Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

LƯỢC BÀN VỀ MỘT BÀI VIẾT (tiếp theo)
Trích dẫn:
“Sự tách biệt trong tài liệu này giữa các bài giảng đạo Phật và các bài thơ có vẻ như không chính xác. Ngay từ thời kì ấy, Huỳnh Phú Sổ thực tế là đã dạy đời bằng miệng và dưới hình thức thơ – những bài thuyết giáo vừa áp dụng thuật dễ nhớ vừa có tính cách giảng đạo. Huỳnh Phú Sổ cũng dùng những vần luật thơ ca từng được Đoàn Minh Huyên và những người kế tục ông sử dụng. Một số trong những ông này đã ghi lại các bài giảng của mình ra giấy. Bản tài liệu không xác định rõ liệu những bài thơ được sáng tác bởi Huỳnh Phú Sổ, theo ý kiến của họ, có phải là được cóp nhặt từ các tập thơ trên hay không. Có một sự giống nhau nữa có thể nhận ra là về cách chữa bệnh. Ngoài việc thường sử dụng hoa cho vào nước thuốc sắc từ thuốc nam, người ta còn nói “giấy vàng” liên kết lại phép mầu của người thanh niên ấy với phép mầu của Đoàn Minh Huyên. Những người bệnh đến khám quả thực đã hi vọng rằng giấy vàng sau khi đốt thành tro và uống vào có thể chữa cho họ khỏi bệnh tật và phòng ngừa cho họ khỏi dịch bệnh, thậm chí bảo vệ họ trước ma quỷ. Huỳnh Phú Sổ cũng sử dụng cách thức vừa chữa bệnh vừa giảng đạo Phật (lợi sanh nhi hoằng pháp).” Ngưng trích.
Thuyết Pháp với giảng đạo là mấy khác ? Ông Pascal Bourdeaux bảo rằng qua tài liệu mà Ông nghiên cứu thì giữa các bài giảng giải về đạo Phật bằng thơ nói của Đức Thầy là không chính xác. Bởi vì _ Ngay từ thời kì ấy, Huỳnh Phú Sổ thực tế là đã dạy đời bằng miệng và dưới hình thức thơ _ (những câu trích dẫn dùng chữ nghiêng) Nói dạy đời bằng miệng để dẹp bớt tính cao siêu của một vị giáo chủ và người ta nếu cố tình sẽ gạt bỏ ý niệm Đức Thầy có viết quyển Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý. Trong đạo PGHH, nhà ai cũng có quyển Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý để học hằng ngày hằng giờ, thật tế như vậy mà Ông người ngoại diện dám ngang nhiên sửa nguồn gốc lịch sử của đạo PGHH cho Đức Thầy dạy đời bằng miệng và dưới hình thức thơ. Quyển Sám Giảng Thi n Giáo lý của Đức Thầy thì Ông nói hơi hám _ “Huỳnh Phú Sổ cũng dùng những vần luật thơ ca từng được Đoàn Minh Huyên và những người kế tục ông sử dụng. _ Đánh đổ dần dần ra, Đức Thầy dạy đạo giùm chứ bản Thân của Ngài không có gì hay ho trong việc độ chúng. Ông bảo một số người kế tục sự nghiệp Phật giáo của Đoàn Minh Huyên Phật Thầy Tây An _ Một số trong những ông này đã ghi lại các bài giảng của mình ra giấy _  Ông nói mỉa mai bóng gió như là Đức Thầy lấy những bài giảng đạo của các đệ tử Đoàn Minh Huyên làm của mình.
Còn nữa, Ông thật quá đáng, nói hơi hám cho đả để người tìm hiểu học tu theo PGHH coi mòi quá chán cái sự thật không mấy tốt của vị giáo chủ thì Ông tóm kết bằng _ Bản tài liệu không xác định rõ liệu những bài thơ được sáng tác bởi Huỳnh Phú Sổ, theo ý kiến của họ, có phải là được cóp nhặt từ các tập thơ trên hay không. _ Ông tự đặt vấn đề _ Huỳnh Phú Sổ dại đời bằng miệng còn nói trớ trêu là _ theo ý kiến của họ _ để tránh va chạm.
Ông ăn nói sổ sàng như vậy mà nghe được với một con người có học vị sao? Xin đừng thêu dệt nữa, đừng nói là theo ý kiến của họ hay của ai nữa một cách nói hoang đường, bảo là _ được cóp nhặt từ các tập thơ trên hay không _ thì Ông cũng nên cho đọc giả biết xuất xứ từ các tập thơ được Đức Thầy cóp nhặt chứ !
