anh mình bàn tới đây thôi.

Vậy cũng được… tới đây thôi….

13/7/2018

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018


PHẬT NÀO CHỨNG CHO ?
Mảng lo tranh đoạt thù hềm với nhau.
Đến chừng có ốm có đau,
Vang mồm niệm Phật, Phật nào chứng cho
(lời Đức Thầy)
Chọn tựa đề “PHẬT NÀO CHỨNG CHO” để tìm lý giải ta sẽ thấy nội dung ẩn chứa những hoài nghi: Phật không chứng cho ai đó lúc bình thường, mạnh khõe không chịu làm lành, chẳng kiên Trời Phật, có ác cảm với người khác, khi đã phát nóng lên chưởi trên đầu trên cổ chưa vừa, kêu thêm Trời Phật ra mà mắng vốn. Lo thù hềm, tranh đoạt gây tội lỗi chất chồng, chừng sa cơ thất thế, tai nạn ốm đau mới vang mồm niệm Phật mà trong lòng chưa tỉnh ngộ sự tranh đoạt, thù hềm là tội lỗi. Chúng sanh đi trong vòng quay luân hồi để chịu lấy cái quả sanh tử số kiếp, xưa nay người ta hiểu niệm Phật là cầu mong sự cứu độ của Phật, cầu mong sự cứu độ của Phật là đi theo đường Phật, đáng lẽ phải tháo vòng quay và đi không mang theo bất cứ điều gì ngoài một điều NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT trong tâm. Nhưng khách đăng trình ít người làm như vậy, họ vác theo “tranh đoạt, thù hềm”, những điều không thể chấp nhận được trên đường đến cõi Phật.
Nếu chẳng vì lợi ích Phật độ, hành giả tự độ lấy một đống nghiệp nợ khổng lồ trên đường sang Phật Quốc rất khó mà đạt mục đích. Chỉ có bậc thiện căn đại trí thức ngộ sâu thì có thể chứ hạ căn tiểu trí, thường không tin mình có khả năng tự độ: Thật là ngán ngẩm khi bước vào đường tu nếu như không cầu sự cứu vớt của Đức Phật.
Cầu sự cứu độ, tôi cho những điều nhạy cảm có liên quan mật thiết với sự sống được đặt lên hàng đầu: Bệnh niệm Phật cầu hết bệnh, tai nạn niệm cầu tai qua nạn khỏi, chết niệm cầu vãng sanh Tây Phương v.v... Người con Phật ai cũng hiểu như thế, nghe lời Phật dạy mà làm theo, nói Phật không chứng là sao?
Nhưng có chắc chắn là chúng ta nghe lời Phật dạy và hành theo một cách đúng đắn không?
Suy ra lẽ phải trái trong cuộc sống thì biết, ví như gia đình nọ, cha mẹ và các anh em trong nhà siêng năng làm lụn, không cập bè cập bạn vui chơi sa đọa, không kết oán gây thù với ai, tấm lòng lương thiện hay nghĩ đến người khác những gì tốt đẹp và sự che chở, giúp đở. Nhờ siêng năng làm việc, chú tâm vào công việc mà tay nghề mỗi lúc mỗi hoàn hảo, kiếm tiền dễ dàng, trở nên giàu có, danh dự, uy tín, bề thế, với xóm chòm họ luôn luôn là người tốt đối đải thật tình. Nhờ có tấm lòng lương thiện che chở giúp đở nên được dân yêu quan mến. Nhưng trong nhà ấy còn có một người không thích làm việc mà lại hám ăn xài, hám thói sa hoa phung phí, kiêu cách, không giỏi giang công việc chính đáng, ngay thẳng nhưng lại quá ham tiền, dở thói lưu manh, trộm cắp, xảo trá, lường gạt… để có tiền làm sang cho lên vẻ ta đây. Chừng sa vào lưới pháp luật, tiền do xảo trá, lường gạt mà có đã bị mất trắng “của phi nghĩa làm chi nên chuyện” mà tội ác không được tha, rống miệng kêu cha mẹ ơi cứu con, anh chị ơi cứu em. Dù ở đời cha mẹ có danh dự, uy tín, tiền bạc, nhưng cha mẹ là người sống có mực thước, tôn trọng sự công bằng, Ông Bà không thể đem uy tín, mực thước, danh dự, tiền bạc ra mua hành động xấu xa, tội lỗi, hiếp đáp người khác mà con mình đã phạm phải, làm bất công với những người bị hại.
Cũng tương tợ như một gia đình có mực thước, ngay thẳng chính đáng nêu trên, nói đến đạo Phật, vị khai sáng đạo Phật là đấng chánh đẳng chánh giác, với chúng sanh Ngài luôn đối đải bằng tình Từ Bi nhưng cũng có Bình Đẳng đi cùng. Nếu sử trí với riêng bản thân Đức Phật thì Từ Bi không cần câu nệ có Bình Đẳng sánh vai nhưng với tất cả chúng sanh cần áp dụng Bình Đẳng, không thì kẻ gian tà có thể lợi dụng lòng Từ Bi của người khác chuyên làm chuyện phạm pháp, bất công không được truy cứu trách nhiệm tội lỗi thì sự phạm pháp sẽ tràn thế gian.
Anh Tý hành hung với anh Sửu là cái nhân, bị anh Sửu trả đòn lại chính là nhận quả của cái nhân bất lành mà anh đã vay anh Sửu. Bậc trưởng thượng nhìn xa trông rộng xét rằng, kẻ bị hại nên chấm dứt việc đòi người gây tội lỗi phải trả lại sự công bằng cho mình bằng cách ăn miếng trả miếng. Khi tức giận không kìm chế được thốt ra những lời lẽ hiếu chiến, nói ăn miếng trả miếng là sự công bằng mà giống ác hết người nầy gieo rồi đến người kia gieo, hết người nầy chịu quả báo đến người kia chịu quả báo, giống như cuộc giật lộn lúc thì mình đè đối phương nằm dưới lúc đối phương đè mình.
Người ta ác với mình mà mình nhịn được, bỏ qua, tha thứ thì kẻ làm ác ấy một mình bị trả quả, xong là hết. Nhưng người bị hành hung trả đòn lại với kẻ đã hành hung mình là hết người kia gieo nhân ác tới mình gieo nhân ác, người kia bị trả quả với mình, mình bị trả quả với người kia, rốt cuộc cả hai đều có tội. Ta bị gả kia hành hung là sự mất mát thiệt thòi, nếu ta hành hung lại để trở thành người có tội, nguyên cáo trở thành bị cáo thì mất mát thêm mất mát, thiệt thòi thêm thiệt thòi. Tha thứ bỏ qua là thắng, không ngờ do “tranh đoạt thù hềm” mà ta đã bị thua.
Một số người nghe nói đến tu hiền là trong mình dị ứng thẹn đỏ mặt, vì ham sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, họ bất chấp những thủ đoạn để đạt được mục đích ham hố đó, đến khi trong nhà xảy ra tai nạn, hoặc chính bản thân mình có biểu hiện trả quả của cái lúc mình bất chấp những thủ đoạn nào để đạt đến mục đích, vái cúng những đồ hối lộ cho các vị linh thiêng khuất mặt hóa dữ ra hiền, biến xấu thành tốt. Đức Thầy cảnh tỉnh nhơn sanh qua điều răn cấm thứ năm có đoạn như sau “ … Không nên sát sanh hại vật mà cúng Thần Thánh nào, vì Thần Thánh không bao giờ dùng hối lộ mà tha tội cho ta, vì nếu ta làm tội sẽ hưởng tội, còn những hạng ăn đồ cúng kiếng mà làm hết bệnh là Tà Thần; nếu ta cúng kiếng mãi thì chúng ăn quen sẽ nhiễu hại ta.”
“Cứ lo làm việc tà tây,
Bắt ngưu bắt cầy đặng chúng làm ăn.
Chừng đau niệm Phật lăng xăng,
Phật đâu chứng kịp lòng người ác gian”.
Giáo lý là lời dạy có lý lẽ chơn chánh từ nơi tín ngưỡng tôn giáo vì có ác nhân con người phải vào vòng quay luân hồi để chịu ác quả. Người học hành thông thuộc giáo lý qua lý lẽ chơn chánh, không cho phép có sự tranh đoạt thù hềm. Thông thuộc môn giáo lý nhường nhịn sẽ không mang trong lòng những tranh đoạt, thông thuộc môn giáo lý Từ Bi, tha thứ được trong lòng sẽ không chất chứa thù hềm, cứ làm cho người khác không yên thì chính mình là người không yên trước.
Thương bản thân không chỉ là lo cho nó ăn ngon, mặc đẹp, ở sang mà thương là khi bỏ cái thân huyễn ảo nầy, như chiếc áo cũ rách đến lúc phải bỏ thì có chiếc áo khác tốt hơn để mặc không? Hiện tại, điều đáng lo hơn hết là đừng gây họa với người khác. Gây họa với ai chưa chắc người ta để yên cho mình. Mình muốn yên mà cứ làm cho người khác không yên, làm người khác không yên tất nhiên người khác đó cũng không để yên cho mình. Tự mình bóp nghẹt tình thương và sự sống, cán cân nhân quả của các đấng linh thiêng đang cầm cũng không bỏ qua cách xét sử công minh, vang mồm niệm Phật cầu Phật chứng, Phật không chứng bởi nguyên nhân đó.
09/7/2018

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018


THỢ TRỜI


Năm rồi 2017, chúng tôi đi cứu trợ đồng bào bị lũ lụt ở miềng Trung, phát 3 trăm phần quà giúp bà con nghèo ở vùng Phong Nha Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình là điểm cuối của chuyến cứu trợ lần nầy. xong phận sự thời gian còn lại chúng tôi đi tham quan vãng cảnh lần theo trên đường về. Từ điểm phát quà cuối cùng nầy xe đoàn cứu trợ chạy tháo ra lộ lớn, tôi không nhớ điểm tham quan đây tên gọi là gì nhưng tôi biết chắc còn nằm trong tỉnh Quảng Bình. Ra lộ lớn chạy không mấy xa xe rẻ qua một đường nhỏ khác, leo vắt lên sườn núi, hì hục trên đường dài không thấy trại trùng nhà cửa, cây cối rậm rịt, cảnh quan âm u rất lâu thì xe chậm lại rẽ phải, xuống dốc chúi mủi, hết dốc là đến trạm khu du lịch. Một bãi đậu xe hình thức tròn trịa, chung quanh là tiệm quán xoay vòng trông cũng sướng mắt. Ở đây chơi thì được nhưng cảnh không mấy tríu mắt còn muốn vào khu tham quan mỗi khách phải nạp 50.000. Như vậy cũng chưa đủ, lọt qua cửa thứ nhất, đến cửa thứ nhì đóng thêm 30.000 nữa được lên xe điện ngồi. Từ đi tới nay là sáu ngày, nhiều người tiền gần cạn túi, giữ lại một ít phân thân, tiếc tiền thì lội bộ xiên trong rừng cây một khoảng xa mới tới hang động, lở ăn thua đoàn chúng tôi tất cả đều đi xe điện.

Theo lời một hướng dẫn viên trạm du lịch của tuyến nầy nói rằng: Phát hiện khu tham quan nầy chỉ mới đây thôi, do một người từ Anh Quốc đến, ông ta thích thám hiểm vì thế đã may mắn gặp được hang động kỳ bí. Ông khách ngoại quốc nầy đã vẽ đại khái bản đồ và cho đăng lên báo chí.

Nghe cô hướng dẫn viên du lịch thuyết xong đoàn chúng tôi lập tức lên đường và dừng lại trước miệng hang nhìn người ta ở dưới trồi đầu lên liên tục. Miệng hang rộng tương đối, khách tham quan có thể ra vào cùng một lúc cũng không chật chội gì. Vài người trẻ trong đoàn tôi không thể chờ đợi lâu, hơn nữa là tính hiếu thắng mà đối trước hang động có vẻ kỳ bí thì khó mà ngồi đó nhịn lâu, chúng đi xâm xâm vào hang. Thấy có người dẫn đầu cả nhóm đều theo.

Sự thật, từ thuở giờ đi hành hương chiêm bái ở miền núi, cho dù cái hang ấy được người ta đồn đãi phước báu thế nào tôi cũng không chun vô. Miền Thất-Sơn được tiếng là oai linh hùng vĩ, nhứt là Thiên Cẩm Sơn (núi Cấm), nơi có rất nhiều hang mà khách hành hương để lòng như: Hang Điện Cửu Phẩm, hang điện 13 (vùng Dồ Đầu), hang điện Kín… đi đoàn lần nào tôi cũng ngồi ở trên để chờ, chừng đoàn trở ra hiệp lại đi viếng điểm khác. Xem khách chun hang ra bộ dạng ai ai cũng mệt mỏi, áo quần dính đất, tôi nghe họ kể lại, trước khi vào hang, đoàn chuẩn bị đem theo nhiều đèn pin, đèn cày đốt sáng dẫn đường, đèn pin sáng đở hơn một chút chứ gặp đèn cày, ở chốn âm u ngọn đèn chỉ phát ra một vùng lờ mờ nên dễ va chạm vào vách đá. Đoàn chun qua kẹt đá nầy, kẹt đá khác, vách đá ẩm ước rông rêu có khi phải chui mình qua kẹt đá, người gầy nhỏ chen dễ, gặp ai mập mạp, bụng to luồn người rất là vất vả, quần áo dính dơ bèo nhèo mệt mỏi như những người đi lao động suốt ngày mới về.

Nghĩ tới… nói chuyện chun hang là tôi dị ứng, không muốn chút nào, nhưng cả đoàn đã xuống hang, hơn nữa, người hướng dẫn đoàn cho biết thời gian chun hang nầy là 3 giờ đồng hồ mới trở lên. Nơi đây một xứ hoàn toàn xa lạ, chung quanh toàn là cây rừng làm sao tôi có khả năng chống chỏi sự thách thức cả 3 giời đồng hồ ngồi đợi. Sau cùng tôi phải gượng đi xuống hang.


Tôi tưởng cái hang hẹp té, tối tăm mù mịt không có gì làm cho tôi thích mà ấn tượng đẹp lâu dài cho chuyến đi, không ngờ qua cửa tối thì bên kia sáng trưng ra. Không phải là ánh sáng mặt Trời mà là đèn điện. Đường rộng thênh thang cất nhà còn được đừng nói là đi khép nép trong kẹt đá như những hang ở vùng bảy núi. Đi suốt trên cầu gổ khi cất lên lúc hạ xuống, ngoằn ngoèo. Trong lòng núi hai bên vách đá và cả trên đầu, thợ Trời đã sáng tạo nét đẹp phi thường, nhiều mẩu mả lộng lẫy không họa sĩ hay nhà điêu khắc tài ba nào có thể tưởng tượng nổi. Đi suốt hơn vài giờ đồng hồ từ đâu tới đâu thợ Trời có khi vẽ những hình tượng, những hoa văn. Nơi nào hình tượng hoa văn nhiều thì ở đó có treo nhiều bống đèn cho khách tham quan dừng lâu ngắm cảnh, lo mà chụp hình quay phim thỏa thích; nơi ít hình tượng hoa văn làm chạnh lòng người thì thưa đèn hơn, đủ để cho khách tham quan thấy đường đi tiếp. Những nơi thưa đèn màu Trời sẩm tối làm tôi quên là mình đang đi dưới hang, tưởng đã hết ngày sang đêm, hổi hả thúc cả đoàn mau mau lên về đã làm phiền đứa cháu đi bên cạnh đang đắm đuối nhìn bức tranh kỳ quang thiên nhiên tức không nhịn nổi, quay sang trả lời: Chú ơi Trời chưa tối, kim đồng hồ báo chưa được 2 giờ chiều, chú quên rằng mình đang đi dưới hang sao? Tôi chợt nhận ra, thấy mắc cở nói nhỏ tiếng: Ừ chú quên, thông cảm cho ông già lẩm cẩm nầy nhá !


Xưa giờ đọc Sấm Giảng giáo lý PGHH gặp phải những câu như:

“Rừng lâm cây đá thấy ngày nay
Mà ruột Năm Non có các đài.

Trên Năm Non rồng phụng tốt tươi
Miền Bảy Núi mà sau báu quý…”

Là những điểm báo hứa hẹn mai sau chứ hiện tại không ai thấy được những cảnh đẹp và sự tốt lành trong ruột Năm Non có đền vàng các ngọc như thế nào. Tôi cho đây là thiên cơ của các bậc trên trước, đến lúc nào các vị thấy nên cho hiển lộ là hiển.

Tôi đùn đẩy chuyện mầu nhiệm khó hiểu cho thiên cơ, làm như vậy để cắt đứt dòng tư tưởng khi bàn đến vấn đề vô hình: chỉ là Phật Trời dụng phép biến hóa hay cho ẩn trong ruột Năm Non có các đài, nếu không vậy, thuở xưa từ thời tạo thiên lập địa núi cũng được sanh ra và lớn lên giờ to thế nầy, ở đâu lại có chuyện trong lòng hiện ra đền đài các ngọc? Cũng như tôi không thể tin được đi cứu trợ miền xa lần nầy đoàn có dịp đi tham quan ngoạn cảnh, đâu ngờ mình lại gặp trường hợp bị buộc phải chun hang… Thợ Trời vẽ tranh nghệ thuật và điêu khắc tượng hình hoa văn trong lòng núi ở tỉnh Quảng Bình, nhà nước địa phương mở khu tham quan ân cần khách đến. Chúng tôi từ tỉnh An Giang ra, đi và về mất bốn năm ngày đường, thong thả hơn chút là một tuần lễ, lộ phí khoảng 1.500.000 (một triệu rưởi), gói ghém nữa, trong mình có khoảng 2 triệu rưởi là đi được. Thấy trong ruột núi Quảng Bình thợ Trời đã cho những hình tượng mĩ mìu, thì trong ruột Thất Sơn Đức Thầy cho biết có lâu đài các ngọc không còn là chuyện khó tin.


Muốn đi vào ruột Năm Non bây giờ là chưa thể cũng như sự không thể của hằng nghìn năm ruột núi Quảng Bình đã có những hình tượng kỳ bí mà chưa tới ngày giờ không cho ai thấy những lộng lẫy của thợ Trời, phải đợi đến năm, tháng, gần đây một khách tham quan đến từ Anh Quốc phát hiện. Chờ định kỳ của “ Lý Thiên Đình” về “Ruột Năm Non” Để xem lâu đài các ngọc trong ruột Thất Sơn không tính qua hành trình dài ngắn, cũng không tính bao nhiêu tiền mới vào hang động mà hoàn toàn do sự tu hành lập cao công quả của mỗi người, Đức Thầy dạy :

“Trên bảy núi còn nhiều báu lạ
Rán tu tâm dưỡng tánh coi đời.”

Chỉ phải tu tâm dưỡng tánh mới thấy được báu lạ trong miền Thất Sơn.
Dân chúng người tin người không tin chuyện báu lạ có trên miền bảy núi, những ai tin thì hâm hở tìm hang ngách nào vào ruột Năm Non nên gặp hang thì chung, kẻ không tin chuyện ấy có thật vì nó quá xa thực tế, chỉ thấy toàn là rừng rậm… Đức Thầy cất tiếng than:

“Chốn sơn lãnh bây giờ mù mịt
Cho nên dân dạy chẳng nghe lời”.

Tôi tin trong ruột Thất Sơn có lâu đài châu báu nhưng không tin vào việc chun hang của một số người nói đi tìm ruột Năm Non. Không cần đi tìm, hãy gắng tu hành, trau tâm luyện tánh cho thanh tịnh sáng ra, chừng thiên cơ đã đến định kỳ, Phật Trời cho hiển lộ lâu đài là thấy liền, không đợi phải chun.

05/7/2018