Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

AI VÔ L ?

Dùng bửa xong, quý vị làm việc trong bếp cũng ra ngồi đầy đủ, một nam đồng đạo nói: Sớm giờ lo trả nợ dạ dày, nhọc nhằn bên quý cô ch tội nghiệp quá đi, tính phải có sự bù trừ, thời giờ còn lại xin chú tư cho huynh đệ chúng cháu một bửa ăn tinh thần.
- Tôi hy vọng làm điều đó cho quý đồng đạo trẻ đến đây, được hay không còn tùy thuộc vào khẩu vị của quý vị, nhưng tôi cố gắng. Hôm nay chúng ta bàn về xử thế tiếp vật được không ạ ?
- Dạ, hễ chú thấy được là được.
- Mượn chuyện của hai cô làm đề tài.
- Dạ, hai cô nào ạ ?
- Lúc nảy hai cô vì đó lặt rau cho bửa cơm chung của chúng ta, tình cờ tôi đi ra sau chút chuyện, xảy nghe có tiếng phê bình cháu nam nào đó vô lễ, trong lúc nói chuyện hay có thái độ quèo móc lên vai hoặc lưng, cô bảo rằng: nam với nam coi còn không được, huống nữa là phụ nữ tu hành, làm vậy… trông khó coi, ngại hết sức là ngại…
- Tôi gợi xong câu chuyện một trong hai người phụ nữ ấy lên tiếng:
- Dạ phải.
- Câu chuyện ngả ngũ chưa?
- Chị em chúng tôi không đồng ý thấy chuyện xảy ra như vậy mà nói thôi chứ có biết làm gì nữa đâu. Thưa anh, sự thật thì chúng tôi không định đem chuyện nầy trình qua anh để nhờ giúp hướng giải quyết, nhưng nghĩ chuyện kín đã bại lộ ra rồi vậy sẵn đây nhanh cho ý kiến, được không ?
- Ý kiến thì tôi sẵn sàng, nhưng quý cô và huynh đệ đây, có nghĩ đến chuyện “Mực Tàu đau lòng gổ” không?
- Dạ, miễn có hướng giải quyết tốt cho vấn đề, chắc đây ai cũng chịu ạ.
- Thế thì may mắn! Theo tôi, người nói chuyện có tật cái tay hay quèo móc làm cho quý vị không đồng ý phần lớn không phải vì cái tay mà nghi rằng tâm tư họ cũng thích, xúc nhiễm phải không. Tôi đồng ý với quý vị một ít thôi… Mình là người có đạo quèo móc trong khi nói chuyện theo tôi là không nên trừ những trường hợp trong chỗ một tập thể cần yên lặng, xảy có chuyện cần riêng, kêu nói nhỏ người kia không nghe, quèo sát lại mà nói nhưng phải cùng giới mới được. Biết làm sao khi người ta có “thói quen nghề nghiệp gây chú ý cho người nghe mình nói không lơ là câu chuyện hoặc đề thuyết, chưa chắc cái tâm họ bị xúc nhiễm đâu.
- Đối với hai phái đồng tu mà đụng chạm người như vậy là khó coi lắm!
- Đúng là khó coi nhưng biết đâu trong ấy cũng có ta chịu một phần trách nhiệm.
- Trách nhiệm! tôi không hiểu ý anh.
- Theo tôi, tại “cái kiểu” nghệ thuật nói chuyện của người ta là vậy, chưa chắc tâm của họ bị xúc nhiễm về nam nữ, nếu mình không muốn ở vào trường hợp như vậy thì tốt nhất mình đừng có đứng gần, ngồi gần người diễn giả có cái kiểu nghệ thuật như đã nói thì xong thôi. Tôi biết có một số diễn giả nam hoặc nữ luôn có thái độ đó nhưng đâu có ai thắc mắc. Với lại, cái kiểu quèo móc, thường hay xảy ra với những người thân thiện; mới gặp lần đầu, chưa thân chưa đến đổi hành động như thế đâu. Nếu vậy, tại vì ta thân “cái kiểu” của họ nên không tránh xa, họ làm như vậy cũng tại ta một phần bởi ta thân thích làm khán giả hay đối tác tình cảm với họ.
Cứ cho thế giới tâm linh của ta khác hơn thế giới tâm linh của người nói chuyện hay quèo móc, ta biết mình không cùng với họ thôi thì tốt hơn là đừng thân thiện gần gủi chi cho họ quèo đụng rồi phàn nàn. Tu cốt là ở chỗ làm an lặng cái tâm không bị ngoại duyên làm chao động, oen ố. Hãy nhìn vào sự thật của tâm tính mình, phải chăng ở người ấy ta không thích họ nói chuyện hay quèo móc nhưng ta lại thích họ ở một điểm khác mà sự thích thú ấy lại sâu nặng hơn, để rồi phàn nàn thì phàn nàn mà gần gủi vẫn là gần gủi. Như vậy tại họ vô lễ hay chính ta đã làm nguyên nhân cho họ vô lễ với ta?

Tôi thử mượn câu chuyện bà Mạnh Mẫu mẹ của Ngài Mạnh Tử dạy con mà tôi thấy có sự đồng cảm khi nói về vô lễ. Mạnh Tử đi làm việc về, thấy mẹ ở trước nhà ông chào hỏi mẹ rồi đi vào phòng, chợt thấy vợ đang lúc cởi trần ông bực tức liền bỏ ra ngoài nghĩ ngợi lung tung: Vợ làm như vậy là xem thường mình, quá vô l! Đã ra khỏi đó rồi mà bực lòng không dằn được, đến thưa với mẹ: Con thôi vợ. Mạnh Mẫu nghe thế liền hỏi:
- Nguyên nhân nào dẫn đến phá bể gia cang nhanh vậy chứ?
- vì vợ con vô lễ với con, Mạnh Tử đáp
- Nó làm gì con mà gọi là vô lễ?
- Cô ấy cởi trần trong phòng khi con vào.
Bà Mạnh Mẫu nghe thế quở cậu con một trận nhớ đời:
- Nói như vậy chính con mới là người vô lễ với nó. Con là người có học, chẳng phải sách lễ đã dạy như vầy sao!: Khi khách sắp vào cửa ngỏ nhà người ta thì phải kêu lên một vài tiếng hỏi han đánh động, lúc lên thềm nhà người ta cũng lên tiếng cốt để chủ nhà hay mà chuẩn bị tư thế tiếp mình đỡ trơ trẻn, khi có chuyện cần phải đi vào buồng, ngang qua phòng riêng của nhà người ta thì phải nhìn xuống; được vậy mới tránh đi sự bất ngờ để người ta đề phòng sự kín đáo. Con học lễ mà chẳng thực hành nên mới xảy ra chuyện bất ngờ đem đến nó, đã vậy còn đổ lỗi cho nó nữa.
Chuyện trên dạy cho ta cách ở đời và điều nầy được Đức Thầy nhắc nhở các môn đồ của Ngài:
“Cả tiếng kêu những kẻ trí tài,
Hãy yên lặng bình tâm suy nghĩ.
Tiên xử kỷ hậu lai xử bỉ,
Bắt lỗi người phải xét lỗi mình.
Vậy mới là phải bực công bình,
Nẽo chánh trực chí người quân tử”.
Người học đạo trước tiên là để sửa mình những thói hư tật xấu, khoan hãy tính chuyện sửa thói hư tật xấu người khác, vì nếu thói hư tật xấu trong ta không tự sửa cứ đế ta sống mãi trong thói hư tật xấu thì lúc nhìn người khác ta cũng nhìn bằng thói hư tật xấu của mình thôi sẽ không sửa được thói hư tật xấu cho ai. Người nào mang kính đen nhìn Trời sẽ thấy Ông Trời cũng đen thui đen thích. Mình hèn yếu, nhu nhược dạy người ta đừng hèn yếu nhu nhược, tuy lời dạy của mình hay ho nhưng họ nhìn mình thấy quá chừng chừng hèn yếu nhu nhược thì bài dạy của mình đối với họ sẽ không còn quan trọng nữa rồi, hay nói cách khác lời dạy ấy không giá trị lâu. Tiên xử kỷ hậu lai xử bỉ (Bắt lỗi mình trước mới bắt lỗi người sau). Nếu Thầy Mạnh áp dụng lễ nghĩa với thân mình trước đúng như sách dạy lễ chắc không có chuyện đi mét với mẹ chứng giám cho ông thôi vợ một cách nông nổi và đơn giản như vậy đâu.
Kẻ có quyền hành trong tay, ỷ quyền ỷ thế cướp giật tài sản, nhà cửa đất đay của người khác về làm của mình; người bị hại không tính chuyện hơn thua, chỉ nhờ luật pháp bảo về tính công bằng nhưng kẻ có quyền có thế lại là luật pháp, bắt tội kẻ bị hại sao mầy thưa tao mà không nghĩ đến chính mình đã xô đẩy họ làm cái chuyện mà họ không muốn làm. Nếu áp dụng câu “Bắt lỗi người phải xét lỗi mình” sẽ thấy người bị hại không có lỗi trong chuyện nhờ luật pháp thể hiện tính công bằng, có lỗi là kẻ gây ra cớ sự. Ta nhìn đúng sự thật như vậy sẽ không gây ra tội lỗi với người khác, từ từ hoàn thiện chính mình.
Đức Thầy dạy:
“Người biết đạo phải gìn ngôn ngữ,
Nói với ai chớ có sai lời”.
Kẻ thường hay nói không đúng với sự thật riết không còn ai tin tưởng, lâu lâu có chuyện quan trọng, mình nói đúng với sự thật người ta lại không tin, không giúp sức là lỗi do mình đừng nên trách ai kia phụ bạc. Cách dạy con của bà Mạnh Mẫu góp phần lớn lao để sau nầy đưa ông Mạnh Tử lên bc Thánh Hiền. Ta học đạo với Đức Thầy PGHH nếu áp dụng triệt để câu bắt lỗi người phải xét lỗi mình sẽ không có chuyện xích mích xảy ra từ trong gia đình đến xã hội, nhà nhà hạnh phúc, thái bình.
- Thưa quý huynh đệ! Qua sự trình bày của tôi, điểm nhấn mạnh: Ai mới là người vô lễ? Lời lẽ có hơi nặng nề, quy một phần trách nhiệm lên người bị động, còn kẻ chủ động việc quèo móc tôi bảo rằng đó là “cái kiểu” của họ, mặc nhiên chấp nhận. Xem ra như thế là không công bằng, quý vị có buồn không?
- Dạ, tôi hiểu, đã hiểu thì không buồn. Cám ơn anh rất là nhiều!
29/3/2017



Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

SỨC MẠNH CỦA ĐẠO


Nghe tin Ông Thẻ số 4 được phép xây cất ngôi thờ tôn nghiêm tôi mừng vô hạng, định bụng có ngày nào rảnh khõe sẽ đến tận nơi xem hư thực thế nào. Ngày qua ngày chưa kịp đi thì quên mất cho đến khi tôi nghe thêm một thông tin nữa: Nhân dịp lễ kỹ niệm cúng giỗ Đức Cố Quản Cơ Thành ngày 21 – 22 tháng 2 âl năm 2017, ban tổ chức xây cất ngôi tôn nghiêm ông thẻ số 4 cho ăn khánh thành ngay ngày cúng giỗ nói trên.
Nhận tin lần nầy tôi nhắc lòng, đến lễ là đi không hẹn nữa được. Từ vùng Cù Lao Ông Chưởng, 6 giờ 30 sáng ngày 21 tháng 2 lên đường chỉ một xe một người thôi; tôi điều khiển xe chạy thẳng một mạch tới đền thờ ông thẻ số 4 thuộc tỉnh Kiên Giang lúc mới 9 giờ 30. Đáng lẽ tôi phải đến sớm hơn nửa giờ nhưng trên đường bị kẹt xe từ trước chợ cầu số 5 đến gần cầu số 6.
Từ chợ cầu số 5 ra dinh Đức Cố vùng Bảy Thưa có khoảng từ hai đến ba ngàn mét, lúc binh Gia Nghị rút hết về vùng Bảy Thưa lập chiến khu chống Pháp, Đức Cố Quản đặt đây cơ sở đúc chế súng đạn. Cũng vì di tích lịch sử nầy, hằng năm ngày giỗ cúng ông, bà con từ các nơi xa gần dồn về dâng hương kính bái, tham quan khu vực đúc chế súng đạn, khiến nên con lộ lớn liên huyện Tri Tôn và Châu Thành An Giang, đoạn đường nói trên xe người bị kẹt cứng như nêm. Trong khi đó, trên dưới cầu số 5 có hai giao lộ bên nây bên kia kênh xáng thẳng ra dinh Đức Cố, xe chạy nối đuôi thế mà không đủ sức rút thưa khách, giống như nước chắc chưa ra được bao nhiêu thì nước khác cứ châm vô hoài, đầy mãi. Xe hơi nhỏ lớn, xe mô tô… Tôi lọt vô vòng có lúc không nhúc nhít đi được, bấy giờ công an địa phương phối hợp với công an giao thông hì hục công tác cho mở đường bằng đi dẹp những chiếc xe hai bánh của những chủ nhà đậu sát lề đường, chiếc xe nào cũng bị đẩy vào trong nhà, những tấm bảng treo sát đường đề hiệu tiệm, buôn bán, sửa xe v.v.. có thể khuân vác được thì vác vào nhà, nhờ thế làm tróng làn đường nhỏ sát trong, xe hai bánh thoát ra được thì xe hơi mới nhúng nhít.
Tôi và những xe không viếng dinh Đức Cố ở Bảy Thưa, thoát được chạy miết về Giồng Cát.
Tưởng cũng nên nói, ngày cúng giỗ Đức Cố Quản, chánh cúng là vùng nhà láng “Bửu Hương Tự” nhưng tất cả những gì có liên quan đến hành nghiệp của ông như vâng lệnh Đức Phật Thầy Tây An đem 4 cây thẻ đi cấm ở 4 gốc núi cấm để trấn ếm cái ếm của quân Tàu thì các dinh ông thẻ đều có tổ chức cúng lớn cùng ngày, nếu khách lên đường kính bái ông thẻ số 1, số 2, số 3 cũng thấy đông nghẹt xe người như vậy thôi.

xe để đầy trong vườn ra tới đất ruộng
Lịch sử quốc gia dân tộc ghi Đức cố là một tướng tài chống giặc Pháp, trung với nước, hiếu với dân. Khi đất nước bị rơi vào tay giặc, ông không chịu buông súng đầu hàng, kéo binh vào vùng Láng Linh Bảy Thưa rừng rậm sình lầy ém quân chờ thời cơ phục quốc. Thêm một điều, dân đi cúng bái kể cả ban tổ chức đều là người đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo, các món đãi đều làm chay. Ta có thể đặt câu hỏi không! Tại sao người đạo trường chay lại đi thờ cúng một vị tướng quân đánh giặc cứu nước? Là một vị tướng lãnh, nhưng Đức Cố đã quy y với đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An. Theo quyển sách nhan đề “Thất Sơn Mầu Nhiệm” của hai Ông Dật Sĩ và Nguyễn văn Hầu, thì cụ ông Trần văn Thành quy y với Đức Phật thầy rất sớm, lúc Phật Thầy đang phát phù trị bệnh cho bá tánh ở vùng Xẻo Môn. Đức Phật Thầy bận lo trị bệnh cho dân làng, ông Quản Cơ đến, ở chờ đợi 3 ngày Đức Phật Thầy mới kêu cho thọ pháp quy y.
“Khi Đức Phật Thầy bị dời về An Giang, rồi vào núi Sam, Ngài thu xếp nhà cửa và giao hết ruộng vườn (hầu hết đất ở làng Bình Thạnh Đông hồi ấy là của Ngài) lại cho Nguyễn văn Dõng (tục gọi là ông Tham Dõng) là người thân tộc rồi bỏ làng ra đi, theo đường đạo hạnh.
Có lúc Ngài đem cả gia cư lên núi Doi, và, về sau Ngài được Đức Phật Thầy giao cho trọng trách đi cấm bốn cây thẻ quanh vùng Thất Sơn, cùng trở về coi sóc trại ruộng Bửu Hương Các ở Láng Linh.
Trên đường đạo, có thể nói Ngài là đạo đức rất cao siêu, có được nhiều bí pháp chân truyền của Đức Phật Thầy truyền dạy. Cái áo lá dà và một cây cờ dà mà lúc nào người ta cũng thấy Ngài không rời xa, ấy là những bảo vật mà Ngài đã được Đức Phật Thầy huệ tứ trong khi sắp dấn thân vào vòng tên đạn để phục vụ cho nước, cho dân vậy”.
Sách xưa có câu “Sanh vi tướng tử vi thần (sống làm tướng thác thành thần). Đức Cố Quản sanh tiền làm tướng, thác thành thần là đương nhiên.  Đất nước Viết Nam có biết bao là tướng là thần, ta thấy rõ ràng lễ cúng các vị thần khác, về hình thức không giống như Thần Đức Cố… Từ ý thức đó, người dân có đạo đến cúng ông với sự kính trọng một bậc tu hành, đệ tử Đức Phật Thầy Tây An, cúng đãi ăn toàn là món chay như cúng một vị chơn sư đắc đạo.
Chỗ ông thẻ số 4 coi như ở giữa đồng mọc lên một đền thờ. Đền thờ không rộng lắm, trong đó thờ được 3 ngôi: Ngôi tổ Hùng Vương, ngôi Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực, ngôi thờ Quan Thẻ số 4. Bài vị đặt trước ngôi thờ đề vậy nhưng khi đọc tiểu sử thì nói ròng về Đức Cố Quản chống Pháp. Cạnh ngang sau đền thờ có cất một nhà khách chạy dài và hôm nay các nhà mạnh thường quân trong đạo đã tự động chỡ tới dựng lên những căn rạp tiền chế với bàn ghế, gạo, rau trái, nước tương, tàu hủ, bếp lò các cái đầy đủ. Thật là trăm khó ngàn khó đối với các vị mạnh thường quân từ xa đến dựng nhà đãi, như nhà đãi của ông sáu Nhiều phải hai, ba chiếc xe tải chỡ theo đồ chuyên dùng. Đền thờ quan thẻ số 4 ở giữa đồng xa, ước chừng 10 cây số xe tải không thể đi được, đậu ngoài đường kênh T4 cho nhiều chiếc trẹt lòi vào. Một đội ngũ sức lực vác đồ từ trên xe tải xuống trẹt chạy hết kênh xuôi qua kênh ngang đoạn xa xa trẹt ghé lại, đội ngũ sức lực nói trên vác hết đồ đạc dưới các trẹt lên chất trên xe máy cày chạy khoảng một cây số nữa là tới điểm nấu đãi. Thiệt là năm ngăn bảy nắp, nếu không phải có tấm lòng vàng với đạo, với Đức Cố, một ngăn một nắp cũng không làm đừng nói là năm ngăn bảy nắp, chịu cực chịu khổ như vậy.
Đối diện phía trước đền thờ có một khu vườn rộng trồng xoài và dừa, xe ai đến trước thì được đậu trong vườn có bống cây che mát mẻ, đến như tôi về sau chiệu phiền đậu xe ngoài khu đất rạ sình lầy.
Nhìn đền thờ tôi vui mừng cảm động muốn ứa nước mắt. Nhớ lại năm 2003 tính đến nay 2017 thời gian trải dài đến 14 năm. Thuở đó đất địa đây chưa có đường đi, đồng cỏ hoang vu, vì muốn tìm hiểu những điều chỉ nghe nói, chúng tôi vài người rủ nhau tìm ông thẻ số 4, đi thí tới đâu thì tới, lần đó may mắn gặp quý bà con ở địa phương ngoài tốt bụng, đưa chúng tôi từ con kênh T4 vào khu vực giồng cát bằng chiếc tác ráng, nhưng chỗ ông thẻ số 4 đâu phải cập bờ xáng kênh ngang, chúng tôi phải lội thí lên đất hoang lâm chưa ruộng lúa khoảng tương đối một cây số; có khi đi trên sình lún, lúc lội nước tới gối, tới háng. Mệt mỏi lắm chúng tôi mới lên được giồng cát, nơi gọi ông thẻ số 4, lúc đó chỉ là một nền đất tróng chưa có cây Bồ Đề trước sân như hiện giờ, chỗ để lư hương đặng cúng bái thì chiếc lư hương đã bị kẻ ác đến đập bể, liện thành một đống vun, tôi ước chừng, nếu lấy thúng giạ hốt đựng chắc phải hai thúng đầy. Bên cạnh có mấy tấm thiết nằm ngổn ngang đen đúa với một đống tro than, có những khúc cây cột bị lửa đốt tách văng ra ngoài vùng cháy còn lại làm chứng.
Sau nầy tôi hỏi thăm một số đồng đạo có đến đây trước tôi, về tình trạng đập lư hương, đốt nhà thờ, họ nói: không biết ai đâu chơi ác, từ nhiều năm qua, bà con có đạo, biết sự tích ông thẻ, xứ giồng cát là nơi Đức Cố Quản vâng lệnh Đức Phật Thầy Tây An đến đây cấm ông thẻ số 4. Bà con mang nhang đèn lư hương đến lập chỗ thờ, đặt lư hương, thắp nhang cúng rồi về thì vài hôm sau có số người khác len lỏi vào, họ nói vượt khoảng 7 cây số đường đồng đến cúng bái thì chiếc lư hương của người mua mấy ngày trước đã bị đập bể manh mún. Thấy vậy người ta vẫn tiếp tục mua lư hương mới rồi cũng bị đập nữa. Đập mua, đập mua… cái cảnh kẻ sắm người phá luôn nhiều năm như vậy nhưng nhà đạo kiên trì sắm mới và cúng viếng. Nhà để thờ, cũng không biết bao nhiêu lần quân ác đến đốt. Tôi được vài người địa phương cho biết, cách nay khoảng hai hay ba năm, tại nơi vị trí nhà bị đốt, con trai của ông chủ đất cưới vợ, cho cất nhà ở riêng, một căn nhà gổ tạp sơ sài, vách vừng và lợp toàn bằng lá dừa nước. Cất xong đôi vợ chồng trẻ ấy mang đồ đến ở thì suốt đêm họ đều không chợp mắt vì thấy các binh tướng rần rộ ngoài sân, trong nhà, có một vị quan lớn kêu đôi vợ chồng trẻ dời đi chỗ khác mà ở. Sáng lại, sau một đêm kinh hoàng, đôi vợ chồng trẻ nầy cuốn gói. Nhà tróng, ông chủ đất kêu cho đồng đạo trưng dụng làm chỗ thờ phượng. Lập bàn thờ lên không bao lâu cũng bị đốt.
Thấy chuyện cứ bị đập phá như vậy mãi, trong đạo cũng có đôi người đứng ra xin phép với chánh quyền địa phương, nhưng phía nhà nước không ký nhận. Vài năm trở lại đây, có tin rằng muốn cất ngôi thờ với chính danh là không được, đề nghị phối hợp với BTS / PGHH, cất ngôi thờ ông thẻ trá hình, ngoài dựng bảng BTS đỡ đầu về mặt pháp lý, trong thì coi đây là đền thờ ông thẻ số 4, bá tánh tới với thâm tâm kính bái di tích không bị khó khăn về mặt an ninh. Đây chỉ là hướng giải pháp tạm thời cho những người có tâm nôn nóng, nhưng rốt cuộc giải pháp không khả thi vì qua thăm dò ý kiến của bà con đồng đạo các nơi phần nhiều không đồng ý sự vay mượn như vậy, phải một đền thờ danh chánh ngôn thuận. Từ đó trong đạo âm thầm lựa người đứng mủi chịu sào cử  đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin phép xây cất ngôi thờ ông thẻ số 4, nhờ vận động bền bỉ việc xin phép mới được kết quả như ngày hôm nay. Cuộc lễ cúng đền thờ ông thẻ số 4 năm đầu hoành tráng, có quý vị cơ quan nhà nước tham dự, nhiều công an đến giữ trật tự an ninh cho bà con dự lễ giữa cánh đồng vắng vẻ nầy.
Từ khởi sự bị đập bể lư hương đến đốt nhà thờ, nếu tính ra thì chắc là nhiều năm nhiều vụ việc lắm. Đến nay, những vị xưa cố theo đuổi mục đích tín ngưỡng, nhiều lần mua lư hương, sắm nhang đèn, cất lại những nhà thờ bị đốt, không biết giờ đây ai còn ai mất. Nếu còn, nhìn thấy ngôi thờ khang trang chắc quý vị mừng lắm. Những vị đã chết thiêng chắc cũng thấy được sự nhiệm mầu của tôn giáo, sắp đặt qua sức kiên trì của nhà đạo, tín đồ; quý vị đã xây lên viên gạch đầu tiên để cho người đến sau tiếp tục chất lên thành.
Tôi cúi mình trước ban tổ chức xây cất đền thờ, ban tổ chức cuộc lễ, ban tổ chức đãi ăn và quý nhân viên phục vụ cho tổ chức xây cất, tổ chức cuộc lễ, tổ chức đãi ăn, nhờ quý vị làm hết sức mình mới có sự thành công rực rỡ thế nầy. Tôi là một trong những số người đến vùng địa linh nầy hồi thuở hàn vi như đã nói trên, xin đại diện những anh, chị, em của thời xa xưa ấy, chân thành bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi đến tất cả quý vị.

25/3/2017

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

BÊN LỀ ĐÁM CÚNG TUẦN
(Để kỹ niệm ngày Đức Thầy thọ nạn)

Hôm đi dự lễ cầu siêu làm tuần tam thất cho đồng đạo Trương văn Gia, tôi gặp lại một số các vị giảng viên, thuyết trình viên trong ban Phổ Thông Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo tỉnh và trung ương trước năm 1975. Sau biến cố chính trị 30/4/1975, lịch sử PGHH sang trang, bị giải tán ban trị sự giáo hội, các ban ngành từ trung ương đến hạ tầng. Trong các ban ngành của giáo hội ai về nhà nấy. Tính đến nay, một số đã lập gia thất, con cái đùm đề, một số đã chết; những vị còn sống giữ vững lập trường tiến tu, ở gần gủi nhau thỉnh thoảng có gặp khi qua đường, những vị ở xa, khác tỉnh, khác vùng không có dịp gặp ngày qua ngày quên mất.
Người ngồi chung bàn tròn với tôi khá già, có chiếc càm nhọn kể chuyện chung quanh Đức Thầy, văn giọng rất hay, lý luận chặc chẽ; tôi cố nặng óc để nhớ coi anh ta là ai. Tôi nhớ hồi xưa anh Triệu thiện Ân cũng có chiếc càm nhọn, tôi có chút hơi nghi là anh ấy nhưng không nói ra. Chừng kiếu ra về, đến chỗ để xe, tôi hỏi anh Nguyễn văn Lía về anh ta, anh Lía trả lời tên của anh ta đúng với suy nghĩ của tôi. 1975 – 2017, cách 42 năm mới gặp lại, chúng tôi mỗi người già đi rất nhiều, nét quen xưa không còn gợi cảm.
Nhớ lại bên lề cầu nguyện có một đồng đạo trẻ đến bàn chúng tôi ngồi, trưng ra một quyển Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý, lật ngay thủ bút của Đức Thầy bài Ngài viết gởi hai vị tướng lãnh quân đội PGHH như sau:
“ Ông Trần văn Soái và Nguyễn Giác Ngộ.
Tôi vừa hội hiệp với Bửu Vinh, bổng có (sự)sự biến cố tôi và ông Vinh suýt chết chưa rõ nguyên nhân còn điều tra; trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi bị bắt hay (hay) hay mưu sát thì các ông đừng tin và đừng náo động cấm chỉ đồn đải cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu. Hãy đóng quân y tại chỗ, sáng ngày tôi sẽ cùng ông bửu vinh điều tra kỹ lưỡng rồi về sau.
Phải triệt để tuân lệnh.
16-4-47; 9 giờ 15 đêm. Ký tên S ”
Xin hỏi các bác các chú bài viết gởi cho hai tướng lãnh quân đội PGHH, theo thủ bút của Đức Thầy có hai chsự sự nối liền không gạt xóa. Người hay đọc sách ai cũng biết viết như vậy là dư một chữ (sự) và có 3 chữ hay liền nhau, Đức Thầy gạch xóa chữ hay giữa. Kiểm lại dư chữ (sự) chữ (hay) và chữ hay bị gạch xóa. Thư không nhiều chữ, cháu thắc mắc, không lẽ những tên sát thủ đã chong họng súng vào Ngài vì hấp tấp khiến Đức Thầy viết dư và gạch xóa. Thưa các bác các chú cho giùm con ý kiến đi ạ .

Sau lời mời của em cháu trẻ nầy, tôi nói:
Tôi không trả lời sự thắc mắc của bức thư với chủ ý “Án Binh Bất Động” Đức Thầy gởi cho hai tướng lãnh quân đội PGHH về chữ (sự) chữ hay và (hay) bị gạch xóa, tôi chỉ xin nhắc nhở lời của các cụ có duyên may được cận bên Đức Thầy kể lại: Đức Thầy hễ viết một tác phẩm nào cho dù dài như quyển nhứt “Khuyên Người Đời Tu Niệm” 912 câu thơ lục bát, hễ Đức Thầy đặt bút xuống là ngòi bút chạy rào rào không có vụ ngưng để suy nghĩ, viết chừng xong bài mới thôi. Điểm lại thời gian từ ngày 18 tháng 5 năm Kỹ Mão cho đến ngày 12 tháng 4 năm Canh Thìn, ngày Đức Thầy bị quân Pháp cho đi lưu cư, chưa đầy 11 tháng, Đức Thầy vừa thuyết pháp, trị bệnh ngày đêm cho bá tánh thập phương; bận rộn suốt như vậy Ngài còn “Hạ bút thần” 4 quyển Sám Giảng loại văn vần, thể lục bát, thất ngôn trường thiên và thi văn giáo lý, “tính từ bài “Lộ Chút Cơ Huyền” sáng tác tại Thánh Địa Hòa Hảo tháng 6 năm Kỹ Mão cho đến bài thi “Đêm Ba Mươi” tháng chạp cuối năm có tổng cộng 40 bài thi thơ dài ngắn, trong số đó có bài “Thiên Lý Ca” là dài nhất. Chỉ già nửa năm Kỹ Mão mà sáng tác 4 quyển Sám Giảng và 40 bài thi thơ rồi thuyết pháp, trị bệnh, là chuyện phi thường” mà chưa bao giờ có chuyện sai sót. Thật là một công trình vĩ đại, sá gì một bài viết ngắn in ra chưa đầy nửa trang giấy mà có chữ dư thừa, gạch xóa? Tóm lại, bài viết có nội dung “Án Binh Bất Động” nêu trên, những chữ dư và dấu gạch xóa không phải do hấp tấp lỡ lầm mà là dấu hiệu dụng ý của Đức Thầy.
Nếu đã là dụng ý của Đức Thầy xắp tuồng. Đức Thầy là Phật trên cõi Tây Phương lâm phàm độ chúng, Phật có Tam Thân: Pháp thân, hóa thân, báo thân; trong hóa thân có thiên bá ức hóa thân, có nhiều cách để cho Ngài vắng mặt tại sao phải chọn sự vắng mặt bằng thọ nạn trong tay của phía cộng sản?...
Bấy giờ ngồi chung trong bàn tròn, lão đạo có chiếc càm nhọn _ anh Triệu Thiện Ân_  tiếp lời tôi bằng kể câu chuyện như sau:
Hồi còn làm công tác trưởng ban tu huấn tỉnh An Giang, có lần về trung ương Thánh Địa Hòa Hảo hợp ban, nhân dịp tôi có đến nhà Ông Ngô Thành Bá (Biện Đài) hỏi về việc Đức Thầy còn hay mất, ông Biện Đài trả lời như sau: Đức Thầy dặn dò tôi rằng, sau nầy có một thời gian Thầy xa cách tín đồ, trong thời gian xa cách ấy không một tín đồ nào biết Thầy ở đầu và chừng về Thầy về nguyên xác cũ. Nghe thế tôi hỏi: Thế chú biết chừng nào Đức Thầy trở lại không? Ông Biện đáp: Đức Thầy dặn tôi không được nói, nhưng tôi có thể nói hé một điều là tôi sẽ chết trước khi Đức Thầy trở lại.
Tôi (Triết Lê) hỏi: Anh Xác định, có thông Biện biết nhưng không dám cải lời Thầy dặn?
Phải, ông Biện Đài nói với tôi như vậy, Triệu Thiện Ân trả lời.
Để bổ túc niềm tin Đức Thầy sẽ trở lại, đạo lão có chiếc càm nhọn kể thêm câu chuyện: vào năm 1973 tôi đến xin gặp bác ba Nguyễn văn Chuyên, tên thường gọi là Văn Phú. Sở dỉ có tên thường gọi vì tên nầy Đức Thầy đã đặt cho Ông nên trong đạo phải kêu theo tên Thầy đặt riết thành quen. Ông Văn Phú là chủ biên tập tờ báo Quần Chúng, đến với ông, tôi cũng đặt câu hỏi như lúc gặp ông Biện Đài: Đức Thầy còn hay mất ? Thay vì trả lời, ông hỏi tôi một câu mà tôi nghĩ không liên quan đến chủ đích:
Cháu có xem hát cải lương không?
Dạ có thưa bác _  tôi nói: lúc chưa tu cháu rất thích xem nghe cải lương.
Thế được rồi _ bác nói _ vai diễn trong tuồng cải lương là thật hay giả?
Dạ, họ giả dạng vậy thôi chớ không phải thật.
Ông hỏi luôn mấy câu rồi ngưng ngang không thèm trả lời câu hỏi đầu đề của tôi. Trong khi tôi đang có chút hơi thất vọng về ông, phân vân lạ… thì ông quay sang chuyện khác:
Cháu có đọc bài lệnh “Án binh bất động” của Đức Thầy viết gởi cho hai ông Trần văn Soái và Nguyễn Giác Ngộ không?
Dạ thưa có.
Thế 3 chữ hay hay hay viết nối liền rồi gạt đi chữ hay giữa, giữ lại hai chữ hay đầu và cuối, cháu nghĩ thế nào?
Dạ cháu chưa dám nghĩ tới.
Với bác, tình huống trong biến cố Đốc Vàng và lời kêu gọi của Đức Thầy hãy Án Binh Bất Động với 3 chữ hay như đã trình bày là sự “Sắp tuồng”, tuồng hát rất hay hay, lôi cuống người hâm mộ nhưng vốn dỉ nó đã giả, thấy giết hại đó mà đâu có chết, chữ hay bị gạt là (chết gạt), cháu hiểu không? Đức Thầy viết và gạt bỏ một chữ hay với dụng ý để chúng ta làm toán đố, và đáp số của bài toán nầy: Tuồng hát hay thiệt hay nhưng là giả, Đức Thầy trở lại là đương nhiên. Đào kép trong tuồng thấy chết là chết thiệt thì hôm sau còn ai nữa mà hát tuồng mới chứ ! Hãy tin là Đức Thầy sẽ trở lại.
Nói rõ ra Đức Thầy nắm được sự chuyển biến của máy thiên cơ như Ngài nói “tuồng xưa kia sắp đặt đã lâu”. Lúc Ngài khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai chưa bùng nổ nhưng Ngài tiên tri sẽ xảy ra từ năm con mèo (Kỹ Mão) và chấm dứt năm con gà (Ất Dậu) hoàn toàn đúng, như những câu sau đây:
“Mèo kêu bá-tánh lao-xao,
Đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê.
Con ngựa lại đá con dê,
Khắp trong trần-hạ nhiều bề gian-lao.
Khỉ kia cũng bị xáo-xào,
Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng”
Do tiên tri mà chuyện sau nầy xảy ra y như vậy, việc Đức Thầy tiên tri rằng sau nầy có một thời gian Ngài xa cách tín đồ và chừng trở lại vẫn giữ về nguyên xác cũ. Kết quả của lời tiên tri ấy vế thứ nhất Đức Thầy vắng mặt đã có rồi, còn vế thứ hai, chuyện Ngài trở lại chắc chắn sẽ có thôi.
Tiếp lời anh Triệu Thiện Ân, Nguyễn Văn Lía nói: Ngày nay khoa học tiến bộ đã nghiên cứu cái gọi là “Lổ hổng thời gian” khám phá chuyện bí ẩn đã bị thời gian chôn vùi như câu chuyện hành khách trên con tàu Titanic ngày 14 tháng 4 năm 1912 đụng phải một dãy băng khiến 1.500 người đi trên tàu mất tích mà vào giữa hai năm 1990 – 1991, tại khu vực gần núi băng bắc Đại Tây Dương người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.
Hồi đệ nhị thế chiến, chiến hạm Indiana Bolis của Mỹ bị tàu ngầm của Nhật đánh chìm năm 1945, qua dày công tìm kiếm không được, phía Mỹ đành phải tuyên bố mất tích. Sau lại, vào tháng 7 năm 1991, đội thuyền đánh cá của Philippines phát hiện có 25 binh lính Mỹ bị mất tích năm 1945, qua thời gian dài vậy nhưng họ không hề thay đổi so với trước kia thậm chí cả râu tóc… cũng không dài thêm chút nào.
Kính thưa quý vị! những chuyện trên các nhà khoa học đã nghiên cứu rõ ràng, phóng lên Internet thì chuyện Đức Thầy vắng mặt và trở về với nguyên trạng cũ sẽ là đương nhiên thôi.
Sự phân tích của ông Văn Phú về bài lệnh “Án binh bất động”, Đức Thầy soạn ra   một lốt tuồng… Tuồng hát rất hay, đào kép trong tuồng hát có bị giết chết cũng là chết giả … đáng để chúng ta suy nghiệm.
21/3/2017