Tôi biết Ông không tìm được xuất xứ bởi vì nó có đâu mà tìm. Ngay bản thân Ông đã học được cái thói quen ám chỉ, hơi hám, bóng gió… để lập luận bài viết cho suôn là xong chuyện. Sợ gì mắc mớ tín đồ PGHH đã đi học đạo ở cái Ông Thầy chỉ giảng đạo bằng miệng thôi, không có bút tích. Nói đến Ông Thầy của họ Ông không tiếc lời _người thanh niên cuồng tưởng_.
Đức Thầy khai sáng PGHH từ năm 1939, theo các cụ thì Ngài dùng “Tam Độ Nhứt Như” Thuyết pháp để truyền giáo, viết giảng kệ để truyền giáo và độ bệnh để truyền giáo. Về viết giảng kệ để truyền giáo bắt đầu từ năm khai sáng đạo, 1939 tính đến nay hơn hai phần ba thế kỷ trôi qua đâu nghe vị đệ tử nào của Đức Phật Thầy Tây An kiểu chính Đức Thầy cóp nhặt bài của các vị và phản bác; đó là Ông cố tình chọc phá đức tin cho trong đạo sôn xao, vướng bận để chậm lại sức phát triển. Ông cứ hở ra là nói tài liệu nầy tài liệu nọ mà không chứng minh về tài liệu đó một cách chính xác là của vị nào. Đức Thầy thuyết Pháp bằng miệng, còn các bài viết đều là cóp nhặt qua các tập thơ của những đệ tử Phật Thầy Tây An là lần đầu tôi mới nghe một mình Ông nói đó.
Trích dẫn:
“Đoàn Minh Huyên cũng đã lưu danh hậu thế là Phật Thày đến từ Tịnh Độ ở Tây Phương sau khi đã được gọi là Đạo Khùng vì thái độ chống lại việc thờ tượng Phật và chủ trương giữ gìn sự thực hành đạo Phật đích thực của ông. Trong con mắt của quần chúng nông dân, Huỳnh Phú Sổ được xếp vào dòng kế tục của Đoàn Minh Huyên. Những cách gọi tên ông xuất hiện ít lâu sau (nhất là “Đạo Khùng”) xác nhận sự kế thừa tinh thần Bửu Sơn Kì Hương của Huỳnh Phú Sổ.” ngưng trích
Ông lại sai thêm nữa. _Trong con mắt của quần chúng nông dân, Huỳnh Phú Sổ được xếp vào dòng kế tục của Đoàn Minh Huyên._ Phật Thầy Tây An và Đức Thầy hai mà một. Nói hai là nói về cái tiền thân và hậu thân. Ông không phải trong đạo và cũng không có dịp đọc giảng, thậm chí, viết về nguồn gốc lịch sử của đạo PGHH suốt một bài viết nhiều trang mà Ông không chứng minh một câu giáo lý của Đức Thầy để Ông tự ý phát sinh nguồn gốc lịch sử một tôn giáo không phải của Ông. Sự thật của giáo lý tôn giáo là nguồn gốc lịch sử của tôn giáo, Ông không biết giáo lý tức đồng nghĩa với không biết về nguồn gốc lịch sử. Trong giáo lý có những câu rất là nguồn gốc, Ông không đọc làm sao mà biết, ví dụ:
“Bửa xưa giảng kệ một nang,
Bởi vì ta mắc dời thoàn cảnh xa”
Và câu:
“Lời của người di tịch Núi Sam,
Chớ chẳng phải bài điều huyễn hoặc.
Cảnh thiên trước thơm tho nồng nặc,
Chẳng ở yên còn xuống hồng trần.
Ấy vì thương trăm họ vạn dân,
Nên chẳng kể tấm thân lao khổ.”
Câu có những chữ “giảng kệ một nang” và “dời thoàn” là để đánh thức lương tâm quần chúng qua câu chuyện Lúc Đức Phật Thầy ngụ dưới mái đình làng Tòng Sơn, Ngài để cái mo nang trong đó có quyển giảng kệ, lá cờ và giấy vàng trên ngôi thờ thần, Hôm Ngài đi về rạch Trà Bư, Xẻo Môn để trị bệnh cho bá gia thì cách không lâu sau nơi làng Tòng Sơn dân chúng cũng phát bệnh lên dữ dội, họ cho người đến Trà Bư Mời Phật Thầy trở lại độ bệnh dân chúng. Xét Ở đây dân còn bệnh phải tiếp tục điều trị cho họ không thể về Tòng Sơn được. Phật Thầy dặn dò người đại diện đến từ Tòng Sơn Hãy về lấy cái mo nang ta để trên ngôi thờ Thần, lấy giấy vàng ra chia dùng sẽ khỏi bệnh.
Câu trích dẫn hai “Lời của người di tịch núi sam” là quá rõ nghĩa.
Còn nữa, trong quyển Sám Giảng Thi Văn có ghi lại bài thơ Ông Tùng ở Vàm Cái Đầm hỏi Đức Thầy về gốc gác đạo của Ngài ở đâu, lãnh sắc chỉ của ai. Đức Thầy viết trả lời cho Ông ấy:
“ Sắc của A Di là Phật Tổ,
Bốn chữ xuống trần chớ ở đâu”.
Tên gọi của một tôn giáo thuộc đạo Phật có bốn chữ, xưa nay chỉ có Bửu Sơn Kỳ Hương và giờ là Phật Giáo Hòa Hảo.
Ngoài những câu dẫn chứng được trích ra từ quyển Sám Giảng giáo lý xác định Phật Thầy Tây An là cái tiền thân của Đức Huỳnh Giáo Chủ, còn có một câu chuyện phát tích từ Ông Đạo Thắng một trong những đại đệ tử của Đức Phật Thầy. Trước lúc Phật Thầy viên tịch có viết hai bài thơ đề tên “Bát Nhẫn” và “ Đạt Đạo Ngao Du Chau Di Viễn Cận”. Bài Bát Nhẫn Phật Thầy để treo trong phòng của Ngài, nhằm hôm Ông đạo Thắng đến quét dọn phòng cho Thầy lấy đọc, còn bài “Đạt Đạo Ngao Du Châu Di Viễn Cận” Phật Thầy nói với Ông Đạo Thắng: Ta nhập Niết Bàn rồi trở lại với thân thể khác, nữa sau có vị nào viết và đọc được hai bài thơ nầy bằng chữ hán chính là ta trở lại. Ông Đạo Thắng chờ mãi không nghe thấy Phật Thầy trở lại, già sắp mãn đời Ông mới đem vụ việc nói lại người cháu nội là Nguyễn Phước Còn. Năm 1939 Đức Thầy ra đời dạy đạo, Ông Nguyễn Phước Còn nằm mộng ba đêm liên tiếp chư thần kêu đến Hòa Hảo tìm Phật trở lại. Sở dĩ chờ kêu ba lần vì Ông Bảy Còn không tin việc mộng là thật nhưng lần thứ ba bị chư Thần quở nặng buộc phải đi. Đến Hòa Hảo gặp Đức Thầy, quả nhiên Đức Thầy viết liền hai bài thơ bằng chữ hán đọc cho Ông Bảy nghe. Ông bảy nhớ lại chuyện của Ông nội dạy, phục mình xuống lạy.
Rõ ra, Đức Thầy chính là Đức Thật Thầy nhập Niết bàn rồi tái lâm phàm tiếp tục sự nghiệp Phật Giáo vì thời cơ đã đến, không phải hàng đệ tử mà gọi là kế tục hay kế thừa. Vì nhận định sai lầm nên Ông Pascal Bourdeaux cho rằng vị trí khai sáng đạo PGHH của Đức Thầy là không xứng đáng, gọi Ngài là “người thanh niên cuồng tưởng”, mộng cao danh dự mà sự hiểu biết Phật pháp không nhiều, giảng đạo miệng còn bài kinh kệ thì cóp nhặt của ai làm của mình.
Tôi may mắn được tiếp chuyện một số các cụ hồi sanh tiền sống gần gủi Đức Thầy trong đó có bác sĩ Trần Lũy, người theo học thuyết “duy vật sử quan”, đem hỏi chuyện với Đức Thầy về thuyết thủy tổ của loài người là Khỉ, tóm tắc kể lại chuyện mắt thấy tai nghe, Đức Thầy thuyết pháp và viết kinh kệ, tất cả đều cung kính Đức Thầy là bậc siêu phàm như Ngài viết trong bài Nang Thơ Cẩm Tú:
“Miệng nhích môi đầy văn tao nhã,
Hạ Bút thần thơ đã đề khai”.
Đi quá xa với thực tế, Ông Pascal Bourdeaux ơi!
20/1/2016.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét