Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

MỘT CÂU CHUYỆN THƯƠNG TÂM

Nghe tin có một bà nhà giàu bất hạnh ở chợ Rạch Sỏi, thị xã Rạch Giá, Kiên Giang, bị chồng và con đối xử như một tội tù. Hiện giờ trong sự sống ăn, mặc, ở của bà thì tạm đủ, nhưng bà bị khổ vì mất tự do.
Tôi xin kể chút chuyện ấy ra đúng như những vì tôi nghe người sống gần đó kể lại để đánh thức lương tâm những người đàn ông có quyền làm chồng, những người con nói thương mẹ qua đầu môi chót lưỡi mà nhốt mẹ mình, đồng thời qua thông tin để bà con đồng đạo chia sẻ nổi đau khôn nguôi với người nữ đồng đạo bất hạnh nầy.
                                        Mừng lễ Vu Lan xin tặng mẹ một chùm bông hồng

Bà già bất hạnh ấy (xin miễn nói tên) nay tròm trèm tám mươi tuổi, trí nhớ rất tốt, nói chuyện sinh hoạt các cái bình thường. Người ta biết sự nghiệp giàu sang của gia đình họ phần lớn là do bàn tay khối óc của bà tạo nên lúc còn trẻ, về già bà không màng của cải, phát tâm tu niệm, tài sản giao hết cho chồng và con quản lý, tự xử. Buông  tài sản thì chồng con bà rất thích nhưng chuyện bà tu hành thì cả nhà không hài lòng bởi lúc nào bà cũng muốn trong nhà mở hầu bao bố thí gây khó chịu cho những người lúc nào cũng coi trọng đồng tiền. Do vậy đời tu của bà rất đơn độc. Đi đâu làm quen bạn đạo, đến nhà ai người ta mến mộ đãi đằng còn mình thì không được phép mời bạn đạo về nhà đãi một bửa cơm chay.
Chồng con cấp mỗi tháng cho bà một ít tiền xài vặt nhưng tình thương của bà rộng bao la đối với những người nghèo khổ, bà nhịn xài vặt mỗi tháng để giúp họ. Sự tốt bụng ấy bà được nhiều đồng đạo ngưỡng mộ hạnh cách.
Khoảng đầu năm nay, 2015 bà chợt phải bệnh nặng. Một người có từ tâm như bà thì danh dự đáng lẽ phải được thông tin rộng cho đồng đạo hay đặng có thể chia sẻ, giúp được điều vì làm khích lệ tinh thần chống chỏi với con bệnh hoành hành. Gia đình chỡ bà ra Sài Gòn nhập viện một cách im lìm và không biết bà bị áp lực cỡ nào mà hơn hai mươi năm tu chay trường, lòng cứng cỏi lại bỏ dùng chay qua mặn. Nghe tin bà bị như thế, đồng đạo quen thân không ai tin tưởng với trình độ tu tập của bà mà tự động xù tu như thế. Thêm nữa, cũng từ đây bà bị cấm dùng điện thoại còn gia đình thì ứng sử lạ lùng, ngoại trừ mấy người thân nhân trong gia đình, không chấp nhận bất cứ một bạn đạo nào của bà đến thăm. Sau khi xuất viện về, sức khõe bình phục, đi đứng vững vàng nhưng bà không được phép ra khỏi nhà bởi quyền chồng bố trí hai tên lính gác, có khách đến kêu bên ngoài bà cũng không được mở cửa mời khách. Hai lính gác ngục không phải ai xa lạ chính là con gái, con trai do bà đẻ ra. Sao người ta nỡ lòng nào canh giữ đối sử với mẹ đẻ của mình như canh một tội phạm hình sự, sợ trốn thoát.
Không ngờ một người mẹ tốt, một tấm gương tốt đáng được xã hội, cộng đồng quan tâm trân quí lại rơi vào hoàn cảnh gặp con bất hiếu, chồng bất lương, vong ân bội nghĩa…
Nghe tin bà xuất viện, sức khõe bình phục, ổn định, mà lâu ngày phía đồng đạo chẳng thấy bà đi đâu khiến có người nghi nan không biết bà còn sống hay đã chết mà bặc dấu. Khó nhịn được, một nữ đồng đạo quen thân với bà, ngưỡng mộ bà như mẹ, gia thế của chị ta so hơn gia thế của người chồng vô ơn, người con bất hiếu của bà già bị giam và chị ta cũng thuộc dạng chịu ăn nói xét không có cửa để cho con của nạn nhân ăn nói sổ sàng. Ấy vậy, cũng ngại đụng mặt với người đàn ông vô ơn bội nghĩa với vợ nói trên, chị ta chờ ông ấy đến cơ sở kinh doanh thì chị lại kêu cửa, hai lính canh không can được sự quyết tâm của chị.
Chị vào gặp một bà già bị giam trong phòng, phạm nhân ôm chị mà khóc. Chị cũng quẹt nước mắt nhưng an tâm vì nhìn phạm nhân mạnh khõe. Biết chỗ nầy không nên ở lâu, nếu bất thình lình Ông ấy về, nói nghe câu ngang tai, sổ sàng mà nhịn không được thì đổ nợ. Thăm hỏi nhanh gọn, chừng chị cáo về bà già bị tù cũng quyến luyến ôm chặc lấy khách không muốn cho về, khách chịu không nổi tình thương dậy trong lòng quẹt thêm một lần nước mắt.
Chúng ta đang sống qua thế kỷ hăm mốt văn minh cực thịnh sao lại có một nhà giàu mà sống xưa như trở lại mấy trăm năm?
Sống tu hạnh tại gia cư sĩ, bề bộn về gia đình, xã hội mà tu không được nhiều, rất cần có bạn đạo tới lui hỗ trợ chánh tâm, tìm lại lộ đồ Tây Phương nếu như bị bị đứt mất giữa chừng. Giá rằng đồng đạo hay bà bị bệnh không hiền, lúc đưa đi nhập viện Sài Gòn mà có đồng đạo cùng đưa đi hoặc sau đến thăm, nhắc nhở sự tu thì bà đâu có bị rơi vào hoàn cảnh, áp lực bỏ  ăn chay mấy mười năm để dùng mặn.
Giờ chuyện đó qua rồi, lo là sắp tới, người con ác và chồng hung, họ đã dám gây áp lực cho bà bỏ tu chay qua tu mặn thì cũng sẽ dám làm cản trở con đường vãng sanh Tịnh Độ của bà ngay khi “mãn kiếp hồng trần”.
                                 Nhân dịp lễ Vu Lan, Kính tặng bông hồng
                                cho những người mẹ kém may mắn
Dựa vào rằm tháng bảy Vu Lan, lễ nói về mẹ đã có từ Đức Phật Thích Ca còn tại thế cách nay hơn hai ngàn năm trăm năm qua câu chuyện báo hiếu của Ngài Mục Kiền Liên đối với mẹ là Bà Thanh Đề. Chuyện ghi rằng, Bà Thanh Đề lúc còn sống làm điều bất lành, chết bị đọa vào A Tỳ địa ngục, mang thân ngạ quỷ chịu nhiều đau đớn mà lại đói khát. Bà có người con tên Mục Kiền Liên là đệ tử của Phật tu chứng đắc Lục Thông, dùng thiên nhản thấy mẹ dưới địa ngục mang kiếp Ngạ Quỷ đói ăn, khát uống. Mục Liên mang đưa cho mẹ một bát cơm, bà vừa đở lấy bát cơm thì bát cơm bổng hóa lửa cháy rực. Mục Liên thấy mẹ tội chướng nặng nề tự mình không cứu được, liền đến bạch Phật dạy cách cứu. Phật dạy Ông đi cầu thỉnh các chư tăng trong ngày tự tứ làm lễ siêu độ cho mẹ. Ông Y theo lời Phật dạy thực hiện hiếu sự. May thay, qua cầu siêu của chư tăng, mẹ Ông thoát kiếp ngạ quỷ liền sanh lên thiên giới.
Do câu chuyện đó mà sau nầy, những quốc gia có ảnh hưởng đạo Phật, các Phật Tử chọn ngày rằm tháng bảy lễ Vu Lan làm hiếu sự cho Ông Bà Cha Mẹ đã quá cố và cha mẹ tại đường, chết thì đặt lễ cầu siêu, sống thì cung phụng cầu tăng long phước thọ. Các vị lãnh đạo quốc gia thời trước cũng dựa vào câu chuyện Mục Liên cứu mẹ, xá tội vong nhân xét mà tha tù trước thời hạn.
Đối với bà già bất hạnh nói trên, cho dù bà chưa chết nhưng nếu bị chồng con giam giữ suốt trong nhà thì sanh mạng e rằng sẽ bị kết thúc sớm. Nếu như chồng con của bà tiếc tiền, sợ hao tốn, sống ích kỷ với những người nghèo khổ mà bà ra tay cứu giúp họ thì thôi đừng cho tiền bà nữa, để bà đi đứng tự do cũng đâu có tiền mà giúp không hay hơn sao, đói khát bà ăn nhờ nhà người ta cũng được cớ sao đem nhốt người mẹ đẻ của mình như người ta nhốt con chim trong lồng.
Chúng ta là đồng đạo với nhau nên chia sẻ chút tình thương với người bất hạnh. Chồng và con của bà, đã bà đang dùng chay họ còn ép cho ăn mặn thì thôi đối với chuyện cầu nguyện cho bà là kể như bà không có con đâu ra làm hiếu sự. Chúng ta cầu nguyện Phật từ bi mở trói cho bà. Vùng Rạch Giá, Rạch Sỏi ai biết tên họ của Bà thì cầu chính danh, không thì đặt tên bà ấy là “Bà Rạch Sỏi”. Ăn thua mình thành tâm cầu nguyện, Đức Phật cũng sẽ biết ta cầu nguyện cho ai mà đến độ.
Qua hai chuyện một của đại hiếu Mục Kiền Liên một nữa là chồng và con của bà già bất hạnh nói trên. Hỡi những người ở vai vế chồng và con hãy theo gương đại đệ tử Phật, đừng theo nết xấu của những đứa con sợ mẹ đi chơi thân với tình đồng đạo, hao tiền làm từ thiện mà nở đi giam lỏng mẹ mình.
Người rời xa danh vọng bạc tiền quyết tu làm lợi ích cho đời là thuộc hạng thượng nhân, người thường không thể làm được. Mình không tu, không khuyên được người khác tu thì thôi nở nào đi hại người tu hoàn tục, việc làm trái đạo lý và rất tội ác.

30/8/2015

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015


LỄ VU LAN NHỚ MẸ
Kính tặng những ai diễm phúc còn mẹ và ở bên mẹ trong mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu. Kính tặng những người mất mẹ nhưng vì thương tưởng đến mẹ đã làm nên những điều tốt để mẹ không tiếc công sanh thành. Kính tặng những người con Phật noi theo gương hiếu hạnh của Đại Đức Mục Kiên Liên, mỗi lần lễ Vu Lan cầu “phụ mẩu tại đường tăng long phước thọ, phụ mẩu quá khứ trực vãng Tây Phương” (lời Đức Thầy.)

 Hồi đó, đọc tập sách mỏng có tên là “Bông Hồng cài áo” của Thầy Nhất Hạnh tôi rất thích nội dung cài bông hồng nói về mẹ yêu quí để hôm nay tôi có cái duyên nói về người mẹ yêu quí của mình.

Kính tặng bông hồng cho những người mẹ qua đời
Mẹ tôi được sanh ra và lớn lên trong thời kỳ Pháp thuộc, nếu tính sống đến giờ 2015 thì bà chín mươi sáu tuổi, nhưng bà đã qua đời năm 2001 thọ 81 tuổi trong khi tôi còn ở nhà lao.
Giữa lúc quân chinh phạt Pháp giày xéo nước ta, một xứ quê xa tỉnh thành, nay là ấp kiến Hòa Thượng, xã Kiến An, chưa biết hồi đó tên làng là gì, gọi bao gồm là tổng Định Hòa, đôi khi còn gọi là “Cù lao Ông Chưởng. Ấp không có trường học nhà nước, theo lời người lớn kể lại, chỉ một Ông Thầy già dạy tư tại nhà, người ta gọi là trường Ông Chín; trường ở đầu ấp, Ông Bà ngoại ở cuối ấp mà lại nhà nghèo, xét cứ mỗi bửa đi học phải lội bộ đường xa phần học phí cao nên mẹ không được đi học.
Lớn lên có chồng, sanh con, cha tôi là người có chữ nghĩa, vì cha tôi là chức sắc trong đạo làm việc ở ban trị sự (BTS) giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo địa phương, hội trưởng BTS đồng thời là phó ban quản tự Kim Cổ Tự (phủ thờ Ông Ba), Ông làm việc không có ngày tróng nghỉ, không ra hội quán thì cũng bị mời lên chùa tiếp khách, có khi còn phải mang cả một chồng giấy chữ về nhà đọc đọc, viết viết đến khuya. Mẹ tôi gánh vác hết các việc trong nhà còn thêm làm quần quật ngoài đồng. Cha tôi lâu lâu mới vào thăm hoa màu một lần. Vườn nhà tôi trồng Sa Bô Chê, có cất ở đó một trại nhỏ để dụng cụ, đồ mầng. Nhớ lần cha tôi vào thăm vườn, chăm sóc tiếp mẹ những nhánh Sa Bô oằn trái, giông gió nhánh đẩy đưa, trái bị cọ quẹt dưới đất trầy xước người tiêu dùng chê, có bán được thì cũng giá rẻ mạt, phải kiếm cây chỏi hoặc treo dây cột nhóng nhánh lên cao. Cha tôi đổi bộ đồ đi làm, chặt những nhánh tre ăn măng chỏi cao nhánh Sa Bô xuề xòa. Mới chỏi được một nhánh Sa Bô thì chú liên lạc đến mời cha tôi về ngay Kim Cổ Tự tiếp một đoàn khách xa đến.
Tội nghiệp mẹ tôi quá vất vả, cha tôi nhìn thấy mà mắc cở cái thân phận đàn ông, Cha quyết định nghỉ việc giáo sự để lo tiếp mẹ, Ông nói trước với những đồng đạo trong ban, đợt tới xin nghỉ việc BTS về nhà sang sớt gánh nặng kinh tế gia đình trên vai người bạn trăm năm để không thẹn mặt là đàn ông mà chuyện lớn nhỏ trong nhà đều do vợ gồng gánh. Tới họp bầu BTS hay BQT nhiệm kỳ mới, cha không đến họp nhưng người trong đạo cũng dành cái ghế hội trưởng lại cho Ông. Cha nghĩ thế nầy là không được, Ông bỏ đi mở ruộng xứ xa, bên khu mười Đồng Tiến. Hồi nầy nhân dân đã lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, tôi còn nhỏ nghe biết việc đời chút chút: Trung tướng Nguyễn Khánh và đại tương Dương văn Minh làm chánh phủ lâm thời. Khu Mười lần lần có đông hộ dân, lập nên BTS giáo hội PGHH, cha tôi cũng được bầu làm hội trưởng nhưng Ông từ chối vì đang làm hội trưởng ở địa phương nhà, tới đây chỉ là qua lại làm ruộng chứ không ở thiệt thọ.
Mẹ tôi hay tin đó bà rất thông cảm cho cha, biết duyên đạo của Ông ấy sâu thẵm, tới đâu cũng bị cột cứng, mẹ thấy vậy không mong cha lo tiếp việc nhà. Có lần mẹ nói với chúng tôi: nhiều người muốn có công việc làm đạo như cha con mà không được, các con chăm ngoan để cha an lòng phụng sự đạo pháp.
Thương mẹ tôi một mình thui thủi vào chăm rẩy, sửa vườn. Nhờ bà giỏi gian mà anh em chúng tôi sống no đủ và không đứa nào bị rơi vào hoàn cảnh mù chư như mẹ.
Anh em chúng tôi ai nghỉ học sớm thì ra tay làm tiếp mẹ, lớn lên tuổi thành nhân, thay mẹ làm việc ngoài đồng, mẹ bớt cực, rảnh rang bà đi chùa đi núi. Tuy bà không biết chữ nhưng nhờ siêng nghe nên đã thuộc kha khá Sám Giảng Thi Văn giáo lý của Đức Thầy, đủ để tu tâm sửa tánh và sâu duyên với Phật bà dùng chay trường. Anh tôi lập gia thất, tôi thì hai mươi tuổi phát tâm tu, chọn lập trường độc thân hành đạo, ra tu ngoài Hòn Sơn Rái, Hòn Tre cho đến sau đứt phim 1975 bị bệnh chỡ về đất liền, chừng hết bệnh tôi bị nhà nước mới có tên là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấm ra tu ngoài đó.
Giáo hội PGHH bị giải tán, các cơ sở, giáo sản bị tịch thu, đưa người tu theo đạo PGHH ra sống ngoài vòng pháp luật, tu lén, tu trốn. Năm 1980 tôi vào Rạch Hang Tra, xã Cần Đăng tu nhưng treo cái hình thức là trại giữ vườn. Sau ba năm, chánh quyền xã Cần Đăng phát hiện tôi không phải người giữ vườn mà là nhà tu nên đã ra lệnh đuổi tôi đi. Năm 1992 tôi đến mua đất vùng kinh xáng Cà Mau ( sóc Trét) thuộc xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới cất nhà ở, năm 1993 chánh quyền công an xã Kiến Thành nói rằng tôi trốn đến đây để tu cái đạo bị nhà nước xã hội chủ nghĩa cấm hoạt động, phó công an xã Huỳnh văn Biển buộc tôi tội cất am cốc tuyên truyền giảng đạo trái phép, đưa tôi đi công khai hóa giữa chợ Mươn Lớn, và ra quyết định buộc tôi phải phá dở cái nhà mà Biển cho là nơi tuyên truyền giảng đạo trái phép. Tôi không nở phá nhà mà mình vì nhà nầy tôi đã bán bảy trăm giạ lúa, hết một mùa ruộng để cất nó, nhưng không dám ở, tôi đóng cửa nhà đi trốn. Mẹ tôi hay tin, từ xã Kiến An vô giữ nhà giùm, bà nghĩ, chờ giông gió qua luồn rồi về. Nhưng giông bảo của thời xã hội chủ nghĩa cứ ở một chỗ mà tác mưa tác gió mãi, rốt cuộc nhà ở của tôi đã bị giông bảo xã hội chủ nghĩa cuống đi.
Huỳnh văn Biển dẫn đoàn quân gian nịnh đến đuổi mẹ và chị tôi, người chị mù lòa từ năm lên 3 tuổi ra khỏi nhà cho họ đem lực lượng quân dân đến dở. Mẹ tôi không chịu đi, họ lôi mẹ và chị tôi ra ngoài bờ chuối bắt ngồi đó, có lính giữ, họ guộng hết đồ đạc trong nhà ra quăng chung quanh chỗ chị và mẹ tôi ngồi. Dở toàn bộ ngôi nhà gỗ vác xuống chiếc ghe tàu đậu sẵn dưới bến kênh xáng, để lại cho mẹ và chị tôi một nền nhà tróng. Anh em tôi hay tin vào rước mẹ và chị về nhưng mẹ tôi cương quyết ở lại. Bà nói với mọi người rằng: Sống đời sợ tội người ta mới tu, tất nhiên tu là không có tội, chỉ mấy Ông Việt Cộng ở không, ăn lương từ góp thuế của dân, no đi phá chùa phá am cốc chỗ người ta tu hành. Không phải vì thằng Triết là con tôi mà tôi lo, ai tu tôi cũng thương kính và bảo vệ họ.
Bà che một tấm cao su trên nền nhà bị dở. Mấy hôm đó Trời mưa nhiều, mưa ngày, mưa đêm mẹ và chị tôi nằm ngồi túm húm trong tấm mủ che, bà con xóm diềng thấy thương mà không ai dám tiếp vì trong số họ có đôi người bị công an Huỳnh văn Biển mời làm việc với những lời hăm dọa nếu như ủng hộ đến chuyện tôi, gây tác động xấu cho nhà nước về việc cưỡng dở nhà là Biển không để cho yên.
Quá khổ, ở mới chừng vài tháng, mẹ tôi dường hết sức chịu đựng bà ngả bệnh nặng, anh em tôi hay, phen nầy lên kế hoạch cho ai chỡ mẹ đi trị bệnh và ai nhơn cơ hội vô rước chị và đem hết đồ đạc về để khi mẹ tôi hết bệnh bà không thể vào đó được nữa.
Vụ việc xảy ra bắt đầu từ năm 1992 tôi đã nhiều lần viết tường trình gởi về đài Chân Trời Mới phát lên từ châu á thái bình dương, đến lúc nhà tôi bị chánh quyền dở chỡ đi, mẹ tôi sống khổ, tôi viết liên tục gởi về đài với những lời tố cáo mạnh mẽ hành động ngang tàn của những viên chức nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ngày 30/3/1994 tôi bị hai đội quân công an hùng hậu một của thị xã Long Xuyên một nữa là công an tỉnh An Giang vây bắt tôi ở rạch cầu Cái Dung thị xã Long Xuyên, kéo quân đông như đi đánh một trận lớn. Bắt được tôi, an ninh điều tra làm việc nhiều lần, kết luận hồ sơ gởi qua viện kiểm sát, cáo trạng của viện kiểm sát đề tội danh “Tuyên Truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa” tòa án tỉnh An Giang xử phạt 8 năm tù.
Tám năm tù là quá dài, Mẹ không chờ được tôi về bà đã qua đời vào ngày 26 tháng 10 âl 2001. Ngày 30/3/2002 nhằm ngày 17 tháng 2 âl 2002 mãn tù về tôi phải chịu cảnh mất mẹ. Rất đau khi nghĩ đến mẹ, một bà mẹ đã quá vất giả vì nuôi con, gánh vác bớt công việc cho cha để Ông ấy đem thân làm đạo, tạo phúc cho con cháu sau nầy. Ra tù hơn mười năm qua, mỗi năm đến ngày lễ Vu Lan báo hiếu, noi theo sự tích Mục Kiền Liên người ta đã viết nói rất nhiều về sự hiếu với mẹ mình là mỗi lần tôi muốn viết về người mẹ yêu quí để tạ ơn mẹ, tạ ơn trời đất đã cho tôi một bà mẹ yêu quí như thế, sẵn lòng nuôi nấng con cái, sẵn lòng bảo vệ lập trường tu am cốc của con, cực bao nhiêu thì cực, khổ bao nhiêu thì khổ. Nhưng mỗi lần cầm bút, mới vài câu nói về mẹ thì nước mắt tôi tuôn ra, không có chữ nữa cho mà viết. 

Trước lễ Vu lan báo hiếu năm nay 2015 tôi đã cứng rắn được rồi, không cho nước mắt hoen mi, viết sửi ấm hương linh mẹ để mẹ biết rằng trên thế gian nầy bà còn có những người con nhớ mẹ.
26/8/2015
Lê Minh Triết

                                                                    

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

TU THIỆT TÂM…

Từ lâu rồi, thôi nói là sau “đứt phim” 1975 đi nhá. Trước đó là thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, một nhà nước, á không, gọi là một chánh quyền mới phải, với chính sách tự do cho dân, các thứ tự do mà nhân dân có trong đó có Tự Do Tôn Giáo và tín ngưỡng. Đồng đạo, những nhà tu hành đâu ai biết đi tù là sao. Nhờ thế, trong Sám Giảng quyển tư GIÁC MÊ TÂM KỆ của Đức Thầy sáng tác vào năm 1939, văn vần, thể thất ngôn trường thiên dài 846 câu trong đó có hai câu như sau:
“Tu thật tâm thì được thảnh thơi
Tu giả dối thì lao thì lý”
Sám giảng có lâu như vậy mà đồng đạo đâu ai đem ra dùng riêng để xoi mói một người nào đó tu có thêm dấu “huyền” tu huyền tù.
Từ sau 1975 PGHH bị nhà nước tịch thu hoàn toàn cho đến năm 1999 mới kêu trả PGHH lại. Nhưng cái chuyện lấy nhiều mà trả ít, trả không đủ thì tín đồ trong đạo có quyền đòi thêm. Sự đòi hỏi hợp lý là của ai phải trả lại cho người ta. Nhưng nhà nước đã không chịu trả món nợ mình thiếu còn bắt chủ nợ đi tù. Nhà nước kêu trả PGHH lại bằng một Ban Trị Sự giáo hội do nhà nước thành lập, trên đưa đảng viên cao cấp vào cầm quyền giáo hội, dưới thì mộ thêm một số tín đồ ham danh nhảy vào tưởng ta đây là ngon lắm, rút hai câu giảng khuyên tu nói trên làm vũ khí đánh những đồng đạo đi đòi nợ nhà nước hãy trả lại cho PGHH những gì mà trước năm 1975 đạo nầy đã có:
Có cần hỏi nhà nước thiếu nợ gì với PGHH không? Tốt nhất là hãy hỏi trước năm 1975 đạo PGHH có những gì:
1/ có ba ngày đại lễ: Lễ khai sáng đạo PGHH, Lễ Đản sanh Đức Giáo Chủ và Lễ kỷ niệm ngày Đức Thầy thọ nạn tại Đốc vàng.
2/ PGHH hiện có các trụ sở Hội Quán Đọc Giảng Đường của các Ban Trị Sự từ trung ương đến hạ tầng cơ sở, Chùa, Đình, Bệnh Viện, trường đại học v.v..
3/ Giáo Pháp của Đạo PGHH là quyển Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý toàn bộ.
4/ Chức sắc trong đạo ở BTS giáo Hội các cấp hoàn toàn do tín đồ trong đạo lựa người đủ tài đủ đức ra bầu chọn.
Hiện nay, do không có được những gì mà trước kia người tín đồ PGHH có, những tín đồ nặng lòng lo cho sự sinh tồn của đạo mà vấn thân tìm lại cái đã mất bởi phía nhà nước lấy chưa trả là “Tu Giả Dối” sao? Là đáng bị tội tù sao? Thế thì công lý ở đâu chứ?
Những đồng đạo vấn thân để quý vị mỉa mai, đả kích, họ có được lợi lộc gì trong chuyện nầy mà kêu rằng họ giả? Một Lê thị Thu chết trong tù tỉnh An Giang, một Nguyễn thị Thu tự thiêu để đòi tự do cho PGHH, một Trần văn Út (Út Hòa Lạc) đem thân làm đuốc soi sáng u minh với nhiều người bị đánh đập, tù đày để mới có được PGHH từ trong bế tắt hoàn toàn của sau 30/4/1975 được sáng sủa ra như vầy là đáng giận họ sao?
Những đồng đạo vô tình đối với sự sống còn của PGHH nhưng họ không cản trở huynh đệ của họ vấn thân đòi lại quyền lợi chính đáng của đạo thì một số khác không đồng tình mà còn muốn cho đạo nếu không bị diệt vong thì thu nhỏ lại cho nhà nước dễ kiểm soát.
Đức Thầy dạy “ Hễ nước mất thì cơ sở của đạo phải bị lấp vùi”. Trong hoàn cảnh hiện tại ta tạm cho là nước không mất nhưng còn động lại trong câu là “cơ sở của đạo bị lấp vùi” là sao? Dầu quý vị là đồng đạo bên phía nhà nước đâu phải không thấy được điều đó, nỡ nào dựa vào giáo lý của Đức Thầy mà áp dụng riêng để sỉ nhục những người cùng đạo với mình có những đóng góp to tác cho sự sinh tồn của PGHH. Lúc đạo nhà bị khép kín cho đến được mở ra chút chút như hiện nay quý vị nghĩ tự nhiên mà có sao???
Thỉnh thoảng tôi đã nghe những người bên phía quý vị, dầu có không bằng lòng mấy đi thì tôi xin khuyên cũng đừng nên sử dụng Sấm Giảng Thi Văn Giáo lý của Đức Thầy để đả kích người khác, nhất là những người mà quý vị nợ họ để có sinh hoạt tôn giáo, họ có quyết tâm bảo vệ những chứng tích lịch sử đạo của Đức Thầy. Thỉnh thoảng nghe thì còn có thể mau quên bởi vì lời nói không được vun quén từ bút tích thì khi phát ra lời đàm tiếu, sỉ nhục nó sẽ bay theo gió mà mất. Mới hôm qua tôi lên google tìm hình ảnh về chùa Thầy và sự sinh hoạt của chư đồng đạo các nơi, tôi bất chợt thấy một tấm hình cầu nguyện có đông người, đồng loạt mặc áo choàng màu dà mà phía bên trên treo một tấm băng rorl với hai hàng chữ “ Tu thật tâm thì đặng thảnh thơi, Tu giả dối thì lao thì lý”. Xưa nay người tín đồ có thói quen hễ đi vào cuộc cầu nguyện, nếu sợ do đông người mà phóng tâm vị xướng ngôn điều hành đọc trước những câu để lấy chuẩn như sau:
“Thứ bảy chánh niệm vậy thì
Khi cầu khi nguyện chuyện gì thành tâm”
Hoặc:
“Tây phương tuy ở cõi xa
Thành tâm thì có Phật mà đáo lai”
Đằng nầy không nói mà lại viết hai câu tu thật tu giả rồi treo lên. Các nơi, khi cầu nguyện người ta lo bảo bộc đồng đạo nhà việc “Thành Tâm” và “Chánh Niệm”nên lựa câu có Thành Tâm, Chánh Niệm đọc lên nhắc chừng, thì ở đây không lẽ hầu hết đã tu giả dối sao mà không dám nói lên sự thật bằng chính miệng mình phải mượn chữ viết kêu “Tu Thật Tâm” chứ?
Giờ tôi không bàn về quý vị tu thật hay tu giả, vì dù sao quý vị cũng đã thắng trên hình thức là tất cả quý vị đều không có ai ở tù vì tôn giáo, nhưng bệnh “dị ứng”với những đồng đạo khác phía, chỗ cầu nguyện thay vì phải nhắc nhở bằng thành tâm, chánh tâm thì quý vị lại nhắc tu thiệt tu giả trên đó giống như đi lộn tiệm, mua lộn hàng.
Thật không thể hiểu được, quý vị cho lấn sự cầu nguyện trở thành sân hơn thua với những người không cùng chí hướng. Thôi đi! Đừng núp dưới đám mây cho dù đám mây rất lớn che cả vũ trụ. Mây không thật có, nó do sự biến đổi của thời tiết mà nên hình, một ngày nào thời tiết không chìu, cho gió thổi tan mây, những người núp trong mây kêu bắt anh em đồng đạo, hoặc gật đầu cho người khác bắt những người vấn thân vì PGHH sẽ hiện ra nguyên hình.
Có thể theo đạo phía quốc doanh cũng được, ở bên nào nó thuộc về lý tưởng, nhưng đừng hà hơi tiếp sức cho người ta bắt anh em đồng đạo mình đi tù.

22/8/2015

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

CHẲNG NÊN SÁT HẠI VÔ CỚ

Tại gia cư sĩ phần đông bận việc gia đình, lo ăn, mặc, ở tốn nhiều thời giờ và công sức. Biết tu là cội phúc, không tu là cội khổ nhưng bị chi phối sự đời mà tu không được bao nhiêu. Đời và đạo là hai đầu của đòn cân, ở giữa tạo thế bình đẳng để gánh vác mà biết nặng hay nhẹ ở đầu nào, nếu đầu chỡ đạo mạnh nặng hơn thì đầu chỡ đời nhẹ hửng. Nói tôi nặng lòng với đạo thì đời nhẹ bổng lên mới phải chứ, phía đầu đời cái vì cũng để lên đòn cân, nhẹ sao nổi mà nhẹ? Đạo tới giờ tới cử công phu mà bỏ giờ bỏ cử, ít niệm Phật, không có những tư duy sáng tạo để biết phải trái, giữ vững lập trường tu mà tự hào nặng lòng với đạo nghe được lổ tai sao? Ít tu, tâm đạo lui sụt, đời nặng bằng ký lô, đạo chỉ còn là trăm gram, nhẹ chỏng đòn cân.
Người tu mà không nặng lòng lo đạo thì chuyện giữ giới có đâu là kỷ lưỡng, thân dính vào ba nghiệp Thân Khẩu Ý, phạm mười điều ác, trong đó ác Sát Sanh được Đức Phật sắp đứng đầu. Bởi lẽ hại mạng thì trả mạng, e lúc lâm chung nghiệp ác quấn chân khó vãng sanh Tây Phương. Để làm trơn láng con đường sang qua Tịnh Độ, Niệm Phật là một lẽ, đòi hỏi hành giả phải tích đức từ bi, không sát hại. Vì lẽ đó mà Đức Thầy dạy môn đồ hạng chế đến mức tối đa về việc nợ nầng nầy:
“kẻ tại gia cư sĩ cũng chẳng sát hại vô cớ các sanh vật”.
Người đạo ít tu như người đời ít hoặc không có việc vì làm ra tiền, thiếu thốn dễ sanh nợ nần. Ít tu thì ít phước đức dễ vướng tội và một khi đã vay tội thì khó mà có phước để trả đủ. Tội tôi muốn nói ở đây là hai thể loại: Tội do cố ý, tội vì vô tình; Việc nầy rất dễ biết nên đây miễn nói. Chúng ta bàn về việc có liên quan của người tại gia cư sĩ tự lực cánh sinh, tu trong làm, làm trong tu, cái nợ đáng sợ nhất là nợ mạng. Nợ tiền, nợ công còn trả được chứ nợ mạng tới chết trả cũng không hết.
Ở phương diện luận lý, có cớ và vô cớ phát sinh từ một vấn đề, hễ mặt nổi của nó là vô cớ thì có cớ phải đứng ở vị trí sau lưng. Trái lại, mặt nổi của nó là có cớ thì vô cớ đứng ở vị trí sau lưng. Sát hại vô cớ là gì? Theo suy nghĩ của tôi:
1/ Nói về sinh động vật, cổ nhân bảo “ Vô tang bất luận tội”. Muốn bắt tội người thì phải có tang chứng đàng hoàn để chứng minh một cách xác quyết kẻ kia là tội phạm, không thì thôi, đâu phải muốn bắt tội ai là bắt. Ví dụ; Be bờ làm ruộng cần giữ nước ngập ruộng hoài hoài ở vuông đất cao trừ cỏ dại. Bờ be rất kỷ, chiều dẫn nước ngập đất để mai đem mạ cấy thì sáng lại ra thăm thấy đất khô queo, coi lại thì thấy có bốn, năm cái dấu Cua moi. Tức giận rung, giết Cua tại chỗ, nếu không có nó mà thấy cái hang thì thọc tay vô lôi nó ra sứt càng gảy gộng, con Cua mình mẩy trụi lủi mà cũng không tha, giận chọi mạnh tay lên giồng đất mô cứng, con Cua vở mình văng ra hai ba mãnh. Đến khi cấy lúa giữ nước được rồi con Cua có nước mát quá sanh chứng, lớp cắn ăn, lớp thì kẹp cây mạ mới cấy nhổ thả nổi trên mặt nước. Giận quá kiếm giết đả đời cũng chưa nguôi, mang cái mặt hầm hầm về nhà, đã ra khỏi ruộng mình rồi, ở chỗ đất hoang, không nhằm trong ruộng lúa của ai, gặp con Cua bò chơi chơi cũng lại mà đạp mạnh cái chân nặng hàng tạ lên mình nó cho nát bấy bá là “Sát sanh vô cớ”.
2/ Nói về thảo mộc. Nhổ cỏ trong ruộng rẩy mình thôi là mệt đừ rồi mà đi đâu cái tay không yên, ngồi chơi thấy cỏ là nhổ bứt, đi trên đường làng quê vắng vẻ thấy nhánh cây hay bông hoa của nhà hàng xóm trồng gie cận đường cũng cao tay lên mà bẻ hái, quất quất cầm chơi cho sướng tay một chút thì bỏ là bẻ hái vô cớ.
Ngồi chơi, gặp con kiến con sâu cũng lấy nhánh cây khều khều quẹt quẹt cho lật lăn đau, chết chúng nó mà mình vui thích thì cái tay của mình đầy sát khí, là mồ chôn sinh vật. Chuyện xưa kể rằng: Có một Thầy Tu phát huệ biết số một đệ tử không còn sống được bao lâu, Ông kêu chú ấy về lại quê hương với cha mẹ làm một chút hiếu trước khi giả biệt cõi hồng trần thác sanh về cõi Phật. Trên đường về bị mưa to, mưa đã lùa đàn kiến xuống dòng nước chảy xiết. Nhìn đàn kiến mà tội nghiệp, nghĩ cách cứu chúng, Ông cởi áo cà sa làm cầu cho bầy kiến bò lên an toàn rồi Ông mới tiếp bước. Về nhà ở tới ngày chết mà không thấy chết đến, sau đó ít hôm Ông trở lên núi gặp sư Phụ. Vị Thầy cao cả nhìn người đệ tử mặt mày có thay thêm chút phước tướng, Ngài hỏi:
Trên đường về hay đã về tới nhà con có làm chuyện công đức nào lớn lao không?
Dạ không thưa Sư Phụ.
Trên người con có phước tướng, tận số đã mất, không thể không làm chuyện công đức mà được vậy. Con thử nhớ lại, đã làm những gì trên đường về nhà?
Nghe vị Thầy minh triết hỏi mạnh vị tu sĩ trẻ bổng nhớ câu chuyện:
Thưa Sư Phụ, con chỉ có vớt bầy Kiến lên khỏi dòng nước cuốn chứ không có thiền định hay tụng Kinh Kệ gì gì mà sanh công Đức lớn.
Bằng cách nào con cứu được bầy Kiến?
Dạ con cởi chiếc áo đang mặc làm cầu cho cả bầy kiến bò lên an toàn.
Công Đức lớn phát sinh từ tâm từ bi. Tâm từ bi là tâm Phật, cứu mạng bây giờ là Phật cứu, sao lại là không công đức được chứ.
Người tu kia cứu kiến, người tu nầy hại kiến. Đừng nói hại kiến là vô tình làm chơi chứ không có ác ý. Tại sao gì sự vui chơi của mình mà hại mạng khác. Đức Thầy kể cái tội vì vui chơi “ Họ còn giết các thú vật vì sự vui thích của mình; kẻ bắn chim đang bay trên Trời, người chặt cá đang lội dưới nước. Họ bắt thú vật làm tấm bia cho họ nhắm trong những khi cao hứng…”Ác không ác thôi đừng nói, hại đau chết sinh vật là có tội. Đức Thầy bảo “không có sự sát sanh vô cớ nào có thể tha thứ được”
Người ta nói anh ấy giờ phát tâm tu, nói đến “anh ấy” là nói về toàn thể những vì thuộc về xác thân đều tu chứ không phải nói tu qua cái miệng hay nói “tôi tu tâm” cho người ta nghe suôn là được. Mọi chuyện tu mà đổ thừa cho tu tâm coi chừng bị vọng tâm nó đánh lừa đấy. Tâm anh tu cỡ nào tôi không biết nhưng miệng anh nói ác, tay chân làm ác thì cái mà anh bảo là tu tâm sẽ không có chỗ đứng tốt trước một phiên tòa công lý.

Chân còn làm ác là phải tu ngay cái chân cho nó hiền lại, gặp con Cua bò ở chỗ không mắc mớ vì anh thì đừng có gồng mình lấy thêm sức mạnh và nặng mà giẫm chân lên thân nó. Tay còn làm ác bẻ hái chơi chơi cho sướng tay hay bẻ ăn những đồ không phải của mình trồng, không phải rau trái chỗ hoang mà là có chủ, quơ chụp bẻ vô cớ cái nầy cái nọ thì phải tu ngay cái tay hay bẻ hái đó đi. Tay chân làm tội ê hề mà ở nói tu tâm hoài nghe riết phát chán.
18/8/2015

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

ĐỪNG NÊN BÀN CHUYỆN XA VỜI

Nhớ hôm tôi đi đám giỗ trong xóm, nhà đám thuộc dạng có uy tín mời khách khá đông. Trong lúc còn chờ đợi lễ cúng, nhiều đề tài đưa lên nhưng trong số có hai đề tài đặc biệt tiêu biểu nói lên sự khó khăn mà người cư sĩ tại gia học phật tu nhân phải đối mặt bao quanh sự sống bảo vệ áo cơm. Một đồng đạo đưa ra những lời than phiền vì nghề nông bây giờ giết hại quá nhiều sinh vật, anh ta nói: thế nầy mà theo Kinh Kim Cang bảo “Chém một dao đền một dao, giết một mạng đền một mạng” thì mấy anh em cư sĩ sống nhờ vào nghề nông kể nguy đi, cầm cần quơ hết bình xịt mười sáu lít nước thuốc trừ sâu mò trên ruộng của mình, chết biết là ngàn muôn sanh linh nào mà mình chỉ có một thân trả đủ đâu cho vụ giết “một mạng đền một mạng”.
Hết đề tài xịt thuốc trừ sâu mò trên ruộng rẩy đến chú kia bảo rằng trồng tre ăn măng, cây măng đang lên tre tươi tốt mà mình chặt ngang nhờ quý huynh đệ cho biết ý kiến, chặc ăn măng tre như vậy là có tội hay không tội trong khi Kinh Sách nhà Phật nói “Sa Di bất trảm thảo”. Sa Di là vị tu mới nhập môn, tu giữ giới chưa cao mà còn không được sát hại một cọng cỏ, so ra sanh mạng cây cỏ hoang với với sanh mạng cây măng tre thì măng tre lớn hơn, đời nhiều chỗ dụng. Sát hại thứ lớn như vậy tôi rất sợ tội mà việc nầy nhàn nhả dễ kiếm tiền, nếu bỏ nó qua nghề khác hoặc nghề trồng trọt khác chưa chắc được sống nhàn mà tội phước còn chưa biết. yêu cầu quý huynh đệ tiếp cứu, chỉ cho một giải pháp hay để được an tâm không lo sợ.
Hai đề tài bàn luận kéo dài và liên tục sôi nổi mà không tìm ra đáp số chắc chắn. qua một lúc tự động phát biểu ồn ào thấy chưa ngả ngũ, bây giờ tới lược yêu cầu, có đồng đạo chỉ ngay tôi xin cho ý kiến, tôi nhận lời liền đi thẳng vào vấn đề:
Khính thưa chư đồng đạo! Nếu căn cứ theo Kinh Phật “ Sa Di bất trảm thảo” và Đức Thầy viết trong bài Nan Thơ Cẩm Tú có câu “Cỏ cùng cây điểu thú chim muôn, nhơn với vật quờn lai bổn tánh” thì ta không thể nói sát hại sâu mò, côn trùng hay cây cỏ là không tội, nhưng cũng không thể nói người tu hành làm những tội như thế là không được đắc đạo, vãng sanh. Đã là người thì trong sự sống ai mà không ăn mặc và để có được cái ăn mặc thì người ta phải làm việc nầy việc nọ kiếm tiền nuôi sống. Bạn là Ông chủ nhà giàu có tiền  mua ăn mà không cần làm ruộng rẩy xịt sâu mò nhưng bạn phải làm nghề khác để được giàu tiền thì nghề khác chưa chắc là không tội, còn nữa, bạn không làm ra sản phẩm ăn được, vẫn ăn sản phẩm của người ta trồng trọt, xịt sâu mò lúa trúng có dư đem bán bạn ăn thì nếu là tội, chính bạn cũng biết sản phẩm do người ta sát hại sinh vật bảo vệ mùa màng mà bạn vẫn mua dùng thì tội phải chia “Họ là đồng lõa mà phạm nhân là kẻ nghiện ngập say sưa” (lời Đức Thầy).
Đó còn chưa nói, không làm nghề ruộng rẩy sát hại sâu mò, để có tiền mua ăn bạn phải làm nghề khác, buôn bán tính toán lựa hàng lời to, nói cao, thách giá, làm Thầy làm Thợ nói nhiều làm ít, Ông chủ lường công, mầng mướn lường sức vân vân và vân vân nghề nào không có tội? Xét ra tội ở sự tính toán sai dẫn đến hành động sai, nếu ở người có đạo, thật tâm tu niệm thì tự sử trí các tội to thành tội nhỏ thì tội ấy không thành nghiệp chướng, có tội mà không có chướng nghiệp, chướng duyên, lòng không sanh phiền phức, gúc mắc, làm trong niệm Phật, niệm Phật, niệm Phật, về lâu sự nghiệp Phật nhiều hơn sự nghiệp thế gian, phước nhiều hơn tội, thanh tịnh nhiều hơn vọng động, có thể đã thành luật bên nào nhiều bên đó thắng. Niệm Phật, Niệm Phật, niệm Phật nối chuyền, thành phật hay vãng sanh ai mà cản? Ngặt bạn sợ nhưng không tu hoặc quá sợ mà quên tu thì có tội mà không có phước, có vọng không có chơn, có tà không có chánh, để tội cứ đành rành ra đó thì sao mà có kết quả cho việc phát tâm tu của mình.
Trước khi thành Phật, thành Tổ, các vị ai mà không làm, không ăn, ai  không tội nầy tội nọ mà nhờ tu xiết, vượt nghiệp, rốt cũng chứng đắc đạo quả. Nếu ta cũng làm, ăn, tu như vậy chắc sẽ chứng đắc như các Ngài.
Đối với các dạng loại sanh tử Đức Phật gọi là chúng sanh chia thành bốn dạng, loại sanh ra từ trứng thì gọi là noãn sanh, sanh ra hiện diện gọi là thai sanh, sanh ra từ không thấy vì hết mà tượng hình gọi là hóa sanh, sanh ra từ những nơi ẩm thấp, dơ bẩn gọi là thấp sanh. Bốn dạng nầy hễ ta làm hại đến chúng là ta có tội. Sách kinh nhà Phật nói:
“Phật quang nhứt bát thủy,
Bát vạn tứ thiên trùng.
Nhược bất trì thử chú,
Như thực chúng sanh nhục,
(án phạ tất bar a ma ni tá ha!)
Đức Thầy Dịch:
Phật thấy chén nước có trùng,
Bốn ngàn tám vạn muốn dùng cho tinh.
Nếu không trì chú niệm kinh,
Khác nào ăn thịt chúng sinh hằng hà”
Thứ nầy, cứ ngồi chơi chơi vò giặt một bộ đồ hay vo một nồi cơm, nấu nồi canh, nước nhiều gắp mấy chục lần cái bát nước mà Phật nói, vậy ta đã sát mạng biết hằng triệu hằng tỷ con vi trùng nào. Xin lỗi quý vị, như vầy mà bàn riết là nghỉ tu luôn chắc?
Tôi nghĩ chúng ta thôi bàn đi những chuyện xa vời, những chuyện bàn để thêm động tâm chứ làm thì không được. Chúng ta quy y PGHH, về làm ăn sinh sống Đức Thầy sắm sẵn bài pháp cho các đệ tử tín đồ, một trong tám con đường chánh dẫn đến chứng đắc đạo quả trong đó có Chánh Nghiệp:
“ Những kẻ tại gia cư sĩ, trái lại, còn phải lo kế sinh nhai, mưu cuộc sống còn, kẻ buôn tảo bán tần, người việc nầy việc nọ, tóm lại cũng vì xác thân mà ra cả. Tuy nhiên, dầu đời sống của họ có bị sự sinh nhai chi phối, song cái chi phối ấy khác hẳn với kẻ gian tà đạo tặc, chẳng có làm việc gì xảo trá bất nhân. Trong việc mưu cầu cho lẽ sống, họ cũng nguyện bỏ những nghề nghiệp gây hại cho con người: nuôi điếm, bán á phiện, buôn rượu, đầu cơ, cho vai cắt cổ, v.v…
Đành rằng những người buôn bán ấy không có ép buộc bạn hàng, song tại có họ làm các nghề nghiệp ấy, con người mới bị hư hỏng, trụy lạc, hoang đàng, trà đình tửu điếm… họ là đồng lõa mà phạm nhân là kẻ nghiện ngập say sưa.
Thế nên mục chánh nghiệp răn cấm chúng ta làm các nghề ấy.
Kẻ tại gia cư sĩ cũng chẳng sát hại vô cớ các sanh vật, hoặc không đánh đập chém đâm ai có thể gây ra nhiều điều tội lỗi”.
Kính thưa quý vị! tôi vừa trích đọc gần hết bài dạy của Đức Thầy về Chánh Nghiệp để chúng ta thấy những điều mình nên làm là “nguyện bỏ hết những nghề nghiệp gây hại cho con người: nuôi điếm, bán á phiện, buôn rượu, đầu cơ, cho vay cắt cổ” và “ kẻ tại gia cư sĩ cũng chẳng sát hại vô cớ những sanh vật…”Cứ ăn sống theo mục chánh nghiệp của Đức Thầy dạy là được rồi, bàn về sâu mò trên ruộng rẩy, ăn măng tre có tội không chi cho bận rộn mà không giải quyết nổi. Quan trọng là nghề sống của mình không hại người, hại đời và hại các sanh vật vô cớ là được.
“kẻ tại gia cư sĩ cũng chẳng sát hại vô cớ các sanh vật” Thế nào là “sát hại vô cớ” chúng ta sẽ đem bàn bạc tiếp ở một điểm thích hợp khác.

14/8/2015

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

NÊN VÌ PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Xin chào chư huynh đệ! Rất hân hạnh được gặp quý vị trong bầu không khí vui tươi cởi mở. Quý vị hỏi tôi: Nên làm gì cho Phật Giáo Hòa Hảo? Xin thưa rằng: Nên vì PGHH mà làm tốt mình và tốt các công việc có ích lợi cho nhân sanh. Tốt mình là chính ở bản thân tín đồ cái gọi là “trau thân phận” để từ điểm làm tốt thân phận mà làm tốt công việc giúp đời, độ người.
Tín đồ của tôn giáo nào thì phải vì lợi ích của tôn giáo mà làm những vì tôn giáo cần làm. Lợi ích thiết thực của PGHH là cứu độ chúng sanh đi từ hiện tại đến tương lai. Hiện tại là chia sẻ những đói đau bất hạnh và nhủ khuyên gieo nhân lành để hưởng lấy quả ngọt, còn tương lai phải nhắm tới mục tiêu “sanh Lạc Quốc” khi đã “ Mãn Kiếp Hồng Trần” lần thân nầy là chấm dứt không chịu thêm thân sanh tử nào nữa. Người ta mộng mơ có kiếp sống dài, nhưng sống cho vui và khõe không phải chịu hình phạt của lưới Trời thì tạm được, chứ kéo dài cái thân tứ đại lúc nào cũng bị Lão, Bệnh, hành phạt suốt đến Tử, xét chẳng hay ho gì mà cầu cạnh. Nên còn sống đây là sống tạm, hãy tập trung các sức sống lại cầu Phật, Niệm Phật là hơn hết. Đừng để tản mát sức cầu Phật qua cầu thứ khác và Niệm Phật qua niệm những vì khác.
Theo đề tài đã nêu, tôi xin đưa ra bốn điều quan trọng có tính bảo trì Vì Phật Giáo Hòa Hảo, như sau:
1.     Vì PGHH mà làm tốt các công tác từ thiện
2.     Vì PGHH mà làm tốt các công tác truyền bá
3.     Vì PGHH mà làm tốt bản thân
4.     Vì PGHH mà mỗi tín đồ là mỗi hành giả.
1, Vì PGHH mà làm tốt các Công tác từ thiện. Công tác từ thiện là một trong những mặt nổi của tôn giáo. Từ tôn giáo ra làm từ thiện sẽ tốt hơn người làm từ thiện mà không có gốc tôn giáo nào. Từ thiện cá nhân không bị ràng buộc bởi luật đạo nên dễ hay sơ suất. Người trong tôn giáo ra làm từ thiện kết quả ít hay nhiều là do bên trong của vấn đề. Sử dụng từ thiện với tiêu điểm cá nhân, danh vọng, lợi lộc hay vì tiếng lòng của tình thương ban bố đức ân là hai lĩnh vực dẫn đến kết quả khác nhau. Đi phát chẩn tỏ ra cái bộ dạng thương người mà chỉ thương người nào thương mình thôi thì chưa được, ai không trật tự hay không làm vừa lòng mình bổng phát sinh gây gổ buồn phiền là không hoàn toàn vì PGHH. Thương mến, chìu chuộng ân cần đến ta thì ta vui mà phát thí còn khen họ tốt hạnh tốt nết nữa. Ở đây người đói tối tăm mày mặt mà không cứu giúp để đem cho xa lấy tiếng là vì cái danh vọng hảo huyền chứ không vì PGHH đâu.
Hoa đẹp thơm tho, trước tiên đẹp và thơm tại chỗ, lan gần rồi mới lan xa, gần không lan mà chỉ “nhảy” xa thôi là không hợp lý.
2, Vì PGHH mà làm tốt các công tác truyền bá. Giáo lý của đạo gồm có Sám Giảng và Thi Văn do chính tay Đức Thầy viết, ngành truyền bá đa dạng mới đủ cung ứng các yêu cầu: In ấn hay đọc chính văn cho người ta xem nghe, hoặc giả học hỏi nghiên cứu qua chánh văn mà phát sáng lòng thì nên đem sự hiểu biết của mình học được giảng thuyết cho người khác nghe, hoặc viết ra sách vở in ấn tán phát để người ta đọc học. Đức Thầy dạy rằng:
“Khi các B. T. S. cử xong phải khẩn cấp lập thêm 3 ban:
1. Ban nghiên cứu Đạo Phật.
2. Ban huấn luyện và truyền bá đạo Phật.
3. Ban chẩn tế, lo tìm phương giúp đỡ kẻ khốn cùng”.
Ý chỉ của sự truyền bá vì PGHH Đức Thầy dùng từ “khẩn cấp”để gieo vào lòng người tín đồ biết rằng: Truyền bá giáo lý là không hẹn mà phải hành động ngay tức khắc. Đang dùng cơm nghe báo tin khẩn cấp cũng phải bỏ bửa mà chạy. Nhưng đó chỉ mới là lý thuyết, quan trọng là đem thực hành. Nếu vì PGHH mà làm công tác truyền bá chánh Pháp thì trải tâm bình đẳng trước quen và lạ, giàu và nghèo, thương và chưa thương. Người ta vì muốn nghe học đạo pháp không ngại đến với mình thì mình cũng phải vì đạo pháp đặng đối đải, đừng moi móc trong họ ra cái vì khác hơn là phải thi hành “khẩn cấp” công việc truyền bá đạo pháp cho họ nghe.
Giá như có người đến với mình nghe học mà không phải vì đạo pháp, chỉ vì danh vọng hay một chút cảm tình nào đó thì mình cũng nên trải cái tâm bình đẳng để huấn luyện họ. Chịu khó theo đuổi, uốn sửa cây cong thành ngay. Người dù quá khứ có nhiều hư hèn, nhưng họ đã phát hướng tâm tu thì ta cố mà sửa tiếp cho họ sớm thành lương thiện, đúng đắn. Ngược lại, không trải tâm bình đẳng khi làm công tác truyền bá, danh, lợi, tình chất chồng thì truyền bá không kết quả lắm đâu. Đức Thầy kêu gọi mọi người trong đạo nên thận trọng: “Cảnh báo cho mọi người biết, kẻ háo danh tham lợi là kẻ làm cho hoen ố nền đạo”.
3, Vì PGHH mà làm tốt bản thân. Mục nầy có tính bao gồm. Người tín đồ nào muốn làm tốt công tác từ thiện, làm tốt công tác truyền bá là phải trước hơn hết, làm tốt bản thân mình cái đả. Tốt bản thân thì nhẹ tiếng thị phi, đường rộng thênh thang dễ đến mục tiêu. Không chịu làm tốt bản thân có hai điều bất lợi:
A, Bản thân mình còn làm quấy thì khó có thể sửa giùm cái quấy của người khác, nhất là những người ta đến để cải sửa họ.
B, Có những người không thể dùng lời khuyên họ mà phải dùng đức hạnh để độ họ.
Không làm tốt bản thân không phải là hành giả, có hạnh đức đâu mà đem ra cảm hóa, không cảm hóa, những tồi tệ của mình sẽ làm cửa thiền môn hẹp lại và vắng khách. Một số người trên đời thích những ai giỏi lập luận và sâu sắc tình cảm, để đó kẻ quấy có cơ hội che lấp thân phận và những việc làm không tốt, che lấp được thì giả tạo hào quang cho mình cũng được, nhưng sự che lấp hay giả tạo hào quang chỉ một lúc nào thôi, sớm muộn cũng bị phát hiện.
4, Vì PGHH mà mỗi tín đồ phải là mỗi hành giả.
Tín đồ thuộc dạng giữ đạo tạm thời chúng ta không đem ra bàn, nhưng tín đồ thuộc dạng chức sắc trong ban trị sự nhất là cán bộ ngành truyền bá giáo lý, dạy khuyên người ta hành mà mình chỉ nói chứ không hành là không được. Mình phải là hành giả của “Pháp Môn Niệm Phật” thì mới đủ tư cách để thuyết về Pháp Môn Niệm Phật cho người ta nghe. Thuyết đề tài “Nhẩn Nhục” để trừ bệnh sân nộ cho người khác nhưng ta chỉ bị đụng một chút xíu cái danh thôi thì đã nổi sân lên rồi, lửa cháy nóng đỏ mặt.
Cách nay lâu lắm tôi có đọc câu chuyện, không nhớ ở đâu, sách nào nhưng tôi biết chuyện ấy xuất phát từ PGHH:
Một ông cha mẩu mực trong gia đình đông con, cấm cả nhà không ai nói dối. Cả nhà đều tuân thủ, bổng một hôm người cầm cân nẩy mực nầy lại vướng phải cái điều mình cấm kỵ. Ông thiếu nợ, hẹn nay nữa là lần thứ hai, tới kỳ mà chạy tiền không được buộc phải dùng hạ sách. Nhà Ông cất cách xa đường, thấy chủ nợ vừa vào ngỏ, Ông kêu đứa con nhỏ, nó lại là đứa dễ dại nhất trong nhà, nói rằng: Cô năm có hỏi Cha thì nói Cha đi vắng. Nói xong Ông phóng nhanh vào kẹt bồ lúa, ngảnh đầu lại thấy thằng con còn đứng đó Ông hối:
- Đi mau lên!
Thằng nhỏ đáp:
- Cha dạy con không được nói dối.
- Cha xin lỗi vì quá bị kẹt. Đây là giải pháp nhất thời thôi con à.
- Nếu mai sau con bị rơi vào hoàn cảnh như cha, con có được áp dụng giải pháp nhất thời nầy không?
- Chuyện đó Cha sẽ giải thích với con sau.
Ôi! Giữ rất lâu trong mình một tấm vải trắng mà phút chóc để dính vào một đớm mực đen còn hứa là sẽ giải thích với con sao? Giải thích hả! có thể lấy hết đớm đen trong vuông vải trắng được không???
Chúng ta học nhiều điều về Phật Pháp nhưng không có học tu mà học chỉ để nói cho người ta tu. Đây không là điều PGHH muốn mà còn bị quở trách nữa là khác:
“ Nhiều người kinh sử lảo thông
Mà không sửa sửa tánh bởi lòng còn mê”
Hoặc:
“Thiên cơ số mạng biết tri
Mà sao chẳng chịu chạy đi cho rồi”
Lý thuyết phải qua sự kiểm nghiệm kiểm chứng của người đưa ra lý thuyết thì mới đủ là một học thuyết hay dẫn đến không ngại thực hành để vào thực chứng, nếu không, bản thân của người lý thuyết về Pháp Môn Niệm Phật sẽ chịu thiệt thòi từ hiện tại dẫn đến cái giây phút “Mãn kiếp hồng trần” mà không có cửa “sanh lạc quốc” hay nhập “Niết Bàn Diệu Tâm” thì nguy to cho một tín đồ bỏ công đi học đạo, rốt chẳng được vì.

11/8/2015

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

QUA GIAI ĐOẠN MỚI. TU
Anh hai Quang đi khám bệnh về mặt mày ủ rủ, bỏ ăn, một chút xíu cười cũng không có. Mấy hôm sau chẳng biết ngộ được điều gì mà lộ nét vui trong khi cả nhà anh đều buồn. Bà con lối xóm đến thăm thấy anh vui tưởng là bệnh sơ sài cũng mừng theo. Thân nhân trong nhà buồn vì Bác Sĩ trong bệnh viện báo anh bị tiểu đường lâu, đến thời kỳ cuối. Anh biết mình sống không lâu nữa là kết thúc một kiếp người, nhưng không lo sợ, cho chuyện nầy là chuyện nhỏ, chết thì chết, nhằm nhò gì.
Anh hai Quang mừng vì đời mình bước qua một giai đoạn mới. Theo sự giải thích của anh, mỗi người sống qua ba gia đoạn:
Giai đoạn thứ nhất là sanh và sống.
giai đoạn thứ hai là già và bệnh.
giai đoạn thứ ba là trả tấm thân bất tịnh nầy cho tứ đại.
Anh biết mình đang ở vào cuối giai đoạn hai, còn không lâu nữa là qua giai đoạn thứ ba, giả biệt cõi đời: lo là đổi được cái thân không còn sanh tử chứ chết sống là không cần.
Có đọc học qua giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo, Đức Thầy chỉ cho cách tu “ thoát luân chuyển”bằng vào “Pháp Môn Niệm Phật” để được “mãn kiếp hồng trần sanh Lạc Quốc, Hưởng công Niệm Phật rất an lành”. Anh vui vì cơ hội đã đến, không còn cảm thấy ái nái khi bỏ hết tất cả để đặt vấn đề Tu làm trọng.
Dưới cõi trần gian nầy, nói đến tử biệt thì là phần nhiều người ta không muốn điều đó xảy ra. Cả đến Ông Bà già chín mươi tuổi, đi đứng lựng chựng cũng còn muốn sống, rất sợ chết. Một khi có dấu hiệu của tử thần ve vản thì sợ đến ăn không vô, uống không trôi, ngủ không yên và đây cũng là động cơ giúp cho tử thần sớm kết thúc sự sống mình. Anh Quang đã chẳng những không sợ mà còn có vẻ vui lạ nữa là sao? Hôm được bà con đồng đạo đến thăm, anh gượng sức tâm sự:
Hơn sáu mươi năm làm người, gần bốn mươi năm lo cửa nhà con vợ. Lúc còn trẻ lập hôn sự chưa đầy một năm là đòi cha mẹ cho cất nhà ở riêng. Theo ý thức hệ của Ông Cha với tín ngưỡng Phật Giáo Hòa Hảo cất nhà lên là có thượng Ngôi Tam Bảo thờ Phật, Pháp, Tăng. Đức Thầy dạy tín đồ phải cúng lạy mỗi ngày hai thời, thời sáng và thời chiều tối:
“Sớm chiều bình đẳng chớ lơi
Thường hành như vậy nhớ lời đừng sai”
Nhưng suốt hai mươi lăm năm đầu tôi làm “đạo cặm”, có lúc cầm nhang xá xá cặm xuống, có khi không xá, đốt cháy hương chưa hết lửa là cắm thí lên cho mặc tình lửa cháy, hoặc vụt tắt lửa rồi cắm. 5 năm qua cúng lạy đàng hoàn, từ đó giác ngộ, muốn có thời gian tỉnh tâm tu niệm nhiều mà nhìn vào hoàn cảnh gia đình thấy chưa có sự cho phép của lương tâm dù gia đình kinh tế rất vững. Cứ bảo rằng nhà nầy mình hơn tất cả, mình tạo ra thì phải lo bảo quản. Có ai trong vợ con làm trái ý thì mắng hết cả nhà: Nhà nầy mà không có tao tụi bây chết đói. Sự thật thì vợ và những đứa con trai con gái lớn của tôi họ làm kinh tế rất giỏi nhưng tôi lấy quyền chồng, quyền cha mà giành hưởng hết cái danh dự, họ khuyên tôi nghỉ hưu và không chỉ nghỉ hưu việc làm mà còn nên nghỉ hưu qua các sự tính toán. Chúng sống đời văn minh, khoa học, sự phát triển tài năng không ngừng, chúng đi Hon Da, mình dắt chiếc xe đạp cọc cạch của ba bốn mươi năm về trước mà đòi dẫn đầu đứa chạy Hon Da thì chỉ còn là vật cản đường.
Mấy năm gần đây già nhanh còn thêm bệnh ngặt, con khuyên tôi thôi làm kinh tế, an dưỡng tuổi già. Đã không làm rồi mà cái tâm không chịu buông. May nhờ đi khám Tây Y, Bác Sĩ báo bệnh làm tôi giác ngộ sâu hơn, mới chịu buông bỏ, chuẩn bị bước sang giai đoạn thứ ba, hành đạo vững vàng trước khi tử đến.
Bà con đồng đạo mình nè! Đến thăm tui thì tui mừng lắm. Cám ơn tình cảm mà quý vị dành cho tui, nhưng nếu trong quý vị đây, ai đã già mà chưa chịu “buông gánh” cho con cháu nó quản lý gia thế thì hãy buông đi. Buông cả hai phần sự và lý: Sự là không ham lao động để kiếm thêm tiền, bảo thủ của cải, lý: đã không làm là không luôn cả việc chăm nom sự nghiệp vật chất, điều khiển con cháu làm theo những vì mình muốn. Thật là dại dột nếu như mình lo cho ai khác mà không tự lo cho bản thân. Đừng nói lo làm giàu là lo cho bản thân nhá. Thân không tự chủ được việc sống chết. Lo cho bản thân đích thực không phải lo làm giàu mà lo khi thân nầy mất đi ta có tấm Liên Hoa Thân hay trở lại cái thân tứ đại trong một kiếp khác để tiếp tục chịu khổ của Sanh, Già, Bệnh, Chết.
Đừng chờ như tôi, có bệnh không thể cứu nổi mới chịu quy đầu Phật Pháp. Người chờ có bệnh sắp chết mới tu việc tu khó khăn hơn nhiều so với người tu không bệnh. Một là sức khõe không đủ để tu tập thiện hạnh như đọc kinh, tịnh tọa chẳng hạng, hai là sự đau nhức quá đổi vượt mức kiên trì mà câu niệm Phật hay thiền định cho an lặng cái tâm, chơn như tự tánh, dễ bị cắt đứt.
Biết rằng xác thân tứ đại thì phải theo định luật của vô thường. Trong định luật có sắp sẵn ngày giờ vô thường đến, không kể là tuổi trẻ hay chừng già bệnh thì vô thường mới lại kêu đi. Có khi sơ sinh thì đã chết, có những trai tơ gái lứa vừa chặp chửng bước vào đời, không bệnh tý nào mà chừng chết thì cũng chết ngọt sớt. Nhưng nói cho chí lý, tuổi già thấy cái chết kế một bên, còn không chịu tu nữa là sao.
Già như chiếc áo cũ lâu thì phải rách, vãi áo đã mục rệu, rách là bỏ chứ không vá lành được. Tấm thân mục rệu đừng mong vá lành nó  mà phải làm cách nào để khi bỏ nó là có liền áo mới giá trị hơn, giả thân chết đi thì có lại cái thân Kim Cang Bất Hoại, Liên Hoa Thân. Tiếc gì cái thân mượn của người ta, tới hẹn là phải trả đâu cho xong đó chứ kèo nài chi cho mình mắc nợ hoài ?

7/8/2015

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Bàn về bài “CÁCH CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHẾT”
Người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) từ chỗ cúng nguyện mỗi ngày hai thời trên ba ngôi thờ trong nhà, tiếp theo thì cúng nguyện rất khắn khít với cầu nguyện. Hoàn cảnh đã đẩy đưa người tín đồ sinh hoạt tôn giáo hiện nay  sang qua giai đoạn cầu nguyện rất thạnh hành.
Bài  “Cách Cầu Nguyện Cho Người Chết” có sẵn trong quyển Sám Giảng Thi văn Giáo lý nhưng trước 30/4/1975 do vì thiếu yêu cầu mà sự sinh hoạt rất là buồn tẻ. Ngày nay, Cầu Nguyện Cho Người Chết được vãng sanh Tây Phương hay cầu an cho người đang lâm trọng bịnh đã thành cao trào, có sức lôi cuống mạnh đến đổi những tín đồ chưa bước qua ngưỡng cửa tu tại gia thì đã đi tu qua nhà người khác.
Từ cao trào rần rộ đó mà nội bộ phát sinh những ý kiến bất đồng dẫn đến sự tranh chấp vô ý thức tại nơi cầu nguyện. Bởi vì trong khi cầu nguyện một đàng đọc chữ “ Vái” và một đàng thay vì chữ Vái người ta đọc là “ Nam Mô”. Hai ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Chữ “ Vái” trong bài có ý nghĩa là một tiếng “lệnh” kêu làm việc, còn “Nam Mô” là ý nghĩa đi vào thực hành.
Kính mời đồng đạo cùng tôi dò đọc lại bài “CÁCH CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHẾT” tôi chép đúng theo nguyên bản, yêu cầu đọc thấy chữ chứ không đọc theo thói quen thuộc lòng.
“CÁCH CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHẾT
Mỗi người đứng trước bàn Phật niệm Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật” (ba lần) và Nam Mô A Di Đà Phật” (ba lần).
Vái “ Phật Tổ, Phật Thầy nay mình thành tâm cầu nguyện cho tên….(tên người chết) nhờ ơn Đức Phật từ bi cứu độ vong linh được thoát chốn mê đồ, vãng sanh miền Cực Lạc”. Trong lúc ở nhà hay trong lúc đưa đám tang gì cũng vậy, nếu có tổ chức sắp hàng chấp tay niệm Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới tam thập lục vạn ức, nhứt thập nhứt vạn cữu thiên ngũ bá đồng danh đồng hiệu đại từ đại bi tiếp dẫn vong linh A Di Đà Phật”. Nếu người chết là nhà sư thì câu chót đọc “ tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật.”
Bài dẫn trên ta thấy có hai mặt chữ in nghiêng và in đứng, phân biệt ra chữ in đứng là dạy cách, là tiếng lệnh, ví dụ: “ Mỗi người đứng trước… (ba lần). Chữ in nghiêng là làm theo, thực hành, tức đọc lên những chữ in nghiêng còn những chữ in đứng có ý nghĩa là lời hướng dẫn, tiếng lệnh của Đức Thầy tín đồ chỉ làm theo chứ không cần đọc theo. Chữ “Vái” là chữ in đứng không cần phải đọc chung trong bài cầu nguyện như những chữ: Mỗi người đứng trước… ba lần, tên người chết…
Nhưng có một số ít người đọc chữ vái (in đứng) trong bài cầu nguyện, nó không có ý nghĩa gì hết trong việc cầu vãng sanh Tịnh Độ cho tha nhân. Đức Thầy kêu tín đồ vái nguyện gì đó lên Phật Tổ, Phật Thầy chứ không phải kêu đọc lên chữ Vái cho Phật Tổ Phật Thầy nghe (kêu khấn vái chứ không phải kêu đọc lên chữ vái).
Ví như Ông cha nọ kêu đứa con nhỏ lại mà sai “ Mầy kêu chú Bảy lại cho cha có chút chuyện”. Nhỏ đi đến gặp chú Bảy nó nói làm sao? Nói y theo lời cha nhỏ dạy:  Mầy kêu chú bảy lại cho cha có chút chuyện” hay nhỏ phải nói bằng lời của nhỏ: Thưa chú bảy cha của con cho mời chú đến có chút chuyện. Hai câu trên câu nào đúng câu nào sai?
Những vị đọc chữ VÁI bảo thủ mình là người “làm theo lời chỉ” đọc đúng  hết nguyên văn. Tại không biết cộng thêm cái bệnh cố chấp mà nói vậy thôi chứ đọc đúng hết gì chứ! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (ba lần) Nam Mô A Di Đà Phật (ba lần) trong khi nguyện vái những vị nầy đọc y chữ (ba lần) hay niệm ba lần liên tục câu Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Họ cũng niệm ba lần liên tục câu Nam Mô A Di Đà Phật, vì họ cũng biết chữ (ba lần) in đứng là lời hướng dẫn thì chữ VÁI cũng in đứng trước chữ Phật Tổ, Phật Thầy in nghiêng, là lời hưỡng dẫn nữa thôi.
Cũng trong bài “ Cách cầu nguyện cho người chết”đoạn đầu đề là: “Mỗi người đứng trước bàn Phật niệm” hỏi sao ta không đọc câu đó? Còn nữa, “trong lúc ở nhà hay trong lúc đưa đám tang gì cũng vậy nếu có tổ chức sắp hàng chấp tay niệm” ta đâu có đọc. Vậy nói đọc đúng hết có phải mang thêm tội vọng ngữ không?

Còn nhớ khoảng 5 năm trước, tôi đi dự một đám cầu nguyện xứ xa, người lạ nhưng trong đám cũng có đôi người biết tôi và họ yêu cầu tôi làm xướng ngôn cúng nguyện tập thể. Tôi từ chối mãi không được đành phải nhận trách nhiệm điều hành cuộc cầu nguyện. Nguyên nhân khiến tôi từ chối là vì sợ  có sự bất đồng sanh phiền phức không đáng trong giữa hai chữ VÁI và NAM MÔ. Cầu nguyện xong, chiếc áo cúng cổi ra chưa hết tay thì bị một người hỏi sao tôi đọc bỏ chữ VÁI. Tôi đang cởi lễ phục ra và cũng thờ ơ cho chậm một chút để lựa câu trả lời không đụng chạm thì từ phía sau lưng tôi có một đồng đạo chưa quen đã lên tiếng trả lời giùm bằng kể qua câu chuyện:
Tôi là Hòa Hảo từ trong bụng mẹ Hòa Hảo ra mà hồi còn nhỏ có chịu tu đâu, đợi tới vợ con đùm đề một hôm tôi rủ bà xã cùng phát tâm tu, bà xã đồng ý. Hai đứa học quyết liệt bài cúng nguyện hơn hai ngày là thuộc làu lòng, đọc rót rót. Lúc mới phát tâm, tới chừng cúng lệ thì tôi với bà đồng hành. Nguyện thầm nhưng hai bài đọc ở bàn thờ cửu huyền thì quỳ xuống đứng lên, lạy, ăn rập, đến cúng nguyện ở bàn Thờ Phật luôn luôn bà ấy đứng dậy trước hơn tôi. Sau mấy bửa cúng như vậy, tôi hỏi bà xã:
Bà đọc cái kiểu gì tôi đọc theo không kịp? Bà ấy đáp: Đọc y trong bài chứ có  bỏ chữ nào đâu. Tôi nói: Y làm sao bà đọc tôi nghe thử? Bà liền đọc: Nam Mô Ta bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ba lần. Tôi hỏi: Vậy bà đọc chữ (ba lần) thay vì phải niệm đủ ba lần cái câu Nam Mô Ta bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật sao? Bà ấy đáp: Dà phải, Đức Thầy dạy đọc sao tôi đọc vậy, có sai đâu.
Vị đồng đạo trách tôi đọc bỏ chữ nghe mới chừng nầy câu chuyện thì lại rút êm.
Tiếng “Nam Mô” đọc trước tiếng chữ “Phật Tổ, Phật Thầy…” là không có trong nguyên bản của bài cầu nguyện nhưng chúng sanh thì có cái bệnh Kính Phật nên phần đông tự đặt chữ Nam Mô khởi đầu vì Nam Mô có nghĩa là cung kính. Với lại nếu đem so sánh, Đức Thầy dạy niệm Nam Mô trước danh hiệu hai vị Phật Thích Ca Phật A Di Đà thì đối trước với Phật Tổ, Phật Thầy mà đặt ở đấy hai  tiếng Nam Mô xét không rườm cũng không lệch lạc ý nghĩa. Viết bài “Cho Ông Cò Tàu Hảo” Đức Thầy đề “ Cung kính Phật, cung kính Pháp, cung kính Tăng”giống như Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng.
Có người hỏi tôi:
Dám nói thêm bớt chữ trong Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Thầy, chú không sợ tội sao?
Tôi đáp:
Có gì đâu mà gọi là thêm bớt chứ?
Chỗ không có chữ Nam Mô thì chú lại thêm vô cho có trong khi chữ “vái” là có thì chú lại bỏ, không phải thêm bớt chứ là gì?
Nghe hỏi thì tôi biết huynh đệ mình đọc chữ vái. Vái sao đâu huynh đệ đọc  cho tôi lãnh hội.
Thì “vái Phật Tổ, Phật Thầy nay con thành tâm cầu nguyện…”
Thôi dừng lại đi! Nếu nói đọc đúng theo bài “ Cách Cầu Nguyện Cho Người Chết”thì đoạn huynh đệ vừa đọc là không có chữ “con”, huynh đệ bỏ chữ “mình” nguyên bản để thay vào đó chữ con, thì ra huynh đệ cũng thêm bớt nữa thôi!
Nếu vậy tôi đọc chữ “mình” thì sao?
Nói chuyện với nhau mà dùng tiếng “mình” là tỏ thái độ bạn bè, ngang hàng, cùng phe nhóm, ví dụ bạn bè rủ nhau: Hôm nay mình đi ăn, ngày mai mình đi du lịch hay chúng mình đi chùa. Đàng này chúng ta không thể sánh bạn bè ngang hàng hay cùng phe nhóm với Đức Phật vì chúng ta cầu khẩn Các Ngài. Chỗ ta đứng là dưới thấp, còn các Ngài đang ngự trên cao, đâu có chỗ để ta xưng hô “mình” với ác Ngài được.
Nhưng sao Đức Thầy dạy lại dùng chữ  MÌNH?

Huynh Đệ! Đức Thầy sáng tác Sám Giảng Thi văn khuyên tu có rất nhiều bài nhưng chỉ có bài “cách cầu nguyện cho người chết”mà trong tín đồ xảy ra lắm chuyện ồn ào. Những bài thuộc phạm vi cầu khẩn lễ bái gồm có: Bài Nguyện Trước bàn Thờ Ông bà, Bài Nguyện Trước Bàn Thờ Phật, Bàn Thông Thiên và bài Cách cầu nguyện cho người chết, nhưng chỉ có bài Cách cầu Nguyện Cho Người Chết phát sinh kiến giải bất đồng. Ta nên hiểu “Bài Nguyện” và  “Cách Cầu Nguyện” là hai ý nghĩ khác nhau. Bài nguyện tức là văn nguyện đã có sẵn, học y theo đó mà nguyện. Cách Cầu Nguyện là dạy cho cách thức cầu nguyện không hoàn toàn theo văn nguyện có sẵn. Như Huynh đệ đọc thấy những dòng chữ : “mỗi người đứng trước bàn Phật niệm, (ba lần) vái, tên người chết, trong lúc ở nhà hay trong lúc đưa đám tang gì cũng vậy, nếu có tổ chức sắp hàng chấp tay niệm…”, những câu chữ tôi trích trong bài Cách cầu nguyện cho người chết, chúng ta đâu có ai đọc lên câu chữ đó, vậy tội với Đức Thầy sao?
4/8/2015