TẬT XẤU CHE MỜ THIỆN TÁNH
- Xin chào chư đồng đạo đến!
- Dạ chào chú! Lại thăm chú
hôm nay có vài đồng đạo ở xa đến thăm con, con giới thiệu về chú và mời cùng đi nghe
chú giảng
đạo lý.
- Cám ơn cháu, xin chào tất cả nha!
- Thưa chú, quý đồng đạo xứ xa đến có đưa ra câu hỏi về “Tật xấu che mờ thiện tánh”, quý vị đây chi
tiết: Tật
xấu là gì? Thế nào là thiện tánh?
Nghe đặt câu hỏi là ngán, con lẹ làng giới thiệu về chú
và mời đến
nghe chú giải thích nghi vấn sẽ chuẩn hơn.
- Ồ, chú không dám có ý nghĩ mình chuẩn hơn như cháu nói đâu
nhá.
- Dạ, chú đáng được như vậy mà.
- Em cháu từ xa đến xác định có đúng như
những điều
cháu Khôn vừa mới nói không?
- Dạ đúng thưa chú.
- Vậy tôi trình bày nha!
- Dạ.
- Nếu không dựa vào văn thơ có
sẵn trích từ tác phẩm nào, câu nghi vấn trên
đây độc
lập là chính xác, nhưng em cháu với tôi là đồng đạo, tất nhiên
có đọc
biết câu nghi vấn nầy trích trong phần nhập đề của quyển tư Giác Mê Tâm Kệ:
“Sách Thánh Đạo ghi trong Tam-Tự
Người mới sanh tánh thiện Trời dành.
Bởi lớn lên tập nhiễm lợi danh,
Nên tật xấu che mờ thiện-tánh”.
Vậy câu trích vấn trên có
gốc nguồn
từ Phật Giáo Hòa Hảo, tôi đề nghị cho trình
bài theo Giác Mê Tâm Kệ được không ?
Dạ được.
Đức Thầy mượn câu nói trong Sách Tam Thiên Tự, kinh của đạo thánh hiền “Nhơn chi sơ tánh
bổn thiện
…”, Giác Mê Tâm Kệ bảo “Người mới sanh tánh thiện Trời dành”.
Song vì lớn
lên “tập nhiễm lợi danh” khiến sanh
nhiều thói hư tật xấu. Đức Thầy “Luận về tam
nghiệp”, ở mục sát sanh nói rằng:
“Con người mới sanh ra ở đời đều có tánh hiền lành cả. Song đến lúc lớn khôn vì phải sống chung-chạ với
thế-giới người hung-tàn bạo-ngược, tánh-nết liền ô-nhiễm những sự xấu-xa hèn kém, trở nên độc-ác dữ-dằn.”
Tật xấu: Tật: thói quen không hay, không tốt: tật con mắt, tật tay, tật chân … người ta nói:
bệnh có thể chửa được nhưng tật thì không thể sửa. Xấu: ta chỉ nên dùng đối đải với tốt là biết nó ngay thôi.
Ví dụ:
Người nông dân đội, gánh trái cây ra chợ bán, những khách hàng đến sớm đã bao đợt lựa mua hết trái
tốt, chỉ còn tồn lại thứ trái
đèo đẹt,
tỳ vết hoặc úng thối thì cái còn lại nầy là
đồ xấu không ai hỏi mua hoặc mua với giá rẻ mạt. Ở đây nói
về tật xấu
của con người.
Thiện tánh: Tánh lành, bình thường con người có hai thứ tánh:
Lành tánh và ác tánh, tùy chỗ hoặc hoàn cảnh đẩy đưa thể hiện
một trong hai tánh nầy. Thông thường, nếu tâm người ta không an trụ rất
dẽ bị trần cảnh quyến rủ; thể hiện tánh lành
là lúc thấy
người lành và tiếp chuyện với họ, thể hiện tánh ác khi thấy người ác
và tiếp
chuyện với kẻ ác. Đối với câu “Nhơn chi sơ tánh bản thiện” của đạo thánh hiền hoặc “ Người mới sanh tánh thiện Trời dành” của Giác Mê Tâm Kệ cùng
quan điểm,
con người sanh ra chỉ có tánh lành chớ không có tánh ác, do chúng ta tiếp cận dạng người hay ở môi trường không lành mà
bị tập
nhiễm. Người dành thời gian cho ác tánh quá nhiều thì lành tánh sẽ bị ác
tánh đẩy
lui vào bống tối, riết rồi tánh lành thụt mất, không
có cơ hội
xuất hiện biểu dương. Thế nên trong xã
hội ngày nay có người làm ác
như ăn cơm bửa mà đâu biết mắc cở, ngại
ngùng, họ mưu tính giựt giọc và có thể dẫn đến xâu xé, giết hại, ngay cả tình anh em ruột thịt và
với cha
mẹ, họ cũng giở thói gạt lường, sang đạt,
chưởi mắng đánh nhau vì bởi “tập nhiễm lợi danh” mà sanh ra nhiều thói hư tật xấu, không chút
ngại ngùng.
- Vậy thưa chú, phải làm gì để tật xấu không che mờ thiện tánh
nữa ạ?
Giác Mê Tâm Kệ nói người mới sanh vốn thiện, không có ác, ta đã lở tập nhiễm lợi danh mở cửa cho ác đi vào cuộc đời mình,
phải chịu
cực, chịu khổ quẳng nó ra; như người nghiện rượu, thuốc lá; lúc cha mẹ sanh và
nuôi nấng
cho ta đến lúc lớn khôn đâu có nuôi bằng hai món nầy, bây giờ biết nó là thứ độc hại quyết bỏ, phải hy sinh, chịu nhiều vất vả mới
chửa lành được tật xấu nầy:
1. Kiên quyết bỏ tật xấu bằng chuyên làm điều tốt trên ba phương diện: Hành động, ngôn ngữ, tư tưởng, đạo Phật
gọi là Tam Nghiệp: Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý
nghiệp. Thân nghiệp đi từ hành động: Sát sanh, đạo tặc, tà
dâm, ta không để hành động cho việc nầy nữa. Ngoài ra, hành động còn
nói lên hạnh
cách con người, đã không phạm Sát, Đạo, Dâm còn phải thể hiện hạnh cách thân thương quí trọng sanh mạng, danh dự, tài sản của mọi người. Tánh xấu ở trong ta lâu ngày thành tật, sửa cho hết tật không phải dễ, kiên quyết lắm mới nên. Đã quy y Tam Bảo, những hành động, ngôn ngữ, tư tưởng xấu xa chỉ
cần chuyên niệm Lục Tự Di Đà cố đừng cho gián
đoạn, hễ
hay gián đoạn là nối lại liền, riết Phật A Di Đà đã nhập tâm, nhập thân, nhập khẩu các tật xấu sẽ tự mất, thiện
tánh hiện ra không nhọc công tìm.
2. Trừ tật xấu, môi trường cũng đóng phần tối quan trọng, nếu
chẳng phải vậy thì từ nguyên thỉ sẽ không có
chuyện Sĩ
Đạt Ta trốn khỏi hoàng cung lên rừng tầm đạo, các chư tổ chư sư cũng không theo đó mà lên núi vào chùa và bà Mạnh Mẩu mẹ của vị hiền thánh Mạnh Tử cũng không
cần tới ba
lần dời chỗ ở để nuôi một đứa con trai thành đạt thánh hiền. Tích chặt cửi dạy con, theo quyển sách nhan đề “Tân quốc văn giáo” thì Ngài Mạnh Tử không
phải bật
sanh nhi tri mà là sanh nhi bất tri. Lúc nhỏ Thầy ham chơi, đến đổi một hôm bỏ học về nhà. Mẹ Thầy đang vệt vải, bèn lấy dao chặt khung cửi dạy rằng: con mà bỏ học thế nầy như mẹ chặt đứt khung cửi. Cũng vì muốn cho con nên
người, Mạnh mẫu lo sợ con tập nhiễm thói hư phải ba lần dời nhà, lúc đầu nhà ở gần chợ cận bên lò làm thịt heo, thấy người ta xẻ thịt heo cậu Mạnh bắt
chước dùng đồ chơi của mình làm heo, đem ra xẻ thịt, Mạnh mẫu không đành lòng, dời nhà về xóm nghĩa địa, cậu Mạnh chứng kiến
cảnh ma chay đào mồ chôn cất rồi cũng bắt chước đào mồ chôn cất những đồ vật, Mạnh mẫu dời nhà đi nữa, lần nầy kế bên
trường
học, cậu Mạnh cũng tập học tập viết, lễ nhạc văn chương như những học trò đến trường. Thấy là
điều tốt
Mạnh mẫu đồng ý ở đây không dời đâu nữa.
Tóm lược đại ý: Con người, cha mẹ sanh ra chỉ có tánh hiền lành,
không có tánh hung dữ, nhưng vì lớn lên tập nhiễm lợi danh, lo bảo dưỡng lợi danh cho riêng
mình, lợi
danh của người ta mình cũng muốn thu về cho mình, từ đó tánh xấu có cơ hội phát sinh.
Càng làm phát sinh tánh xấu, tánh tốt lùi vào bống tối không
có cơ hội
phát sinh tiềm lực của lúc cha mẹ sanh ra. Nay quy y theo đạo Phật, Phật dạy bỏ dữ
về lành, làm tốt không làm xấu nữa. Để thực hành lời dạy của Đức Phật, Đức Thầy: Trước hết, thật thà với việc ăn năng cải sửa cho xấu thành tốt, dữ ra lành, tối thành sáng, cần chuyên
niệm Phật
để thúc đẩy tiến trình sửa xấu thành tốt, dốt ra thông … sau cần nên áp
dụng môi trường phù hợp dễ phát sinh thiện hạnh, thiện pháp, tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
Mạnh mẩu
xưa kia dạy con nên được thánh hiền cũng nhờ vào việc chọn môi trường thích hợp, phù hợp cho sự phát
triển năng
lực của con, chí như đường vào Phật Giáo Hòa Hảo không phải Đức Thầy đã dạy như vầy sao:
“Xa nơi tranh đấu lợi danh
Giữ lòng thanh tịnh tánh
lành trau tria”.
Qua sự trình bày của tôi em cháu còn có điều gì cảm thấy không
vừa lòng xin mời thêm ý kiến.
Thưa chú, nghe qua sự giải thích của chú khá sáng sủa, tường
tận; lý giải thì không có điểm thắc mắc nhưng cháu thắc mắc chuyện:
Nếu con người mới sanh ra được Trời dành cho tánh thiện thì đáng lẽ
tánh thiện ấy Trời phải giữ đó cho con người chứ sao lại để mất dễ
dàng bởi các tật xấu trong khi sanh ra tật xấu nầy không có?
Giống như cha mẹ cho con ruộng đất, nhà cửa… thì con phải tự
giữ lấy đâu có lý nào ông bà cho rồi còn theo mà giữ gìn như lúc
chưa cho. Gặp đứa con khôn ngoan làm ăn chăm chỉ thì giàu lên, ruộng
đất mua thêm bằng ăn chơi, cờ bạc, sa đọa mãi có ngày sẽ hết sạch. Theo
câu nghi vấn vừa rồi của em cháu, có khi em cháu dùng từ lầm lộn
cũng nên! Trong trường hợp nầy chúng ta nên xác định “Mất” và “che
mờ” là hai thể loại hoàn toàn khác nhau. “Mất” là không còn gì nữa
trong khi “che mờ” là còn, nhưng nó đang bị u mê ám chướng bởi những
thứ khác đè lên, ngày nào ta mạnh mẽ, không để sự u mê ám chướng che
đè, tánh thiện sẽ hiển hiện ngay thôi.
Cháu hiểu rồi. Cám ơn chú.
6/4/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét